Kinh nghiệm cổ phần hoá ở một số nước

Một phần của tài liệu Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh lai châu (Trang 40 - 46)

Tính phí hiệu quả của DNNN đã trở thành một vấn nạn chung ở các nước trên thế giới, đòi hỏi họ phải tiến hành cải cách các DNNN, mà tư nhân hoá là một trong những xu hướng được áp dụng rộng rãi. Các nước trên thế giới thường đồng nhất hai thuật ngữ và hai quá trình CPH và tư nhân hoá là một. Nói chính xác hơn, thuật ngữ quá trình tư nhân hoả là quá trình phi Nhà nước hóa doanh nghiệp. Các nước này ít đưa ra chương trình, kế hoạch CPH mà hầu hết đều đưa ra chương trình tư nhân hoá, trong đó tư nhân hoá các DNNN là một nội dung quan trọng. Do vậy, khi tham khảo tài liệu các nước, có thể hiểu quá trình tư nhân hoá bao gồm quá trình CPH và tư nhân hoá. Các quốc gia khi nhận thấy CTCP là một hình thức tổ chức quản lý ưu việt nên đều xúc tiến quá trình CPH DNNN. Tuỳ theo điều kiện đặc thù và mục tiêu của mình mà quy mô, phạm vi, tốc độ CPH diễn ra rất khác nhau.

CPH là vấn đề khá phức tạp đối với Việt Nam nói chung, tỉnh Lai Châu nói riêng. Theo tiến độ CPH DNNN trong giai đoạn 2017-2020 thì phải hoàn thành cổ phần hóa 128 doanh nghiệp. Tuy nhiên tính đến hết tháng 7/2020 mới tiến hành cổ phần hóa được 37 doanh nghiệp, chỉ bằng 28% kế hoạch [7]. Tiến độ CPH hiện rất chậm so với mục tiêu đề ra. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là:

Thứ nhất, do sự bùng phát của dịch Covid-19 đã ảnh hưởng toàn diện đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội trong nước và quốc tế, trong đó có việc triển khai công tác cổ phần hóa, thoái vốn và TTCK.

Thứ hai, đối tượng cổ phần hoá, thoái vốn trong giai đoạn này bao gồm một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty lớn, có tình hình tài chính phức tạp, phạm vi hoạt động rộng, sở hữu nhiều đất đai tại nhiều tỉnh, thành phố trong

cả nước nên việc xử lý tài chính, phê duyệt phương án sử dụng đất; xác định, kiểm toán giá trị doanh nghiệp, bán cổ phần lần đầu gặp nhiều khó khăn, thời gian kéo dài.

Thứ ba, việc thực hiện CPH DNNN vẫn còn một số thiếu sót, hạn chế do chính sách của pháp luật chưa thật sự hiệu quả, tạo được điều kiện cho các DNNN nhanh chóng chuyển đổi.

Vì vậy, việc tham khảo những kinh nghiệm CPH, tư nhân hoá của một số nước, nhất là các nước có điều kiện, hoàn cảnh tương tự như nước ta là vấn đề hết sức cần thiết.

* Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Malaysia

Malaysia có điểm xuất phát trong cải cách nền kinh tế tương đồng với Việt Nam. Tiến trình cải cách khu vực DNNN ở Malaysia mang tính triệt để và mạnh mẽ nhất so với các nước trong khu vực. Xuất phát từ mục tiêu của tư nhân hoá là thu hẹp một phần sở hữu Nhà nước với chủ trương không chỉ bản các xí nghiệp quốc doanh làm ăn kém hiệu quả mà còn bán cả các xí nghiệp hoạt động có lãi. Phải gắn với chính sách kinh tế mới nhằm nâng cao địa vị xã hội và bảo vệ tài sản cho nhóm dân tộc Bumiputa. Theo tinh thần đó, Malaysia giữ lại phần nào quyền kiểm soát của Chính phủ trong các DNNN đã tư nhân hoá và giữ lại một số cổ phần cho các định chế thuộc khu vực công làm tăng thêm tài sản của người Bumiputa, hơn nữa người Bumiputa còn được quyền ưu tiên mua cổ phần. Malaysia thiết lập một chương trình tư nhân hoá tổng thể và coi đó là lộ trình tư nhân hoả với 2 giai đoạn:

