5. Kết cấu luận văn
3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
3.3.2.1. Những hạn chế.
Đảng ủy – UBND - HĐND huyện Mỹ Lộc thời gian qua đã có rất nhiều nỗ lực, cố gắng. Tuy nhiên, công tác Quản lý Nhà nước về đất đai là một công tác đặc thù, chứa đựng nhiều yếu tố phức tạp, khó khăn. Vì thế, khó tránh khỏi một số hạn chế, tồn tại trong công tác Quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện, cụ thể như sau:
Thứ nhất, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai chưa được thường xuyên, hiệu quả chưa cao, còn mang tính chất thời điểm. Qua thực tế cho thấy nhận thức về pháp Luật Đất đai của người dân ở các phương còn hạn chế, tình trạng vi phạm pháp Luật Đất đai vẫn diễn ra phổ biến gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước. Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về đất đai mới chỉ đến được một bộ phận người dân do lực lượng công chức còn mỏng. Bên cạnh đó, một số công chức trong ngành quản lý đất đai, chuyên môn nghiệp vụ yếu, gây phiền hà, khó khăn cho tổ chức, cá nhân người sử dụng đất trong thực hiện các dịch vụ công. Các vi phạm tại địa bàn quản lý xảy ra không biết hoặc ngại va chạm, né tránh không làm nhiệm vụ chức năng được giao, có công chức địa chính xã tham mưu không đúng bán đất 5% cho dân.
Thứ hai, một số cán bộ làm công tác quản lý đất đai từ huyện tới xã còn nhiều hạn chế về kinh nghiệm công tác cũng như một phần tinh thần trách nhiệm trong giải quyết công việc.
Thứ ba, công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản nhiều khi còn chậm trễ đến người dân gây ra những khiếu nại tố cáo. Việc xử lý vi phạm đất đai theo Nghị quyết 17 còn chậm tiến độ, tại một số địa phương còn để phát sinh các trường hợp vi phạm đất đai mới. Các văn bản chỉ đạo chưa sát sao, lực lượng cán bộ làm công tác Quản lý Nhà nước về đất đai còn mỏng, nhiều vụ việc không được xử lý kịp thời; trình tự, thủ tục hành chính như xin giao đất, cho thuê đất, cấp GCNQSDĐ còn phức tạp, không hợp lý, gây khó khăn cho người sử dụng đất; bên cạnh đó thủ tục nhiều giấy tờ; Phần lớn ý kiến của cán bộ, công chức về quy định của pháp luật liên quan đến giao đất, cho thuê đất còn bất cập, cần có các quy định mới để giảm bớt những điểm chưa hợp lý. Công tác cấp GCNQSDĐ cũng còn tốn tại vướng mắc, có nhiều thiếu sót.
Thứ tư, công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Chất lượng quy hoạch sử dụng đất của huyện chưa cao, chưa đáp ứng kịp thời với sự phát triển kinh tế - xã hội, đôi khi còn bị động trong quá trình lập quy hoạch sử dụng đất. Kế hoạch sử dụng đất đến nay một số chỉ tiêu không còn phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện cũng như của tỉnh.
Thứ năm, công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất: Công tác quản lý đất đai ở một số nơi còn buông lỏng. Tình trạng lấn chiếm đất hành lang giao thông, thủy lợi, đất UBND xã quản lý vẫn xảy ra tại nhiều địa phương. Sử dụng đất sai mục đích, đất chuyển đổi kém hiệu quả sang mô hình trang trại rồi tự ý xây nhà ở tại một số xã vẫn diễn ra. Sai sót trong quá trình thực hiện như tham mưu cho UBND huyện ra Quyết định giao đất, Quyết định thu hồi đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sai quy định vẫn xảy ra. Tình trạng giao đất trái thẩm quyền, lấn chiếm đất đai; sử dụng đất không đúng mục đích được giao, cho thuê, sử dụng đất không đúng quy hoạch, kế hoạch; tình trạng vi phạm mới về đất đai của các hộ gia đình, các tổ chức không được phát hiện và xử lý kịp thời, dứt điểm.
3.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế.
1. Nguyên nhân khách quan
đai ở Mỹ Lộc là do bộ máy quản lý Nhà nước về đất đai chưa thật sự hiệu quả. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai chưa đồng bộ, còn chồng chéo, thường xuyên thay đổi qua các thời kỳ. Chính sách pháp luật về đất đai chưa đồng bộ, chưa phù hợp với thực tiễn, chậm sửa đổi, bổ sung nên đã gây nhiều khó khăn, lúng túng trong quá trình thực hiện. Công tác tuyên truyền các chính sách pháp luật về đất đai còn hạn chế ý thức chấp hành pháp luật của một số người dân chưa cao trình độ của cán bộ các cơ quan chức năng của huyện và cơ sở còn nhiều hạn chế công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật, thi hành công vụ của công chức và cơ quan hành chính chưa chặt chẽ thiếu kinh phí cho hoạt động về chỉnh lý biến động và đo đạc bản đồ địa chính. Việc thu hồi đất để phát triển công nghiệp, đô thị làm tăng giá trị sử dụng đất dẫn đến nhiều bất cập trong cơ chế, chính sách.
