1– Tầm quan trọng của việc phân bổ các nguồn chi phí khác nhau

Một phần của tài liệu quản trị một công việc bán lẻ (Trang 36 - 37)

III – QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP BÁN LẺ

3. 1– Tầm quan trọng của việc phân bổ các nguồn chi phí khác nhau

Chi phí bán lẻ được chia thành vốn và các khoản chi phí hoạt động. Những khoản chi thuộc về vốn là những khoản đầu tư dài hạn vào tài sản cố định. Chi phí hoạt động là những khoản bán hàng ngắn hạn, chi phí quản lý để duy trì hoạt động kinh doanh. Trước khi đưa ra các quyết định về việc phân bổ nguồn lực, phải xác định rõ tầm quan trọng của vốn và chi phí hoạt động.

Để giảm các khoản đầu tư, một vài nhà bán lẻ đã nhấn mạnh rằng sự phát triển trong đầu tư bất động sản có thể trang trải cho chi phí đổi mới, chi phí cố đinh…Yêu cầu của những người thuê bất động sản phản ánh sự bão hoà của khu vực, sự tăng trưởng của không gian bán lẻ do sự phá sản của một số nhà bán lẻ khác tạo ra sự thiếu hụt nhu cầu

Việc phân bổ nguồn lực được tính là chi phí cơ hội trong kế toán.

3. 2 – Năng suất của hệ thống

Trong vài năm gần đây, do sự thất thường của doanh số bán hàng, sự tăng trưởng kinh tế hỗn hợp, sự gia tăng chi phí lao động, sự gia tăng cạnh tranh và các nhân tố khác, các tổ chức bán lẻ cần phải đặt ra mục tiêu tăng năng suất của hệ thống để đảm bảo hoạt động hiệu quả của tổ chức.

Năng suất có thể đựơc mô tả bởi chi phí trong một thời kì, như là phần trăm doanh số bán, thời gian nhân viên thu ngân hoàn thành một giao dịch, số lượng khách hàng mua hàng hàng ngày, lợi nhuận biên, doanh số bán trên mỗi foot vuông….

Năng suất có thể được cải thiện theo hai cách. Một, tổ chức có thể tăng hiệu quả làm việc của công nhân, phân bố hợp lý không gian trưng bày và các nhân tố khác như là các chương trình huấn luyện, tăng cường quảng cáo…Hoặc có thể giảm chi phí bằng cách tự động hoá, tìm kiếm những nguồn cung với giá thành rẻ hơn, linh hoạt trong hoạt động…

IV – CÁC KHÍA CẠNH QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP BÁN LẺ

Trong công việc kinh doanh của mình, các giám đốc điều hành việc bán lẻ cần thực hiện hàng loạt các quyết định như là:

• Mối quan hệ giữa không gian của kệ, vị trí kệ và doanh số bán của sản phẩm là gì? Tổng doanh số của cửa hàng sẽ thay đổi thế nào nếu có sự thay đổi không gian và vị trí kệ?

• Nhân viên làm thế nào để thích hợp với lưu lượng khách hàng? Sự gia tăng nhân viên sẽ làm thay đổi năng suầt lao động như thế nào?

• Sử dụng hình thức tự phục vụ so với sử dụng nhân viên bán hàng có ảnh hưởng gì tới doanh số của từng dòng sản phẩm?

• Hiệu quả của việc sử dụng những vật liệu xây dựng khác trong việc bảo dưỡng cửa hàng?

• Làm thế nào để kiểm soát tốt hơn chi phí năng lượng? • Làm thế nào để quản lý hàng tồn kho một cách thích hợp?

• Làm thế nào để giảm số lượng hàng hoá bị đánh cắp mà không làm ảnh hưởng tới nhân viên và khách hàng?

• Giao dịch tín dụng phải được quản lý như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất?

• Tin học hoá sẽ gia tăng hiệu quả hoạt động như thế nào? • Những kế hoạch quản trị rủi ro nào cần được đề ra?

Một phần của tài liệu quản trị một công việc bán lẻ (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w