Xu hướng tất yếu của cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước

Một phần của tài liệu Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh lai châu (Trang 27 - 32)

Hiện nay, kinh tế Nhà nước có mặt ở hầu hết các quốc gia trên thế giới và là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu kinh tế của mỗi nước. Có thể nói, khu vực kinh tế Nhà nước giữ vai trò như một công cụ kinh tế của Nhà nước, vừa thực hiện chức năng kinh tế vừa làm một phần chức năng xã hội, góp phần bảo đảm sự tăng trưởng và ổn định nền kinh tế mỗi nước. Trên thực tế, không một nước nào lại không sử dụng các DNNN ở những lĩnh vực quan trọng nhằm thực hiện chức năng điều tiết kinh tế vĩ mô, đặc biệt vì lợi ích của toàn xã hội. Tuy nhiên, khi kinh tế Nhà nước phát triển quá giới hạn hợp lý thì sẽ kim hãm sự tăng trưởng, làm cho nền kinh tế nhiều nước rơi vào sự trì trệ kéo dài. Cuối những năm 1970 và trong nhưng năm của thập kỷ 80, xu hướng phổ biến ở hầu hết các quốc gia trên thế giới là đánh giá lại vai trò và hiệu quả kinh tế-xã hội của khu vực kinh tế Nhà nước. Vì cơ cấu, mô hình, cách thức tổ chức quản lý cũng như hiệu quả hoạt động sản xuất- kinh doanh của DNNN còn nhiều tồn tại yếu kém, hạn chế. Ngân sách của các quốc gia và Nhà nước không cần thiết phải đầu tư vào tất cả các lĩnh vực sản xuất-kinh doanh mà chỉ cần tập trung đầu tư vào những sản phẩm, ngành, lĩnh vực giữ vị trí trọng yếu trong nền kinh tế. Việc này sẽ tạo điều kiện giúp Nhà nước tác động, can thiệp vào nền kinh tế khi cần thiết nhằm đảm bảo ổn định và phát triển sản xuất, điều chỉnh chính sách kinh tế vĩ mô, giữ vững an ninh-quốc phòng, an toàn xã hội, hoặc đầu tư vào các lĩnh vực công ích mà các thành phần kinh tế khác chưa hoặc không muốn đầu tư nhưng là nhu cầu thiết yếu của xã hội. Ngoài ra, sức ép các tổ chức quốc tế như IMF, WB đã dẫn đến xu hướng phổ biến là phải cải cách hệ thống DNNN thông qua việc CPH và tư nhân hoá nhằm thu hẹp, thậm chí loại bỏ DNNN trong nhiều ngành, lĩnh vực, hình thành mô hình kinh tế hỗn hợp. Tạo điều kiện để người lao động thực sự được làm chủ doanh nghiệp. Thúc đẩy cho sự cân bằng hợp lý giữa kinh tế Nhà nước và kinh tế tư nhân.

Trong những năm 1980, quá trình chuyển đổi sở hữu Nhà nước đã trở thành một hiện tượng kinh tế chủ yếu trên toàn thế giới. Chỉ tính từ năm 1984 đến năm 1991, trên thế giới đã có 250 tỷ USD tài sản nhà nước đem bản và chỉ riêng năm 1991 đã chiếm khoảng 50 tỷ USD. Làn sóng CPH được khởi đầu từ Vương quốc Anh vào cuối những năm 1970. Sau đó quá trình này lần lượt diễn ra ở tất cả các nước công nghiệp phát triển với nhiều hình thức phong phú, trong đó CPH là hình thức được lựa chọn phổ biến nhất. Đến nay, đã có hơn 80 nước đang phát triển đều xây dựng và thực hiện các kế hoạch CPH một cách tích cực. Đối với các nước đang chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp sang nền KTTT nhiều thành phần kinh tế với động lực phát triển là kinh tế tư nhân, thì trước đó, khu vực kinh tế này lại chưa được quan tâm đúng mức, thậm chí là không được phép tồn tại và hoạt động. Quá trình CPH diễn ra nhanh chóng và rộng lớn ở các nước này đã được coi là giải pháp trọng tâm để khắc phục sự yếu kém trong hoạt động kinh doanh của các DNNN. Đây là một đòi hỏi khách quan nhằm đáp ứng những yêu cầu về đổi mới khu vực kinh tế nhà nước sao cho phù hợp với điều kiện và tình hình mới.

