nhà nước ở tỉnh Lai Châu
Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội của Lai Châu ảnh hưởng đến quá trình CPH DNNN
Tỉnh Lai Châu có 9.068,78 km2 diện tích tự nhiên; có 08 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm thị xã Lai Châu và các huyện: Mường Tè, Sìn Hồ, Nậm Nhùn, Tam Đường, Phong Thổ, Tân Uyên, Than Uyên; 108 đơn vị hành
chính cấp xã, bao gồm: 96 xã, 05 phường và 07 thị trấn (tăng 01 huyện, 03 xã và 02 phường).
Đất ở Lai Châu chủ yếu là nhóm đất đỏ vàng và vàng nhạt phát triển trên đất cát, đất sét và đá vôi, có kết cấu chặt chẽ. Đất sử dụng cho sản xuất nông nghiệp là 84.209,3 ha, chiếm 9,28% diện tích tự nhiên của tỉnh.
Lai Châu là tỉnh biên giới phía Tây Bắc của Tổ quốc, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 450km về phía Đông Nam, có tọa độ địa lý từ 21o51’ đến 22o49’ vĩ độ Bắc và 102o19’ đến 103o59’ kinh độ Đông; phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, phía Tây giáp tỉnh Điện Biên, phía Đông và phía Đông Nam tiếp giáp với hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái, phía Nam tiếp giáp với tỉnh Sơn La. Địa hình được tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, có nhiều đỉnh núi cao như đỉnh Pu Sa Leng cao 3.096 m. Núi đồi cao và dốc, xen kẽ nhiều thung lũng sâu và hẹp, phía Đông là dãy núi Hoàng Liên Sơn, phía Tây là dãy núi Sông Mã, giữa hai dãy núi trên là phần đất thuộc vùng núi thấp tương đối rộng lớn thuộc lưu vực sông Đà với nhiều cao nguyên đá vôi dài 400km chạy suốt từ Phong Thổ (Lai Châu) đến Quan Sơn, Quan Hóa (Thanh Hóa). Có nhiều cao nguyên, sông suối, sông có nhiều thác ghềnh, dòng chảy lưu lượng lớn nên có tiềm năng thuỷ điện rất lớn.
Giao thông chủ yếu là đường bộ. Tỉnh có quốc lộ 12 chạy qua nối từ Thành phố Điện Biên Phủ tới Trung Quốc (qua Khu cửa khẩu kinh tế Ma Lù Thàng), có quốc lộ 4D chạy tới thị trấn Sa Pa (Lào Cai). Là cầu nối quan trọng giữa vùng lục địa rộng lớn phía Tây Nam Trung Quốc với vùng tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh qua các tuyến quốc lộ 4D, 70, 32 và đường thủy sông Đà. Trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 -2020, tỉnh đề ra mục tiêu: khảo sát xây dựng sân bay cỡ nhỏ, nghiên cứu xây dựng tuyến đường sắt: Yên Bái - Văn Chấn - Mù
Căng Chải - Than Uyên - Tam Đường góp phần cải thiện điều kiện giao thông giữa địa phương và các tỉnh, thành khác trong nước.
Về cơ cấu kinh tế của tỉnh Lai Châu năm 2020 tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 11,5%/năm; cơ cấu kinh tế Nông, lâm nghiệp, thủy sản 14,5%; công nghiệp, xây dựng 38,8%; dịch vụ và thuế trợ cấp sản phẩm 46,7%. GRDP bình quân đầu người 43,7 triệu đồng. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 220.000 tấn. Thu ngân sách trên địa bàn đạt 2.025 tỷ đồng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 4,78%/năm. Chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên, người dân được quan tâm chăm sóc sức khỏe, văn hóa thể dục thể thao được duy trì, an ninh quốc phòng được giữ vững, ... [38].