Thời gian qua, nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều cơ quan thẩm quyền ban hành rất nhiều loại văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện quản lý nhà nước về đất đai. Chỉ tính từ khi Luật đất đai năm 1993 có hiệu lực pháp luật đến trước khi có Luật đất đai năm 2003 đã là hơn 200 văn bản quy phạm pháp luật về đất đai được ban hành ở cấp trung ương; trong đó, có 04 luật, 08 pháp lệnh, 01 nghị quyết của Quốc hội, 03 Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, 71 văn bản thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, 68 văn bản thuộc thẩm quyền của cấp bộ và tổng cục. Nếu tính cả các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến đất đai trong dân sự, hình sự, đầu tư…thì số lượng lên tới 500 văn bản. Nếu kể cả các văn bản quy định pháp luật thuộc thẩm quyền cấp tỉnh thì số lượng văn bản tới hàng nghìn [19].
Do nhận thức của người dân so với quy định của pháp luật trong quan niệm về sở hữu đất đai không đồng nhất. Một số người dân quan niệm rằng đất đai của Nhà nước nhưng khi họ sử dụng hoặc được nhà nước giao cho sử dụng thì là đất của họ. Chính vì nhận thức không đúng này nên trong thời gian qua phát sinh nhiều vụ việc đòi lại đất của ông cha, yêu cầu trả lại đất trước kia đã từng canh tác, sản xuất ngày càng gia tăng.
2. Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, dù đã rất nỗ lực trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện và cũng đã có được nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
chưa đạt tiến độ đề ra, tình trạng vi phạm đất đai vẫn còn diễn ra. Chính vì vậy, trong Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2021-2025, huyện Mỹ Lộc đã xác định. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai hiệu quả, đúng mục đích giải quyết các tồn tại liên quan đến công tác quản lý và sử dụng đất, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Dốc toàn lực để thực hiện tốt công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phục vụ thi công các dự án. Từ đó, nâng cao được nhận thức và ý thức trách nhiệm của từng địa phương, từng ngành và toàn xã hội về bảo vệ môi trường, khai thác, sử dụng tài nguyên. Thực hiện nghiêm chỉnh đúng quy định về bảo vệ môi trường trong triển khai xây dựng các dự án đầu tư.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do:
- Việc lập phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thường chỉ căn cứ vào nhu cầu mà không xem xét đầy đủ đến quy hoạch tổng thể hoặc phát triển kinh tế cho tương lai.
- Đội ngũ cán bộ làm công tác quy hoạch ở cấp xã còn yếu về trình độ, thiếu kinh nghiệm chuyên môn trong khi đó các cơ quan tư vấn về quy hoạch lại chưa đủ để đáp ứng yêu cầu hoặc chạy theo kinh tế thị trường.
- Việc thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở nhiều xã, thị trấn chưa đảm bảo yêu cầu do chưa được chú trọng đúng mức chưa xem xét đầy đủ mối quan hệ của 3 yếu tố kinh tế - xã hội - môi trường để đảm bảo sự phát triển bền vững.
- Công tác quản lý đất đai ở một số địa phương chưa chặt chẽ, yếu kém, buông lỏng, né tránh, ngại va chạm, không phát hiện kịp thời hoặc biết nhưng không xử lý.
Thứ hai, phân cấp giữa UBND huyện, xã và thị trấn. Trong nhiều trường hợp Phòng TN- MT có thẩm quyền quyết định trong khi nhiều sự việc nhỏ xảy ra trong phạm vi làng xã dẫn đến tình trạng chậm trễ kéo dài. Thực tế cho thấy rõ trong vấn đề giải quyết tranh chấp khi không có sổ đỏ. UBND cấp xã làm công tác hòa giải Theo khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 và khi khởi kiện yêu cầu cấp cao hơn đó là UBND cấp huyện, tỉnh giải quyết. Nhưng với những tranh chấp như trên, cấp làng xã sẽ có nhiều cơ sở, thông tin chính xác để giải quyết cụ thể, rõ ràng h. Bên cạnh đó, UBND xã không được tạo điều kiện tốt về nhân lực cũng như vật lực
nên không thể hoàn thành nhiệm vụ nhanh chóng và chính xác.
Thứ ba, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa tốt, chưa phát huy hết tinh thần làm chủ cũng như sức mạnh khối đại đoàn kết của các tổ chức đoàn thể như Mặt trận tổ quốc, công đoàn, phụ nữ, đoàn thanh niên…cũng như đông đảo quần chúng nhân dân, doanh nghiệp tham gia vào quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch quản lý đất đai và giám sát việc thực hiện QLNN về đất đai. Việc lấy ý kiến đóng góp của người dân, doanh nghiệp còn mang tính hình thức đối phó. Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật đóng vai trò vô cùng cần thiết trong nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai bởi lẽ phần lớn các hoạt động quản lý về đất đai phụ thuộc vào việc tổ chức thực hiện pháp luật của các đối tượng sử dụng đất.
Thứ tư, công tác về Môi trường chưa kiểm tra theo định kỳ và thường xuyên nên một số tổ chức, cá nhân sản xuất gây ô nhiễm môi trường, xả thải ra nguồn nước gây bức xúc cho nhân dân, ví dụ như khu vực làng nghề Mỹ Thắng, khu công nghiệp Mỹ Trung….Bên cạnh đó cũng do sự phát triển mạnh mẽ của các trang trại chăn nuôi với số lượng lớn dần và thiếu sự kiểm soát sát sao.
CHƯƠNG 4
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MỸ LỘC-