Ở Việt Nam, xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần là một chủ trương mang tính chiến lược của Đảng và Nhà nước ta nhằm đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Do những nguyên nhân lịch sử, sự phát triển tràn lan các DNNN trong các ngành và các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, cùng với sự hoạt động kém hiệu quả của phần lớn các DNNN đã cản trở trực tiếp việc phát huy vai trò của chúng trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần và tạo nên gánh nặng trong quản lý vĩ mô nền kinh tế. Bởi vậy, việc đổi mới, sắp xếp lại hệ thống DNNN theo hướng Nhà nước tập trung nắm giữ các doanh nghiệp then chốt, trọng điểm và cần thiết của nền kinh tế quốc dân. Thực hiện các biện pháp chuyển đổi hình thức sở hữu đối với các

DNNN khác, trong đó có CPH là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam. Tính tất yếu của CPH DNNN được thể hiện chủ yếu trên các mặt: (1) Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là một trong những giải pháp quan trọng nhằm huy động các nguồn lực trong và ngoài nước vào phát triển kinh tế. (2) Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tác động tích cực đến đổi mới quản lý ở cả tầm vĩ mô và vi mô. (3) Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tạo điều kiện cho người góp vốn thực hiện quyền làm chủ thực sự của mình với hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là một trong những giải

pháp quan trọng nhằm huy động các nguồn lực trong và ngoài nước vào phát triển kinh tế

CPH DNNN nhằm chuyển đổi một phần sở hữu Nhà nước trong doanh nghiệp cho các cá nhân, tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước, thu hút được nguồn vốn dồi dào để đầu tư phát triển đất nước. Đồng thời, khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển, tạo sự cân bằng giữa kinh tế Nhà nước và kinh tế tư nhân. Nâng cao tính cạnh tranh và tạo động lực phát triển cho toàn bộ nền kinh tế vốn là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp cũng là chìa khoá cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Hiện nay, có thực trạng là nền kinh tế và doanh nghiệp cần vốn để phát triển, nhưng phần lớn nguồn lực tài chính trong dân cư và nhiều tổ chức chưa được huy động để phục vụ yêu cầu phát triển. Thị trường vốn của Việt Nam đã được hình thành nhưng hiện nay nguồn vốn chủ yếu mà các doanh nghiệp có thể huy động vẫn là vốn tín dụng, vốn vay từ các hệ thống ngân hàng (chủ yếu là tín dụng ngắn hạn đáp ứng các chỉ tiêu thường xuyên của doanh nghiệp, nguồn tín dụng trung hạn và dài hạn cho đầu tư phát triển rất hạn hẹp).

Bên cạnh đó, việc tiếp cận với các nguồn vốn từ các ngân hàng thương mại không phải dễ dàng. Việc CPH là bán một phần hoặc toàn bộ tài sản của

các DNNN cho người lao động trong doanh nghiệp, cho các pháp nhân và thể nhân, thực hiện đa dạng hoá hình thức sở hữu, tạo điều kiện để huy động và thu hút vốn đầu tư sẵn có vào phát triển kinh tế. CTCP có thể thu hút nguồn vốn lớn của các tổ chức, kể cả ngân hàng thương mại và công ty tài chính đến các nguồn vốn nhỏ bé và phân tán của các thể nhân. Vai trò của CTCP trong việc huy động vốn sẽ được nâng cao hơn khi TTCK phát triển và hoạt động ổn định. Vì ở đó, cổ phiếu của các CTCP là hàng hoá được người mua quan tâm. Trong quá trình CPH, DNNN sẽ phát hành thêm nhiều cổ phiếu để gọi vốn. Do đó, để cho các cổ phiếu được mua bán, lưu thông thuận tiện trên thị trường cần phải có một thị trường chứng khoán phát triển. Việc TTCK đi vào hoạt động sẽ là điều kiện tốt để thúc đẩy quá trình CPH, thu hút vốn trong và ngoài nước. Do quyền tự chủ kinh doanh của các CTCP được mở rộng và vì lợi ích thiết thân của mình, các thành viên của CTCP phải tích cực quan tâm đến công tác quản lý và hiệu quả sản xuất -kinh doanh, đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường nên hiệu quả kinh doanh của CTCP được bảo đảm và nâng cao. Đây là điều kiện tiên quyết để thu hút vốn đầu tư. Đến lượt mình, những điều đó lại là cơ sở để nâng cao hiệu quả sản xuất-kinh doanh.

