Những khó khăn, rào cản trong tiến trình cổ phần hóa

Một phần của tài liệu Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh lai châu (Trang 72 - 77)

Một là, Về chủ quan, tâm lý chần chừ, e ngại, ngăn căn cản thực hiện

Cũng như mọi quá trình chuyển đổi khác, quá trình CPH DNNN tất yếu làm phát sinh những xung đột lợi ích và đó chính là nguyên nhân sâu sa của

các vấn đề tế - xã hội đi liền với tiến trình này. Cũng như các địa phương khác, ở tỉnh Lai Châu, tiến trình cổ phần hóa một bộ phận DNNN tất yếu dẫn đến sự thay đổi cách vận hành và quản lý doanh nghiệp và theo đó là quyền lợi của một số người đang trực tiếp hoặc giản tiếp quản lý, điều hành doanh nghiệp sẽ bị dụng chạm. Do vậy, đã và sẽ có một số cán bộ quản lý nhà nước, cán bộ lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp chưa hoàn toàn đồng tình, thậm chí còn có hành vi, việc làm gây cản trở quá trình CPH DNNN. Tâm lý chần chừ, e ngại, cản trở quá trình CPH thật ra là hiện tượng nhiên, này sinh do quyền lợi, cương vị công tác, vị trí làm việc, ... của một số người bị quá trình CPH làm thay đổi. Tuy nhiên, trước sự chỉ đạo quyết liệt và cụ thể hóa bằng văn bản có tính chất pháp quy của nhà nước, hiện tượng này thường không biểu hiện một cách công khai mà thường bộc lộ một cách gián tiếp thông qua các hành động né tránh, ngấm ngầm, gây cản trở hoặc tạo ra sự tri hoãn đối với tiến độ CPH. Hệ quả là: thời gian xây dựng các phương án CPH bị kéo dài, chất lượng các phương án CPH được chuẩn bị một cách chống chế, khoảng cách rõ rệt giữa thời điểm phương án CPH được phê duyệt và thời điểm DNNN được chuyền chính thức thành CTCP.

Hai là, Khó khăn trong việc xác định giá trị các doanh nghiệp nhà nước để cổ phần hoá

Xác định giá trị doanh nghiệp trong CPH DNNN là công việc quan trọng nhưng phức tạp, quyết định đến sự thành công khi chuyển DNNN sang CTCP. Thời gian qua, việc hoàn thiện cơ chế, chính sách về CPH DNNN nói chung, về xác định giá trị DNNN nói riêng đã được ban hành tương đối đầy đủ. Đặc biệt, sự ra đời của Nghị định số 59/2011/NĐ – CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn là một trong những nhân tố quan trọng góp phần vào những kết quả khả quan trong tiến trình CPH DNNN, hạn chế tối đa khả năng thất thoát vốn và tài sản nhà nước trong quá trình CPH. Tuy nhiên, việc xác

định giá trị DNNN trong thực tiễn vẫn còn một số hạn chế nhất định trong xử lý tài chính của DNNN CPH. Vấn đề xử lý tài chính, phương pháp định giá còn thiếu tình thống nhất, còn bị bỏ sót, chưa chính xác. Thông qua việc kiểm toán 08 DNNN, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị điều chỉnh tăng thêm vốn nhà nước 8.454.036 triệu đồng so với kết quả xác định giá trị DNNN CPH.

Một số hạn chế đối với việc xác định giá trị doanh nghiệp tại tỉnh Lai Châu như sau:

(1) Quy định thời gian thực hiện xử lý tài chính và tổ chức tư vấn định giá xác định giá trị doanh nghiệp (từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp) phải đảm bảo không quá 12 tháng; đối với các doanh nghiệp phải thực hiện kiểm toán không quá 15 tháng có thể dẫn đến việc chậm trễ trong quá trình tiến hành CPH DNNN.

(2) về phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp. Xác định giá trị DNNN khi CPH bắt buộc phải thực hiện theo phương pháp tài sản và tối thiểu 01 phương pháp khác, giá trị DNNN xác định không được thấp hơn phương pháp tài sản. Nhưng chưa có hướng dẫn cụ thể từng trường hợp áp dụng phương pháp khác là gì và chênh lệch giữa các phương pháp thì xử lý như thế nào. Điều này gây khó khăn cho các tổ chức tư vấn xác định giá trị DNNN, dẫn đến các tổ chức tư vấn xác định giá trị thường lấy kết quả của phương pháp tài sản, thường là giá trị thấp nhất.

(3) Xác định giá trị tài sản vô hình DNNN CPH khó khăn. Việc xác định lại giá trị tài sản vô hình tuân theo tiêu chuẩn thẩm định giá tài sản số 13. Trên thực tế khi áp dụng thì cũng không có hướng dẫn cụ thể, các tham số phức tạp, khó phù hợp với điều kiện thực tế gây tốn kém chi phí và thời gian thực hiện. Việc bó hẹp trong các phương pháp tính giá trị lợi thế kinh doanh đã gây khó khăn cho việc hạch toán chi phí.

đất và cho thuê đất còn nhiều bất cập, cùng với khó xác định giá trị lợi thế kinh doanh DNNN ở trên là nguyên nhân chính gây thất thoát giá trị vốn nhà nước trong quá trình CPH.

