Đối với các doanh nghiệp nhà nước trong diện cổ phần hóa

Một phần của tài liệu Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh lai châu (Trang 88 - 98)

Một là, phân loại doanh nghiệp vốn Nhà nước để tách bạch nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh với nhiệm vụ chính trị, công ích.

- Nhóm DNNN tiếp tục nắm giữ 100% vốn điều lệ hoạt động trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh; cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội; lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao, đầu tư lớn, tạo động lực phát triển nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác và nền kinh tế.

- Nhóm doanh nghiệp thực hiện sắp xếp, CPH, Nhà nước nắm giữ từ 65% tổng số cổ phần trở lên, hoạt động trong các ngành, lĩnh vực quản lý khai thác các cảng hàng không, sân bay; dịch vụ khai thác khu bay; dịch vụ thông tin dẫn đường, giám sát, dịch vụ khí tượng hàng không; tài nguyên quốc gia, tài chính, ngân hàng.

- Nhóm doanh nghiệp thực hiện sắp xếp, CPH, Nhà nước nắm giữ từ 50% đến dưới 65% tổng số cổ phần, hoạt động trong các ngành, lĩnh vực quan trọng, đảm bảo cân đối lớn của nền kinh tế như sản xuất hóa chất cơ bản, dịch

vụ viễn thông có hạ tầng mạng; thuốc lá điếu; lương thực; xăng dầu; đảm bảo nhu cầu thiết yếu cho sự phát triển sản xuất và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc ở miền núi, vùng sâu, vùng sa, gắn với quốc phòng, an ninh; kinh doanh bán lẻ điện.

- Nhóm các doanh nghiệp còn lại, khi sắp xếp, CPH, căn cứ tình hình cụ thể và khả năng thị trường để Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ đến không giữ cổ phần, hoặc áp dụng hình thức sắp xếp khác phù hợp như chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên, bán, giải thể, phá sản.

Hai là, xử lý dứt điểm các dự án thua lỗ, kém hiệu quả của giai đoạn 2011-2020 theo hướng xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong việc để xảy ra tình trạng ngừng hoạt động, thua lỗ kéo dài, thất thoát vốn Nhà nước.

Ngoài ra, cần xây dựng phương án và lộ trình thực hiện có hiệu quả phương án để xử lý dứt điểm tình trạng này; không để kéo dài, không để chậm trễ, gây thất thoát tài sản của Nhà nước, không để xảy ra tiêu cực, tham nhũng.

Ba là, các DNNN thuộc diện cổ phần hóa cần khẩn trương rà soát toàn bộ quỹ đất đang quản lý, sử dụng để lập phương án sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai trình Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ý kiến về phương án và giá đất để cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa theo đúng quy định tại Nghị định số: 167/2017/NĐ-CP, 126/2017/NĐ-CP, 140/2020/NĐ-CP, ... và các văn bản sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn có liên quan.

Bốn là, các DNNN nghiên cứu, áp dụng công nghệ thông tin để khắc phục các khó khăn, tiếp tục triển khai, duy trì hoạt động trong thời gian dịch bệnh diễn ra, nghiên cứu các biện pháp khắc phục hậu quả, khẩn trương phục hồi sản xuất kinh doanh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

CPH DNNN trên địa bàn tỉnh Lai Châu nhằm hướng tới các mục tiêu cơ bản như: nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của doanh nghiệp; huy động nguồn vốn của toàn xã hội để phát triển sản xuất kinh doanh và phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao động, của cổ đông. Để đạt được các mục tiêu đó, quan điểm tiến hành CPH DNNN trong quá trình này là phải nhận thức đúng về bản chất cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là điều kiện tiền đề đàm bảo sự thành công của tiến trình CPH; coi cổ phần hóa DNNN là giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp, góp phần tạo sự phát triển toàn bộ nền kinh tế theo chiều sâu; và coi mọi tư tưởng nóng vội hay ý lại đều là lực cản đối của tiến trình CPH DNNN. Trên cơ sở các quan điểm đó, căn cứ vào những vấn đề kinh tế-xã hội phát sinh trong quá trình CPH DNNN và những hạn chế trong cách thức xử lý các vấn đề đó ở tỉnh Lai Châu, cho thấy, để thúc đẩy tiến trình CPH trên địa bàn một cách hiệu quả quả là rất khó khăn. Thực tiễn đó đòi hỏi tỉnh phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ cả về kinh tế, hành chính và tổ chức; phải giải quyết những vấn đề nảy sinh cả ở giai đoạn trước CPH, trong quá trình CPH và sau quá trình CPH cả đối với người lao động, tổ chức bộ máy quản lý và môi trường hoạt động của doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn tiến trình CPH DNNN tại tỉnh Lai Châu, có thể rút ra một số kết luận cơ bản sau:

Thứ nhất, doanh nghiệp nhà nước đã từng giữ vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam, đặc biệt đã có những đóng góp to lớn vào thắng lợi chung của dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, bước sang thời kỳ đổi mới, cùng với sự phát triển kinh tế chung của cả nước, trong xu thể hội nhập kinh tế quốc tế, hầu hết các doanh nghiệp nhà nước không còn đáp ứng được yếu cầu mới đặt ra của nền kinh tế thị trường, và đã bộc lộ nhiều yếu kém. Vì vậy, việc sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, trong đó có biện pháp CPH, nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh chung của cả nền kinh tế cũng như phát huy vai trò đích thực của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sự cần thiết khách quan.

