5. Kết cấu luận văn
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
3.1.2.1.Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
Khu vực kinh tế nông nghiệp
Nông nghiệp luôn đóng vai trò là "bệ đỡ" của nền kinh tế trong mọi thời kỳ, nhất là giai đoạn khủng hoảng kinh tế và bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 toàn cầu. Bên cạnh đó, Mỹ Lộc vẫn là huyện chuyên về sản xuất nông nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng này, những năm qua huyện đã có chủ trương về đầu tư phát triển các vùng sản xuất trọng điểm, ban hành một số chính sách để phát triển ổn định toàn diện nền nông nghiệp. Năm 2018 sản xuất nông nghiệp đảm bảo ổn định và tiếp tục phát triển. Giá trị sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản ước đạt 756 tỷ đồng, tăng 5,8% so với năm 2018. Giá trị trên 1 ha canh tác ước đạt 109,3 triệu đồng.
* Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm các loại năm 2018 đạt 9.961 ha. Trong đó, diện tích gieo trồng lúa đạt 6.577 ha, năng suất trung bình cả năm đạt 53,24 tạ/ha, sản lượng đạt 35.013 tấn.
* Chăn nuôi: Trong những năm qua chăn nuôi tiếp tục được phát triển theo hướng hàng hoá, mô hình chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại quy mô vừa và nhỏ, đảm bảo vệ sinh môi trường. Năm 2018 huyện đã tích cực triển khai công tác
tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm không để dịch bệnh bùng phát ảnh hưởng đến sản xuất. Trong đó: đàn trâu hiện có 240 con, đàn bò 2.826 con, đàn lợn: 35.371 con, đàn gia cầm: 334.000 con. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước đạt 8.610 tấn.
* Nuôi trồng thuỷ sản:
Nuôi trồng thuỷ sản phát triển nhanh, mô hình kinh tế trang trại, gia trại đã xuất hiện ở một số địa phương, tiêu biểu như: Mỹ Thắng, Mỹ Tân, Mỹ Hà, Mỹ Thịnh. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn huyện là 842 ha. Sản lượng nuôi trồng ước đạt 3400 tấn.
Khu vực kinh tế Công nghiệp
Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã từng bước thích ứng với cơ chế thị trường. Nhiều doanh nghiệp tập thể và tư nhân được thành lập, ổn định sản xuất và đã mạnh dạn đầu tư trang thiết bị công nghệ, máy móc mới như khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng (xã Mỹ Tân), sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ (xã Mỹ Phúc và Mỹ Thắng), sản xuất giày dép nhựa (thị trấn Mỹ Lộc, xã Mỹ Hưng), sản xuất tấm lợp Prôximăng (xã Mỹ Thịnh), sản xuất hàng may mặc (xã Mỹ Thắng), ...Giá trị sản xuất của ngành CN-TTCN có bước tăng trưởng rõ rệt. Năm 2018 giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ước đạt 2.290 tỷ đồng (theo giá 2018).
Ngoài các ngành nghề nói trên thì trên địa bàn huyện Mỹ Lộc còn có các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đặc biệt khu công nghiệp Mỹ Trung hoàn thành đã và đang thu hút các nhà đầu tư, một mặt góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện, mặt khác giải quyết được nguồn lao động tại chỗ của địa phương và các vùng phụ cận khác của huyện.
Khu vực kinh tế thương mại, dịch vụ
Năm 2018 toàn huyện có 7 chợ, 47 doanh nghiệp và 2700 cơ sở cá thể với 4305 lao động hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa theo giá hiện hành, ước đạt 524,7 tỷ đồng.
3.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm
Theo niên giám thống kê huyện năm 2018 dân số của huyện Mỹ Lộc có 70.225 người, trong đó: nữ giới là 37.659 người chiếm 53,6 %, nam giới là 32.596 người chiếm 46,4 % tổng dân số toàn huyện.
2. Lao động, việc làm
Năm 2018, lao động trong độ tuổi của huyện Mỹ Lộc khoảng 52 % tổng dân số; trong đó chủ yếu là lao động nông - lâm - thủy sản chiếm 74,18 % tổng số lao động, còn lại 24,82 % lao động hoạt động trong lĩnh vực hành chính, thương mại - công nghiệp và các ngành nghề khác.
Nhìn chung, cơ cấu lao động ở huyện Mỹ Lộc hiện nay còn nhiều bất cập, số lao động ngành nông - lâm - nghiệp có năng suất lao động thấp vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Mặc dù cơ cấu lao động thời gian qua đã có chuyển dịch theo hướng tích cực hơn song còn chậm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm tỷ lệ chưa cao.
Năm 2020, huyện Mỹ Lộc vẫn luôn duy trì tốc độ tăng trưởng bền vững mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID- 19, cụ thể thu ngân sách năm 2020 tăng 11,16% so với cùng kỳ năm 2019. Với mục tiêu đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng bền vững. Năm 2020: Cơ cấu kinh tế gồm nông lâm thủy sản - công nghiệp và xây dựng - dịch vụ tương ứng là 35% - 37% - 28%. Quan điểm chung của các cấp ban ngành, của lãnh đạo huyện là dành quỹ đất hợp lý để phát triển khu, cụm công nghiệp, các làng nghề truyền thống, phát triển thị trấn. Đặc biệt là quỹ đất cho sự phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững lâu dài, tạo cơ sở vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện. Phân bổ diện tích trồng lúa phù hợp theo từng giai đoạn phát triển, duy trì để đảm bảo an ninh lương thực. Khai thác sử dụng đất phải chú ý đến bảo vệ môi trường, đảm bảo môi trường ổn định và bền vững.