Giai đoạn đầu: Cơ cấu lại và hợp lý hoá các DNNN, tạo cho các DNNN có một sức hút các nhà đầu tư thông qua hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp này được nâng lên.

Giai đoạn hai: Tư nhân hoá mở rộng. Chính phủ không lựa chọn DNNN để tư nhân hoá mà thông qua giai đoạn một tạo dựng cho doanh

nghiệp chỗ đứng và kêu gọi các nhà đầu tư tư nhân trong việc lựa chọn DNNN đưa ra đề án tư nhân hoả. Điều kiện để một đề án được chuẩn y đó là đề án phải đảm bảo sự hoạt động có lợi nhuận của các doanh nghiệp; phải đảm bảo các yêu cầu về xã hội, không gây thiệt hại cho người lao động và phải phù hợp với chính sách kinh tế mới của Chính phủ. Nguyên tắc Chính phủ áp dụng khi phê duyệt là ai đến trước được chấp nhận trước. Để bảo đảm duy trì quyền kiểm soát nhất định của Chính phủ đối với các DNNN đã tư nhân hoá, chương trình tư nhân hoá quy định lập ra những “cổ phần vàng” mà ai nắm giữ chúng sẽ được quyền phủ quyết trong các quyết định liên quan đến những thay đổi về phương hướng chính sách của doanh nghiệp. Chính phủ thường nắm giữ những “cổ phần vàng” này trong các doanh nghiệp có tính chất quan trọng về chiến lược hay xã hội. Ngoài ra, Chính phủ còn quy định không cho phép cổ đông được nắm giữ hơn 10 % cổ phiếu của DNNN đã tư nhân hoá. Với hướng đi như vậy, chương trình tư nhân hoá ở Malaysia đã tạo dựng được một khu vực kinh tế tư nhân có sức cạnh tranh mạnh, góp phần không nhỏ cho việc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế trong những năm qua.

Tuy nhiên, quá trình tư nhân hoá ở Malaysia cũng bộc lộ những hạn chế sau:

Một là, Sự can thiệp của các thế lực chính trị đã bóp méo ý nghĩa của chương trình; biến chương trình tư nhân hoá làm cơ hội phục vụ cho lợi ích cá nhân của họ, coi tư nhân hoá là sự ban phát lợi ích cho họ hàng và người quen.

Hai là, Sự đầu cơ, trục lợi đã ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp nên tư nhân hoả bị biến tướng, tạo cơ hội cho sự ra đời của những tập đoàn tư nhân độc quyền - một hình thức “bình mới, rượu cũ”.

Ba là, Thay thế độc quyền Nhà nước bằng độc quyền tư nhân.

Vi dụ minh chứng: Khi có sự cố mất điện ở Malaysia trong hai ngày tháng 8/1996 đã làm thiệt hại 43 triệu USD. Lúc này, người ta mới biết là do

hệ thống truyền tải điện duy nhất ở Malaysia không chịu đổi mới thiết bị nên đã gây ra sự cố. Rõ ràng sự độc quyền hạn chế sự cạnh tranh chính là nguyên nhân sâu xa và nghiêm trọng hơn cả.

* Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở TrungQuốc

Trung Quốc coi chương trình cải cách DNNN là trọng tâm của chương trình cải cách và phát triển kinh tế [35]. Quá trình cải cách DNNN của Trung Quốc đi theo hai nội dung chính là cải cách cơ chế quản lý DNNN trên cơ sở giữ nguyên trạng sở hữu Nhà nước (chế độ hợp đồng cho thuê, hợp đồng kế hoạch) và thực hiện chuyển đổi sở hữu hình thành các CTCP, khuyến khích phát triển DN tư nhân và các DN có vốn nước ngoài). Như vậy, CPH DNNN được coi là một bộ phận của chương trình đa dạng hoá sở hữu và là một giải pháp cải cách DNNN. CPH DNNN đã được Chính phủ đề cập từ đầu những năm 80, song việc chính thức hoá thành giải pháp cải cách chỉ bắt đầu khi thực hiện nội dung chuyển đổi sở hữu. Quan điểm của họ là tiến hành chuyển đổi sở hữu từ từ và luôn tỉnh táo, thận trọng. Do đó, vấn đề CPH diễn ra rất chậm, giai đoạn thí điểm kéo dài hình thức CPH đơn nhất.

Giai đoạn từ 1978 đến 1983, Trung Quốc chủ yếu tập trung vào thực hiện cải cách cơ chế quản lý DNNN trên cơ sở giữ nguyên trạng sở hữu Nhà nước (chế độ hợp đồng cho thuê, hợp đồng kế hoạch) vấn đề CPH mới chỉ trên giấy tờ.

Giai đoạn 1984 đến 1987, song song với thực hiện cải cách cơ chế quản lý DNNN, Chính phủ đã bước đầu thực hiện việc chuyển đổi sở hữu hình thành các CTCP. Các doanh nghiệp tập thể, tư nhân nông thôn (Xí nghiệp Hương Trấn) phát triển nhanh. Việc thí điểm chế độ CPH DNNN được tiến hành nhưng chủ yếu dưới hình thức thành lập mới. Các CTCP đầu tiên là công ty hữu hạn cổ phần bách hoá Thiên Kiều (Bắc Kinh được thành lập vào tháng 7/1984 và công ty âm hưởng Phỉ nhạc (Thượng Hải) do nhà máy loa đài

Thượng Hải thành lập vào tháng 11/1984. Trong giai đoạn này, các doanh nghiệp có quy mô lớn và trung bình. Nhà nước vẫn nắm cổ phần khống chế và việc xử lý, chuyển đổi các DNNN đang hoạt động sang CTCP còn hạn chế. Giai đoạn 1988 - 1991, khi các doanh nghiệp hương trấn phát triển chững lại, nền kinh tế xuất hiện hiện tượng cung vượt cầu, mâu thuẫn mang tính cơ cấu xuất hiện. Công tác CPH DNNN vẫn dừng ở thí điểm.

Giai đoạn 1992 đến nay, trước tình trạng thua lỗ của các DNNN ngày càng gia tăng, Chính phủ mới thực sự đẩy mạnh CPH và xây dựng chế độ doanh nghiệp hiện đại. Tuy nhiên, giai đoạn thí điểm vẫn tiếp tục kéo dài, tính đến năm 1993. Các doanh nghiệp thí điểm chế độ cổ phần trong cả nước là hơn 3.000 doanh nghiệp, số công ty có CPH được mua bán trên sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải và Thẩm Quyến là 196 công ty [35].

CTCP hình thành do việc tham gia, nắm giữ cổ phần giữa các doanh nghiệp Đây là sự liên kết theo chiều ngang và sự biến động của quyền tài sản. Các doanh nghiệp góp vốn cổ phần bằng tài sản cố định, tài sản vô hình, tài sản bằng tiền, ... thành lập CTCP. Nhìn chung, công tác CPH ở Trung Quốc mới chỉ trên cơ sở tỉnh tự nguyện của các doanh nghiệp và dừng ở bước thí điểm, chưa thực sự mở rộng thành một chủ trương. Nếu so sánh với tổng số 305.000 DNNN ở năm 1997 thì con số vài ngàn CTCP thực sự là khiêm tốn.