Thứ hai, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, có nhiều tác động đến sự phát triển kinh tế của đất nước cũng như đời sống người lao động. Vì vậy, việc đẩy nhanh tiến độ CPH DNNN là tất yếu khách quan, phù hợp với yêu cầu hoàn thiện và phát triển nền kinh tế thị trường, gắn liền với xu thể hội nhập quốc tế. Về mặt lý luận, cổ phần hoá là một giải pháp quan trọng góp phần giải quyết những khó khăn về vốn, từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp; đồng thời tạo điều kiện để Nhà nước tập trung nguồn lực cho sự phát triển các lĩnh vực khác của nền kinh tế. Trên thực tế, tại những DNNN đã CPH, khi chuyển thành công ty cổ phần thi tình trạng quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí ... từng bước được loại bỏ; ngược lại, lợi ích của cả Nhà nước, tập thể và người lao động đều được nâng cao.

Thứ ba, trong quá trình tiến hành CPH DNNN, nhiều vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh, có tác động tiêu cực đến quá trình CPH, đòi hỏi phải được giải quyết kịp thời. Những vấn đề này có cội nguồn sâu xa từ sự khác biệt và xung đột lợi ích do tính chất chuyển đổi sở hữu mà quá trình CPH gây ra. Chúng thường biểu hiện phổ biến trong các vấn để như: tâm lý chần chừ, e ngại, chống đối CPH; lựa chọn doanh nghiệp CPH; định giá doanh nghiệp; chuyển đổi cơ cấu sở hữu; tổ chức hoạt động và quản trị doanh nghiệp sau CPH; sắp xếp lao động và xử lý lực lượng lao động dối dư … .

Thứ tư, tiến trình CPH DNNN tại tỉnh Lai Châu tuy diễn ra muộn hơn

so với nhiều địa phương khác, song về cơ bản cũng không nằm ngoài tình trạng chung của cả nước. Đó là, bên cạnh những thành tựu đạt được thì vẫn còn nhiều vấn để đặt ra cả trong và sau khi thực hiện CPH, đòi hỏi phải được giải quyết. Mặc dù tinh đã có nhiều biện pháp khắc phục, song đến nay nhiều vấn để vẫn còn bỏ ngỏ, cần tiếp tục được xử lý để thúc đẩy một cách hiệu quả hơn tiến trình CPH.

Thứ năm, cùng với các quan điểm trên, để thúc đẩy nhanh tiến trình CPH, Lai Châu cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp như: lựa chọn đúng đắn các DNNN để tiến hành CPH trong những năm tới; đổi mới phương pháp định giá doanh nghiệp nhằm chống thất thoát tải sản Nhà nước khi CPH; tạo điều kiện kinh tế-xã hội thuận lợi cho người lao động và doanh nghiệp sau CPH; thực hiện giảm tỷ lệ cổ phần thuộc sở hữu Nhà nước trong các doanh nghiệp nhà nước CPH đồng thời phải minh bạch hóa vấn đề tài chính sở hữu của Nhà nước trong doanh nghiệp sau cổ phần hóa nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh; tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ CPH DNNN; tăng cường vai trò quản lý và trách nhiệm của các cấp chính quyển Nhà nước tại địa phương trong quá trình CPH; nâng cao vai trò của đổi mới doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn; phân định rõ và tách bạch chức năng quản lý

Nhà nước với chức năng chủ sở hữu Nhà nước tại các CTCP; đổi mới phương thức quản trị và điều hành phủ hợp với các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa. Bên cạnh đó, cần quan tâm nâng cao chất lượng của các thể chế thị trường nhằm tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi và lành mạnh cho mọi doanh nghiệp và xem đó như một phương thức hữu hiệu để xử lý các vấn để kinh tế - xã hội này sinh trong quá trình CPH DNNN; tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức chung của toàn xã hội đối với quá trình CPH.

Cuối cùng, để các giải pháp trên mang tính khả thi cao, đòi hỏi Nhà nước và các bộ, ngành hữu quan phải điều chinh một số vấn đề liên quan đến bán cổ phiếu; nghiên cứu phát triển thêm mô hình các quỹ đầu tư đối với DNNN CPH; tiếp tục kiện toàn ban chỉ đạo, đổi mới và phát triển doanh nghiệp ở trung ương và các bộ, ngành, địa phương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Anh (2021), "Một số vấn đề cổ phần hóa, thoái vốn và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước", Tạp chí Cộng sản, điện tử.

