5. Kết cấu luận văn
3.2.9. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai và Giải quyết tranh chấp về đất
giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai
Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật có vai trò quan trọng, góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân, hạn chế những hành vi, vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh trật tự ở địa phương. Là cơ quan tham mưu cho UBND huyện quản lý Nhà nước về lĩnh vực tư pháp, Phòng Tư pháp huyện Mỹ Lộc đã chủ động xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật, đáp ứng yêu cầu tìm hiểu pháp luật cho các tầng lớp nhân dân. UBND huyện đã kiện toàn Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật; phân công cụ thể nhiệm vụ cho các thành viên; đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn UBND các xã rà soát, kiện toàn đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật ở xã, thị trấn. Đến nay, UBND huyện đã kiện toàn đội ngũ báo cáo viên pháp luật, gồm 9 báo cáo viên cấp huyện và 370 tuyên truyền viên cấp xã hoạt động tích cực. UBND huyện thường xuyên chỉ đạo các cơ quan, đơn vị triển khai công tác tuyên truyền pháp luật trên từng lĩnh vực. Trong đó, tập trung tuyên truyền các lĩnh vực được dư luận quan tâm như: Đất đai, giao thông đường bộ, phòng chống tham nhũng với nhiều hình thức đa dạng như: Phổ biến trực tiếp tại các hội nghị, phát trên hệ thống truyền thanh, đăng tải trên cổng thông tin điện tử, lồng ghép trong các buổi sinh hoạt của MTTQ và các đoàn thể cơ sở, lồng ghép trong các hoạt động hòa giải… Bên cạnh đó, các cơ quan, đơn vị tiếp tục tuyên truyền, phổ biến Bộ Luật Lao đất đai 2013, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của đất đai và các văn bản liên quan.
Từ đầu năm 2018 đến nay, toàn huyện tổ chức 53 hội nghị phổ biến pháp luật trực tiếp cho trên 2.000 lượt người; phát 500 tờ rơi, tờ gấp tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho cán bộ, công chức và nhân dân trên địa bàn; đăng tải các tài liệu tuyên truyền pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trên trang thông tin điện tử của huyện. Với phương châm hướng về cơ sở, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu pháp luật của cán bộ và nhân dân, hàng năm UBND huyện đã xây dựng và ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; đồng thời chỉ đạo các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị xây dựng kế
hoạch phổ biến giáo dục pháp luật cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế ở từng địa phương, đơn vị. Bên cạnh đó, củng cố, kiện toàn các tổ hòa giải và hòa giải viên cơ sở Hiện nay, 100% các xã, thị trấn, cơ quan, đơn vị, trường học đều xây dựng tủ sách pháp luật, mỗi tủ có từ 100 đầu sách pháp luật trở lên, phục vụ nhu cầu tìm hiểu pháp luật của cán bộ, công chức và nhân dân. Với nhiều biện pháp đồng bộ, huyện Mỹ Lộc đã nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; qua đó giúp người dân nâng cao hiểu biết pháp luật, có ý thức, trách nhiệm trong việc tuân thủ, thực thi các quy định, không vi phạm pháp luật, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Công tác hòa giải tranh chấp đất đai được giải quyết theo quy định của pháp luật. Theo đó thứ nhất, Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất; thứ hai, thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải; thứ ba, tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì UBND cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo. Tuy nhiên, công tác giải quyết tranh chấp sau khi đưa ra hội đồng cấp Huyện đã được giải quyết 100%, không có khiếu nại tranh chấp về đất đai vượt cấp ( cấp tỉnh hoặc trung ương).