Thành công của Trung Quốc là các CTCP sau khi thành lập đều hoạt động có hiệu quả, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Mặc dù thấy được những ưu điểm của kinh tế cổ phần, song do nhiều sự ràng buộc, như vấn đề sở hữu, vấn đề lao động, vấn đề xã hội, ... nên họ vẫn né tránh vấn đề CPH. Từ đầu năm 1994, họ đưa ra chính sách xây dựng doanh nghiệp hiện đại, trong đó có nội dung trung tâm là hình thành các doanh nghiệp cổ phần, nhưng tiến trình CPH nói riêng cũng như cải cách DNNN nói chung vẫn chậm trễ [24].

* Cổ phần hoá ở các nước Đông Âu và Liên Xô (cũ)

Sự hoạt động kém hiệu quả của các DNNN ở các nước Đông Âu và Liên Xô (cũ) trong tình trạng hoạt động độc quyền, không có cạnh tranh. Điều này dẫn đến sự thâm hụt ngân sách nhà nước, vay nợ chồng chất do phải bao cấp các DNNN đây gây ra sự khủng hoảng của mô hình kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp. Trong khi đó, khu vực kinh tế tư nhân vẫn chứng tỏ sức sống, sự vươn lên mạnh mẽ, dù cho phải hoạt động trong môi trường bị chèn ép, có nhiều bất lợi. Bởi vậy, yêu cầu đặt ra là phải tiến hành cải cách kinh tế, trong đó tư nhân hoả các DNNN là trọng tâm và là phương tiện để đạt mục đích hình thành và phát triển KTTT. Mặt khác, do sự suy yếu và sụp đổ của Liên Xô (cũ) khiến cho các nước Đông Âu tự do xác định đường lối cải cách của mình. Đồng thời, do tác động và sức ép của WB và IMF cũng như các nước phương Tây, chỉ cho các nước này vay tiền để giảm sự thiếu hụt ngân sách, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở sản xuất, bảo đảm cho cải cách kinh tế thành công với điều kiện phải thực hiện CPH - tư nhân hoá các DNNN. Chương trình CPH - tư nhân hoá ở các nước Đông Âu và Liên Xô (cũ) đã đạt được một số kết quả.

Tuy nhiên quá trình này diễn ra chậm, gặp nhiều khó khăn hiệu quả không như mong đợi của các nhà lãnh đạo do những nguyên nhân chủ yếu - Phần lớn các trang thiết bị, công nghệ của các DNNN cũ, lạc hậu, khả năng cạnh tranh yếu nên không hấp dẫn người mua Khả năng tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế từ trước đến nay thấp; đời sống và thu nhập của dân cư không cao nên không có điều kiện để mua các cổ phiếu bản ra của các doanh nghiệp. Bởi vậy, biện pháp dựa vào tư bản nước ngoài là hiện thực và khả thi, nhưng dẫn đến nguy cơ lệ thuộc vào nước ngoài trong tương la, khó có thể khắc phục trong thời gian ngắn.

trình này đe doạ chỗ đứng và quyền lợi của họ) và một bộ phận người lao động lo sợ mất việc làm hoặc mất ưu đãi xã hội do thay đổi hình thức sở hữu, thói quen dựa vào bao cấp của Nhà nước trong một thời gian dài còn nặng nề trong dân chủng.

Thực hiện CPH - tư nhân hoá ồ ạt trong môi trường kinh tế vĩ mô chưa ổn định, hệ thống luật pháp chưa đầy đủ, TTCK chưa phát triển, hệ thống lạc hậu, các quy định pháp luật về cổ phiếu còn thiếu. Trong khi đó, các tổ chức và đội ngũ cán bộ thực hiện CPH - tư nhân hoá chưa có nhiều kiến thức và kinh nghiệm về vấn đề này nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình và kết quả về CPH - tư nhân hoá [14].

Một phần của tài liệu Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh lai châu (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w