Những yêu cầu đặt ra đối với việc cổ phần hóa doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh lai châu (Trang 25 - 27)

cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.

(2) Bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán bớt một phần vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.

(3) Bán toàn bộ vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán toàn bộ vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.

1.3. Những yêu cầu đặt ra đối với việc cổ phần hóa doanh nghiệpnhà nước nhà nước

Ở nước ta, cũng giống như các nước xã hội chủ nghĩa trước đây thực hiện mô hình kế hoạch hóa tập trung, lấy mở rộng và phát triển khu vực kinh tế Nhà nước bao trùm toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nên DNNN được phát triển một cách nhanh chóng, rộng khắp ở tất cả các lĩnh vực cơ bản với tỷ trọng tuyệt đối trong nền kinh tế bất kể hiệu quả đích thực mà nó mang lại. Điều đó làm cho đất nước ta có một số lượng khổng lồ DNNN; dẫn đến tình trạng DNNN ở các ngành, các lĩnh vực, doanh nghiệp Trung ương, địa phương hoạt động chồng chéo, cạnh tranh lẫn nhau một cách vô tổ chức, gây khó khăn cho nhau trong sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, với số lượng lớn DNNN tồn tại như vậy, đã làm vượt quá khả năng nguồn lực về vốn và cán bộ quản lý có hiệu quả; khi nền kinh tế của nước ta chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường, theo đó các chính sách về kinh tế, tài chính đối với DNNN đã được thay đổi theo hướng tự do hóa giá cả; chi phí ngân sách Nhà nước bù lỗ, bù giá, bổ sung vốn lưu động cho DNNN đã bộc lộ yếu kém:

Thứ nhất, Hiệu quả sản xuất kinh doanh, sức cạnh tranh của các DNNN còn thấp, tốc độ phát triển chưa cao; không ít doanh nghiệp còn ỉ lại vào sự bảo hộ, bao cấp của Nhà nước.

Thứ hai, Doanh nghiệp nhà nước quy mô vẫn còn nhỏ, cơ cấu còn nhiều bất hợp lý, dàn trải, chồng chéo về ngành nghề và tổ chức quản lý; tổ chức quản lý trong các doanh nghiệp không phù hợp do quan niệm về sở hữu Nhà nước và quyền quản lý kinh doanh của giám đốc và tập thể người lao động trong doanh nghiệp.

Thứ ba, Công nợ của các DNNN ngày càng tăng; lao động thiếu việc làm và dôi dư còn lớn; trình độ quản lý phần lớn còn yếu kém.

Thứ tư, Trình độ kỹ thuật, công nghệ của doanh nghiệp nhà nước còn hết sức lạc hậu, không đáp ứng về yêu cầu sản xuất trong nền kinh tế thị trường. Theo đánh giá của Bộ Khoa học và Công nghệ thì trình độ kỹ thuật máy móc, trang thiết bị của chúng lạc hậu so với thế giới từ 2 - 3 thế hệ.

Thứ năm, Doanh nghiệp nhà nước kinh doanh không hiệu quả sẽ làm lãng phí, thất thoát nguồn lực quốc gia-khi Nhà nước cấm dân kinh doanh thì DNNN không có đối thủ cạnh tranh, sản xuất trong cơ chế hành chính quan liêu, bao cấp (đầu vào - đầu ra) đã làm cho mọi người lầm tưởng là chỉ có DNNN mới là lực lượng sản xuất quyết định, then chốt.

Thứ sáu, Cổ phần hóa làm cho sở hữu doanh nghiệp trở nên đa dạng hơn; xã hội hóa tư liệu sản xuất trong các doanh nghiệp thuộc một chủ - tạo ra sự tương thích nhất định của các giải pháp quản lý vĩ mô và vi mô; tạo cho những người lao động cơ hội thực sự làm chủ doanh nghiệp - nền dân chủ cổ phần. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao tính chủ động, tích cực của người lao động không chỉ đối với các vấn đề doanh nghiệp, mà cả đối với các vấn đề kinh tế-chính trị-xã hội đất nước.

Một phần của tài liệu Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh lai châu (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w