Thứ hai, Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tác động tích cực đến đổi

mới quản lý ở cả tầm vĩ mô và vi mô

Chuyển từ DNNN sang CTCP không chỉ là sự thay đổi về sở hữu, mà còn là sự thay đổi căn bản trong công tác quản lý ở mỗi doanh nghiệp và hoạt động quản lý toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Ở doanh nghiệp, sự thay đổi này thể hiện ở những khía cạnh sau:

(1) Cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động sản xuất-kinh doanh thay đổi: Các cổ đông thực hiện quyền làm chủ của mình thông qua việc lựa chọn và bầu những người có đủ năng lực và uy tín vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát; Giám đốc điều hành được Hội đồng quản trị lựa chọn và bổ nhiệm.

(2) Công ty chủ động hơn trong việc quyết định những vấn đề liên quan đến đầu tư và hoạt động sản xuất-kinh doanh. Những quyết định đó được đưa ra trên cơ sở tính tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất-kinh doanh, tôn trọng pháp luật và sự biến động của môi trường kinh doanh, trong đó quan trọng hàng đầu là sự biến động của thị trường.

(3) Năng lực, trình độ và bản lĩnh kinh doanh của đội ngũ cán bộ quản lý phải ngày càng phải được nâng cao đáp ứng yêu cầu của thị trường, không thể dựa dẫm, ỷ lại vào Nhà nước hoặc tập thể. Quá trình sản xuất-kinh doanh, việc sử dụng lao động, tổ chức bộ máy quản lý được thực hiện hợp lý hơn, tinh gọn và có hiệu quả hơn, các chi phí sản xuất-kinh doanh, trong đó có chi phí quản lý được giảm thiểu.

(4) Trong hoạt động của mình, CTCP vẫn phải thực hiện những mục tiêu xã hội nhất định, nhưng gánh nặng đó được giảm bớt đến mức hợp lý. Do quyền lợi và trách nhiệm thiết thân, hiệu quả kinh doanh trở thành mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý, điều hành cũng như toàn thể cổ đông. Đối với quản lý nhà nước, sự thay đổi này thể hiện:

Thay đổi phương thức quản lý: Nhà nước không thể tác động trực tiếp đến doanh nghiệp với tư cách là người chủ sở hữu của doanh nghiệp, mà phải chú trọng hơn đến việc tạo khuôn khổ pháp lý và môi trường kinh doanh thuận lợi cho sự phát triển bình đẳng của các loại hình tổ chức kinh doanh.

Thúc đẩy sự phân định rõ hơn chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế với chức năng quản lý sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp.

(5) Thúc đẩy việc cải cách hành chính, nâng cao năng lực và trách nhiệm của đội ngũ công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế.

Thứ ba, Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tạo điều kiện cho người góp

vốn thực hiện quyền làm chủ thực sự của mình với hoạt động của doanh nghiệp Chuyển sang CTCP, vốn và tài sản thuộc sở hữu của tập thể các cổ đông. Một bộ phận trong các cổ đông trước đây là những người lao động

trong DNNN trở thành người chủ sở hữu đích thực của công ty chứ không còn là người chủ hình thức như khi còn là DNNN. Họ cùng với những cổ đông khác tham gia vào quá trình quản lý, điều hành hoạt động sản xuất - kinh doanh của công ty nhằm đạt được những mục tiêu đã định. Đây vừa là quyền lợi trực tiếp, vừa là trách nhiệm thiết thân của họ. Khi đầu tư mua cổ phiếu của công ty tức là đầu tư vào CTCP, mỗi người đã có sự suy nghĩ, cân nhắc trên nhiều mặt mà mối quan tâm hàng đầu là đầu tư đó phải sinh lợi. Khả năng sinh lợi của đầu tư ấy lại phụ thuộc trực tiếp vào hiệu quả kinh doanh của CTCP. Là chủ đầu tư, chủ sở hữu, cổ đông quan tâm và có quyền tham gia trực tiếp vào quá trình quản lý, điều hành của công ty theo đúng quy định của pháp luật và Điều lệ CTCP. Điều này góp phần xóa bỏ tư tưởng ỷ lại vào Nhà nước, kích thích mọi người phát huy hết khả năng của mình vì sự phát triển và hưng thịnh của doanh nghiệp. Quá trình CPH tạo cho người lao động được thực sự làm chủ doanh nghiệp thông qua việc mua cổ phần của doanh nghiệp, đồng thời cũng xác định được người chủ của doanh nghiệp sau khi CPH, thúc đẩy người lao động hăng say làm việc góp phần vào việc tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh lai châu (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w