5. Kết cấu luận văn
4.2.5. Công tác đảm bảo môi trường gắn với phát triển bền vững
Nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khi sử dụng đất chưa quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường. Tình trạng xả thải bừa bãi vẫn diễn ra, đối mặt với các nguy cơ ô nhiễm môi trường từ các cơ sở sản xuất, từ nước thải chuồng trại gia súc không đảm bảo ví dụ như Trang trại nuôi lợn tại xã Mỹ Phúc,….Ô nhiễm từ rác thải, khí thải trong sản xuất nông nghiệp. Hiện người dân có một số kiến nghị về ống khói của
các nhà máy trong khu công nghiệp Mỹ Trung thấp, có mùi khét, ảnh hưởng tới môi trường sống của đông đảo nhân dân đặc biết là các hộ sống gần khu công nghiệp.
Để giải quyết tình trạng này, các giải pháp đưa ra cần có sự phối hợp đồng bộ của chính quyền và người dân:
- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã chú trọng đầu tư công trình xử lý môi trường, kiểm soát ô nhiễm và thực hiện nhiều biện pháp bảo vệ môi trường.
- Công tác cải tạo phục hồi môi trường, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường cũng được chú trọng về chất lượng và dần trở thành công cụ quản lý hiệu quả. Tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước được điều tra, đánh giá, quy hoạch đồng bộ và quản lý ngày càng chặt chẽ, phát huy giá trị phát triển kinh tế.
- Để công tác bảo vệ TN-MT đạt hiệu quả, các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn huyện cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ TN-MT tới các tầng lớp nhân dân bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Song song với việc ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các xã, thị trấn xây dựng phương án bảo vệ TN-MT phù hợp với tình hình ở mỗi địa phương
- Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Mỹ Lộc phối hợp với Công ty cổ phần công nghệ môi trường 86 vừa tổ chức hướng dẫn phân loại rác thải tại nguồn và xử lý rác thải hữu cơ quy mô hộ gia đình cho nhân dân 5 xã gồm Mỹ Hà, Mỹ Trung, Thị Trấn Mỹ Lộc, Mỹ Thịnh và Mỹ Thành. Tại các xã người dân đã được nghe hướng dẫn 1 số vấn đề cơ bản như: Ý nghĩa, lợi ích của việc phân loại phân loại rác thải tại nguồn; Phân loại, lưu giữ, xử lý chất thải sinh hoạt; Các mô hình xử lý rác thải hữu cơ sinh hoạt tại hộ gia đình. Phân loại rác thải tại nguồn giúp giảm khối lượng rác thải cần thu gom vận chuyển và đưa ra khu xử lý rác thải tập trung để xử lý, từ đó giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí; Giảm chi phí trong quản lý và xử lý chất thải sinh hoạt; Tái sử dụng được rác thải hữu cơ ngay tại nguồn phát thải, coi rác thải như 1 nguồn tài nguyên; Nâng cao nhận thức của cộng đồng, thay đổi thói quen thu gom rác, sử dụng rác hữu cơ làm phân bón cho cây trồng; Nâng cao hiệu quả hệ thống quản lý nhà nước về quản lý chất thải rắn góp
phần bảo vệ môi trường. Trong quá trình hướng dẫn Phòng tài nguyên - môi trường huyện cũng đã giải đáp 1 số thắc mắc của người dân về quy trình thu gom, phân loại rác thải, đồng thời yêu cầu người dân phải hiểu rõ về các bước thực hiện, thời gian, lộ trình thu gom rác. Trong quá trình thực hiện phản ánh kịp thời khi có vấn đề phát sinh, hạn chế để khắc phục. Sau 1 thời gian thử nghiệm phòng tài nguyên môi trường sẽ kiểm tra, thống kê hiệu quả về mô hình thu gom, phân loại rác tại nguồn đề tuyên truyền triển khai nhân rộng mô hình trong toàn huyện, tiến tới đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu trong thời gian thích hợp.
KẾT LUẬN
Kết quả thực hiện Đề tài “Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Mỹ Lộc - tỉnh Nam Định” đã đạt được các mục tiêu, yêu cầu về nội dung đề ra. Qua quá trình nghiên cứu đề tài, Tác giả rút ra một số kết luận như sau:
1. Đề tài đã đóng góp thêm về mặt lý luận và tổng quan về công tác quản lý nhà nước về đất đai gồm các nội dung: đất đai và đặc điểm của đất đai; mục đích, yêu cầu của quản lý nhà nước về đất đai; nguyên tắc của quản lý nhà nước về đất đai; phân tích, xác định các nhóm nội dung chính của công tác quản lý nhà nước về đất đai được nghiên cứu tại huyện Mỹ Lộc- tỉnh Nam Định gồm: Đo đạc lập bản đồ, hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận; Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất; Thanh tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai.
2. Đề tài đã nghiên cứu, phân tích, đánh giá được thực trạng các nội dung quản lý nhà nước về đất đai chính trên địa bàn huyện Mỹ Lộc. Qua đó đã đánh giá những kết quả đạt được, những mặt còn hạn chế, yếu kém trong từng nội dung chính của công tác quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra các nguyên nhân của mặt tồn tại, hạn chế làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nhằm từng bước hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Mỹ Lộc.