Đặc biệt, đối với địa bàn tỉnh Lai Châu với những điều kiện kinh tế - xã hội đặc thù, những khó khăn trên đã khiến cho việc xác định giá trị doanh nghiệp chưa chính xác. Từ đó dẫn đến tiến độ CPH DNNN diễn ra chậm, chưa đạt được mục tiêu như yêu cầu đã được đề ra.

Ba là, nhận thức xã hội và công tác tuyên truyền về CPH còn hạn chế Ở Lai Châu, một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, người lao động trong doanh nghiệp chưa hiểu thấu đáo thực chất lợi ích của quả trình chuyển DNNN thành CTCP, sợ bị xáo trộn việc làm, cương vị công tác nên thiếu ủng hộ quá trình CPH. Thói quen sống và làm việc trong chế độ quan liêu, bao cấp trước đây, đã làm cho người lao động ngại, sợ, không muốn cổ phần hóa. Họ cho rằng cổ phần hóa sẽ làm cho họ mất việc làm, do không có tiền mua cổ phiếu, tuổi cao sức yếu không thích nghi với cơ chế thị trường. Một bộ phận cán bộ, công nhân viên, lãnh đạo DNNN hay cơ quan chủ quản của doanh nghiệp vốn được hưởng lợi từ vị trí đặc quyền cũ cũng e ngại và thiếu chủ động đón nhận chủ trương CPH do lo sợ bị mất vị trí và thua thiệt về lợi ích. Từ đó, việc thiết kế kế hoạch CPH, vì thế, mà có thể bị thiết kế một cách thiếu chu đáo, thiếu bài bản, việc triển khai thực hiện chậm chễ, thiếu quyết liệt. Trong quá trình thực thi, những vấn để này sinh không được nhận biết sớm và có giải pháp xử lý kịp thời, thích hợp. Sự hạn chế trong nhận thức chung của toàn xã hội cũng như một bộ phận cán bộ, đảng viên, công nhân viên ở tỉnh Lai Châu về vấn đề CPH DNNN có liên quan đến những vấn để gốc rễ hơn như: quan niệm khoa học và thực tiền về nền kinh tế thị trường hiện đại, về mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Cách nhìn định kiến, thiếu cơ sở thực tiễn về những vấn đề này khiến cho trong xã

hội, vẫn chưa có sự thống nhất nhận thức thực sự về vai trò của sở hữu tư nhân và khu vực tư nhân cũng như vai trò của Nhà nước và các DNNN trong nền kinh tế thị trường. Tâm lý e ngại CPH sẽ dẫn đến tư nhân hóa hay không chấp nhận CPH là tư nhân hóa, bất chấp sự CPH nửa vời mà theo đó, ở các doanh nghiệp sau CPH, Nhà nước vẫn là cổ đông lớn chi phối số phận doanh nghiệp, không tạo ra sự cải thiện đáng kể đổi với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, khiến cho chủ trương CPH không biến thành một kế hoạch hành động chi tiết, được thực thi một cách quyết liệt và nhất quán.

Sự chần chừ, ngập ngừng trong trường hợp này là khó tránh khỏi. Vướng mắc về vấn đề tư tưởng, nhận thức tồn tại thậm chí cả ở cấp cao nhất khiến cho chủ trương CPH không trở thành quyết tâm chính trị hàng đầu của các cấp ủy và chính quyền. Nó cũng làm cho nội dung tuyên truyền về chủ trương CPH trở nên thiếu sâu sắc và không được triển khai sâu rộng. Ở Lai Châu, một số cấp ủy Đảng, cán bộ lãnh đạo chủ chốt chưa chủ động nghiên cứu, phổ biến, quán triệt sâu rộng để đảng viên, quần chúng hiểu rõ yêu cầu cần thiết cũng như lợi ích của việc CPH, tháo gỡ những khúc mắc của về từ tưởng, nhận thức. Việc phổ biến chủ trương CPH của Đảng và Nhà nước thường được tập trung chủ yếu ở những DNNN thuộc diện CPH mà không được tuyên truyền, phổ biến, quán triệt rộng rãi trong mọi nhóm xã hội khiến cho quá trình này không thu hút được sự quan tâm, ủng hộ và giám sát của toàn xã hội. Điều đó phần nào cũng làm giảm tính công khai, minh bạch của tiến trình CPH, cho phép cách thực hiện CPH theo kiều khép kín, nội bộ hóa có điều kiện diễn ra, tiến độ CPH diễn ra chậm chễ mà không có cá nhân, tổ chức bị xử lý hay kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật. Từ đó, nhiều vấn đề kinh tế-xã hội sẽ nảy sinh. Công tác tuyên truyền, giáo dục và đấu tranh với tư tưởng bảo thủ chưa được đặt ra một cách nghiêm túc và chưa có biện pháp hữu hiệu, đủ mạnh để khắc phục. Đồng thời, những lãnh đạo doanh

nghiệp, cá nhân, tổ chức có sai phạm, đặc biệt là đối với những người gây khó khăn, căn trở, chống đối chỉ đạo của cấp trên, vi phạm các quy định về CPH và sắp xếp doanh nghiệp, cán bộ quản lý gây thua lỗ, nợ đọng, thất thoát tài sản nhà nước chưa được xử lý kiên quyết, nghiêm minh. Những điều này khiến việc triển khai quá trình CPH nói chung trở nên khó khăn.

Một phần của tài liệu Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh lai châu (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w