2. Ban Chấp hành Trung ương, Nghị quyết Trung ương 3 khóa IX về “Tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước” và các chủ trương của Đảng về doanh nghiệp nhà nước, Hà Nội.

3. Ban Chấp hành Trung ương (2017), Nghị quyết 12-NQ/TW ngày 03/6/2017 về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước do Ban Chấp hành Trung ương ban hành, Hà Nội.

4. Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp Trung ương (2000), Báo cáo kết quả công tác CPH tại Hội nghị đổi mới Quản lý DNNN, Hà Nội. 5. Ban Tuyên giáo Trung ương (2017), Hướng dẫn 37-HD/BTGTW

02/08/2017 về tuyên truyền Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XII) về “Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”; “Tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước”; “Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” do Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành, Hà Nội.

6. Báo Nhân dân, ngày 18/03/1986. 7. Bộ Tài chính (2020), Báo cáo, Hà Nội.

8. Chính phủ (2011), Các Nghị định của Chính phủ: Số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần; số 189/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2011/NĐ-CP; số 116/2015/NĐ- CP ngày 11/11/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2011/NĐ-CP; số 126/2017/NĐ-CP và các Thông tư hướng dẫn có liên quan, Hà Nội.

9. Chính phủ (2015), Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp; các Thông tư hướng dẫn có liên quan, Hà Nội.

10. Chính phủ (2017), Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần, Hà Nội.

11. Chính phủ (2017), Nghị quyết 97/NQ-CP ngày 02/10/2017 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 12-NQ/TW về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước do Chính phủ ban hành, Hà Nội.

12. Đỗ Thị Phi Hoài (2003), Tiếp tục đẩy mạnh quả trình CPH DNNN ở Việt Nam giai đoạn đến năm 2010, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Viện Kinh tế học, Hà Nội.

13. Hội nghị "Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN, trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước", ngày 21/11/2018.

14. Hoàng Kim Huyền (2003), Một số giải pháp nhằm thúc đẩy tiến trình CPH DNNN trong công nghiệp Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Hà Nội. 15. Phạm Duy Nghĩa (2015), Giáo trình Luật Kinh tế, Nxb Công an nhân dân. 16. Đặng Phong (2008), Tư duy kinh tế Việt Nam, Nxb Trí tuệ.

17. Nguyễn Ngọc Quang (1996), Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước: kinh nghiệm và thực tiễn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

18. Quốc hội (2013), Hiến pháp, Hà Nội.

19. Quốc hội (2014), Luật Doanh nghiệp, Hà Nội.

20. Quốc hội (2014), Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, Hà Nội.

22. Quốc hội (2020), Luật doanh nghiệp, Hà Nội. 23. Số liệu của cục Tài chính doanh nghiệp năm 2020.

24. Lê Văn Tâm (2004), Cổ phần hoá và quản lý DNNN sau cổ phần hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

25. Trịnh Duy Tâm (2004), "Thực trạng và các giải pháp đẩy nhanh tốc độ cổ phần hóa DNNN ở nước ta hiện nay", Tạp chí Dân chủ & pháp luật, 12(153), tr. 31-38.

26. Trần Hồng Thái (2001), Các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả tiến trình CPH DNNN, Luận án Tiến sĩ.

27. Hà Mạnh Thắng (2005), Những vấn đề pháp lý về CPH DNNN qua thực tiễn cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong quân đội, Luận văn thạc sỹ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

28. Thủ tướng Chính phủ (2019), Chỉ thị 01/CT-TTg ngày 05/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác chỉ đạo, đẩy mạnh công tác cơ cấu lại, sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước, Hà Nội.

29. Thủ tướng Chính phủ (2017), Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 02/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2016-2020, Hà Nội.

30. Thủ tướng Chính phủ (2017), Quyết định 707/QĐ-TTg 25/05/2017 phê duyệt Đề án "Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2016-2020" do Thủ tướng Chính phủ ban hành, Hà Nội.

31. Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg ngày 28/12/2016 về tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước và danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016-2020, Hà Nội.

32. Đặng Quyết Tiến (2016), "Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Chặng đường 2011-2015 và định hướng 2016-2020", Tạp chí Tài chính online.

33. Uỷ ban nhân dân tỉnh Lai Châu (2020), Báo cáo số 05/BC-UBND ngày 10/01/2020 về việc tình hình cơ cấu lại, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Lai Châu.

34. Uỷ ban nhân dân tỉnh Lai Châu (2019), Báo cáo số 339/BC-UBND ngày 08/10/2019 về cơ cấu lại, Cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại

Một phần của tài liệu Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh lai châu (Trang 88 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w