3. Kết quả nghiên cứu Đề tài cũng đã đề xuất được một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, bao gồm 05 nhóm giải pháp cụ thể cho 05 nhóm nội dung quản lý nhà nước về đất đai: Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật; Đo đạc lập bản đồ, hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận; Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất; Thanh tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai và 01 nhóm giải pháp chung cho công tác quản lý nhà nước về đất đai gồm: giải pháp về tổ chức và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải pháp tài chính, giải pháp công nghệ.
Công tác quản lý Nhà nước về đất đai là một công tác khá phức tạp đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ của nhiều ban ngành và cả người dân. Không chỉ đối với địa bàn huyện Mỹ Lộc nói riêng mà trên toàn địa bàn tỉnh Nam Định, sự tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm cho tình hình quản lý và sử dụng đất đai xuất hiện nhiều vấn đề. Do những biến đổi địa giới hành chính, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thay đổi các văn bản hướng dẫn chỉ đạo, quan hệ sử dụng đất diễn biến phức tạp và tác động đến nhiều mặt kinh tế - xã hội toàn dân. Tuy vậy toàn huyện đã có những chuyển biến tích cực trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai, đặc biệt theo sát Luật Đất đai 2013 và các văn bản liên quan. Hướng tới hiện đại hóa công nghệ thông tin, ứng dụng khoa học công nghệ, cải cách thủ tục hành chính trong công tác Quản lý Nhà nước về đất đai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng cộng sản Việt Nam, 2011. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. Chính phủ, 2011. Chỉ thị số 1474/CT-TTg ngày 24/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
3. Chính phủ, 2004. Nghị định 181/2004/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều thi hành Luật đất đai 2003.
4. Chính phủ, 2014. Nghị định 43/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều thi hành Luật đất đai 2013.
5. Chính phủ, 2014. Nghị định số 44/2014/NĐ-CP. Hà Nội: NXB Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam, quy định về giá đất.
6. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2003. Luật đất đai năm 2003. NXB Chính trị quốc gia.
7. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2013. Luật đất đai năm 2013. NXB Chính trị quốc gia.
8. Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, Báo cáo công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất năm 2018.
9. Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, Báo cáo công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất năm 2019.
10. Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, Báo cáo công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất năm 2020.
11. Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, 2020. Báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định giai đoạn 2010-2020.
12. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định, 2020. Quyết định 164/QĐ- UBND về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và KH sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch SDĐ huyện Mỹ Lộc.
13. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định, 2020. Quyết định 779/QĐ- UBND Về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2020 huyện Mỹ Lộc.
14. UBND Tỉnh Nam Định, 2020. Quyết định số 8/2020/QĐ-UBND quy định hệ số điều chỉnh giá đất tính tiền sử dụng đất, tiền thuế đất trên địa bàn tỉnh.
15. Học viện tài chính, 2014. Giáo trình quy hoạch và quản lý đất đai. Hà Nội: NXB Tài chính.
16. Đặng Hùng Võ, 2003. Hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Báo nhân dân số 17450 ra ngày 06/5/2003.
17. Đào Văn Mẫu, 2018. Quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Lệ Thủy- tỉnh Quảng Bình, Học viện Hành chính Quốc gia.
18. Hoàng Anh Đức, 1995. Bài giảng Quản lý nhà nước về đất đai, Trường đại học Nông nghiệp 1, Hà Nội.
19. Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2007. Quản lý nhà nước về đất đai, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
20. Nguyễn Đình Bồng, 2012. Quản lý Đất đai ở Việt Nam 1945-2010, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.
21. Nguyễn Đình Bồng và các công sự, 2014. Mô hình quản lý đất đai hiện đại ở một số nước và kinh nghiệm cho Việt Nam. NXB Chính trị Quốc gia.
22. Nguyễn Văn Xuyền, 2012. Thực tiễn thi hành pháp luật về quản lý Nhà nước đối với đất đai tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Quốc gia Hà Nội.
23. Nguyễn Minh Tuấn, 2016. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đât của các tổ chức được nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn quận Hoàng Mai, Hà Nội, Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Quốc gia Hà Nội. 24. Đỗ Hồng Ngọc, 2015. Đánh giá tình hình quản lý Nhà nước về đất đai trên
địa bàn huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh, Luận văn thạc sĩ. Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
25. Đỗ Phương Anh, 2016. “Đánh giá thực trạng giao đất, cho thuê đất trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội”. Luận văn thạc sĩ Học Viện Nông nghiệp Việt Nam.
26. Đặng Thị Hoa, 2019. Công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ. Luận văn thạc sĩ Đại học Lâm nghiệp
27. Trần Thị Mỹ Hạnh, 2016. Quản lý Nhà nước về đất đai từ thực tiễn thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang, Luận văn thạc sĩ. Học viện Khoa học xã hội.
28. Từ điển Luật học, NXB Từ điển bách khoa & NXB tư pháp, Hà Nội, 2006). 29. Hoàng Phê (Chủ biên), 1998. Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Khoa học xã hội. 30. Website: duthaoonline.quochoi.vn
31. Cuốn sách “Global Experiences in Land Readjustment” - NXB UN-Habitat (2018). 32. World Bank, 2003. Chính sách về đất đai” (Land policy). và WorldBank,
2004. “Chính sách SDĐ của địa phương và sự khuyến khích đầu tư” (Local land use policy and investment incentives).
33. World Bank, 2008. Sustainable Land Management: Challenges, Opportunities, and Trade-offs (Quản lý đất đai bền vững: Thách thức, cơ hội và đánh đổi).
34. Routledge, 2018 Cuốn sách “The Role of the State and Individual in Sustainable Land Management”.