5. Kết cấu luận văn
2.2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu
2.2.2.1. Phương pháp phân tích – tổng hợp
Phân tích là phương pháp phân chia cái toàn bộ ra thành từng bộ phận để đi sâu nhận thức các bộ phận đó, có nghĩa là phân chia các đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận nhỏ hơn để hiểu rõ bản chất của từng yếu tố đó. Từ đó thấy được phân tích chính là thông qua cái riêng để tìm ra cái chung, bản chất là thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến.
Ngược lại với quá trình phân tích đó chính là phương pháp tổng hợp, bên cạnh đó nó cũng giúp cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung. Từ những khía cạnh
khác nhau khi phân tích, sau đó tài liệu phải được tổng hợp lại để có một cái nhìn khách quan, đầy đủ nhất đi đến hiểu bản chất của sự vật, hiện tượng.
Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp bổ sung cho nhau, không thể tách rời trong quá trình nghiên cứu. Các số liệu phân tích và tổng hợp phục vụ mục tiêu nghiên cứu của đề tài được tập hợp trên cơ sở các số liệu thu thập được. Hai phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở chương 3 và chương 4 của Luận văn nhằm phân tích tình hình sử dụng đất trên địa bàn thông qua việc làm rõ các hiện trạng sử dụng đất, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đất đai tập trung vào các yếu tố điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội.
Phương pháp phân tích được sử dụng để đánh giá thực trạng, phân tích sâu sắc hơn trong từng khía cạnh khác nhau của Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Mỹ Lộc giai đoạn 2018-2020 bao gồm thực trạng và phương pháp quản lý, thực trạng thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về đất đai. Trong khi đó phương pháp tổng hợp được sử dụng để khái quát hóa các kết quả từ việc phân tích để đưa ra những nhận định và đánh giá chung về hoạt động quản lý nhà nước về đất đai trong một tổng thể các mối quan hệ và các khía cạnh khác nhau của quản lý Nhà nước về đất đai huyện Mỹ Lộc; tổng hợp, đánh giá những kết quả đất được và những hạn chế, nguyên nhân của hạn chế.
Ở chương 4, phương pháp phân tích dùng để phân tích định hướng và dự báo nhu cầu sử dụng đất trong tương lai từ đó đưa ra được các giải pháp cụ thể nhằm thực hiện các nội dung và phương pháp quản lý đất đai của chính quyền huyện Mỹ Lộc tỉnh Nam Định.
2.2.2.2. Phương pháp thống kê
Thống kê là một dạng phân tích toán học sử dụng các mô hình, sự biểu diễn và tóm tắt định lượng cho một tập hợp dữ liệu thực nghiệm hoặc nghiên cứu thực tế nhất định nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và quyết định. Thống kê được chia làm hai loại: thống kê mô tả và thống kê suy luận. Đối với mỗi lĩnh vực sẽ có chức năng riêng. Xác định được mục đích thống kê là gì giúp chủ thể lựa chọn được cho mình phương pháp thực hiện, qua đó có thể đưa ra những đánh giá chính xác nhất khi thực hiện thống kê.
Phương pháp thống kê được tác giả sử dụng ở cả ba chương 1, chương 2 và chương 3 của luận văn. Trong nội dung chương 1, luận văn thống kê và mô tả các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến luận văn, cơ sở lý luận về công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Trong chương 2, luận văn mô tả các phương pháp thống kê được sử dụng cùng với nội dung và ý nghĩa của phương pháp đó cùng với việc đạt được mục tiêu nghiên cứu. Chương 3, sau khi thu thập số liệu, tiến hành thống kê, mô tả và tổng hợp các số liệu, dữ liệu tác giả đã đưa ra những nhận xét về thực trạng quản lý đất đai tại huyện Mỹ Lộc. Thông tin định lượng thu thập được từ cái tài liệu thống kê về quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Mỹ Lộc được sử dụng xử lý, sắp xếp và mô phỏng, so sánh dưới dạng bảng biểu, sơ đồ để minh chứng cho các bằng chứng định lượng về các phân tích hay nhận định về quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Mỹ Lộc.
Luận văn sử dụng các số liệu thống kê thích hợp để phục vụ cho việc phân tích, đánh giá toàn diện các nội dung nhiệm vụ và kết quả của hoạt động quản lý Nhà nước về đất đai ở địa bàn nghiên cứu, đồng thời xử lý số liệu bằng phần mềm Microsoft Office Excel 2010 để khái quát kết quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Mỹ Lộc.
2.2.2.3. Phương pháp so sánh
Khi sử dụng phương pháp so sánh, người ta thường áp dụng vào phần nêu ra dẫn chứng, thực trạng. Trong lúc so sánh, người ta có thể linh động kết hợp nhiều cách so sánh khác nhau như: so sánh tuyệt đối, so sánh tương đối, so sánh bình quân. Bên cạnh đó, cũng có thể sử dụng kiểu so sánh như so sánh theo chiều ngang, so sánh theo chiều
Luận văn tiến hành nghiên cứu một cách sâu rộng về lĩnh vực quản lý đất đai dưới góc nhìn kinh tế học của các nhà quản lý kinh tế. Đồng thời nội dung quản lý Nhà nước về đất đai được xem xét trên cơ sở đối chiếu tương đương với công tác quản lý đất đai của một số địa phương khác trong nước từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho huyện Mỹ Lộc. Luận văn đề cập liên quan đến các quy định theo luật định của chính quyền cấp huyện, để phù hợp với thực tiễn thì các quy định này theo
thời gian sẽ được đổi mới. Vì vậy, so sánh sẽ làm nổi bật lên những nội dung cần thay đổi và nó làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu lực, hiệu quả của quản lý đất đai. Hay ở cấp độ vĩ mô, tác giả nhận thấy Luật đất đai ra đời năm 2013 cũng cho thấy những điểm đổi mới so với Luật đất đai 2003. Sự so sánh này ở một số phương diện sẽ giúp cho luận văn không chỉ đạt được mục tiêu cập nhật mà còn giúp học viên có cơ sở quan trọng trong việc phân tích và đưa ra giải pháp ở cả hai chương 3, chương 4 của luận văn.
2.2.2.4. Phương pháp bản đồ - biểu đồ
Phương pháp bản đồ bản đồ - biểu đồ là phương pháp thể hiện sự phân bố của các hiện tượng đặt trong các đơn vị phân chia lãnh thổ (thường là đơn vị hành chính). Bản đồ biểu thị độ lớn tổng cộng của hiện tượng trong đơn vị lãnh thổ.
Cụ thể tác giả sử dụng phương pháp bản đồ trong mục 3.1 để thể hiện rõ ràng ranh giới hành chính, đặc trưng lãnh thổ trên địa bàn nghiên cứu để người đọc có cái nhìn tổng quan hơn về đơn vị hành chính, lãnh thổ huyện Mỹ Lộc. Biểu đồ trong mục 3.2.2 thể hiện diện tích bị thu hồi được biểu hiện bằng ký hiệu, màu sắc chi tiết có thể dễ dàng so sánh, quan sát các biến số, những thay đổi trong thời kỳ nghiên cứu và tập trung nhìn nhận rõ vấn đề.
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MỸ LỘC- TỈNH NAM ĐỊNH