Quan điểm, chính sách của Đảng về cổ phần hoá doanh

Một phần của tài liệu Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh lai châu (Trang 32 - 37)

phát triển và hưng thịnh của doanh nghiệp. Quá trình CPH tạo cho người lao động được thực sự làm chủ doanh nghiệp thông qua việc mua cổ phần của doanh nghiệp, đồng thời cũng xác định được người chủ của doanh nghiệp sau khi CPH, thúc đẩy người lao động hăng say làm việc góp phần vào việc tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả của doanh nghiệp.

1.5. Quan điểm, chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước về cổphần hoá doanh nghiệp nhà nước phần hoá doanh nghiệp nhà nước

1.5.1. Quan điểm, chính sách của Đảng về cổ phần hoá doanh nghiệpnhà nước nhà nước

Chủ trương CPHDNNN lần đầu tiên đã được đề cập đến trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai-BCH TW khoá VII (tháng 1/1991):

Chuyển một số doanh nghiệp quốc doanh có điều kiện thành CTCP và thành lập một số công ty quốc doanh cổ phần mới, phải làm thí điểm, chỉ đạo chặt chẽ, rút kinh nghiệm chu đáo trước khi mở rộng phạm vi thích hợp.

Tiếp đó, tháng 1/1994, Nghị quyết Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII đã chỉ rõ:

Nguyên nhân cơ bản của tình trạng nhiều doanh nghiệp làm ăn kém hiệu qủa, tiêu cực, lãng phí là do tài sản của Nhà nước không có người làm chủ trực tiếp, có trách nhiệm và lợi ích rõ ràng đối với việc sử dụng có hiệu quả các tài sản và mục đích của CPH để thu hút thêm các nguồn vốn, tạo nên động lực, ngăn chặn tiêu cực, thúc đẩy DNNN làm ăn có hiệu quả; cần thực hiện các hình thức cổ phần hoá, có mức độ phù hợp với tính chất vả lĩnh vực sản xuất - kinh doanh; trong đó sở hữu Nhà nước chiếm tỷ lệ cổ phần chi phối.

Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 17/3/1995 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới để phát huy vai trò chủ đạo của DNNN đã nêu rõ phương châm tiến hành CPH, tỷ lệ bán cổ phần cho cán bộ công nhân viên trong và ngoài doanh nghiệp “tuỳ tỉnh chất loại hình DNNN mà tiến hành bản một tỷ lệ cổ phần cho cán bộ, công nhân viên và cá nhân ngoài doanh nghiệp”. Sau khi giá tình hình CPH và kết quả hoạt động bước đầu của các CTCP, ngày 4/4/1997, Bộ Chính trị đã có Thông báo số 63/TB-TW về triển khai tích cực, vững chắc việc CPH DNNN. Tư tưởng chỉ đạo cơ bản là CPH phải xuất phát từ yêu cầu phát triển DNNN. Phải làm cho tiềm lực kinh tế của Nhà nước tăng lên, làm cho tài sản Nhà nước tăng lên. Có chính sách khuyến khích cán bộ và công nhân trong doanh nghiệp mua cổ phần, hỗ trợ cho công nhân nghèo mua cổ phần. Cần phân loại DNNN làm cơ sở áp dụng các hình thức đa dạng hoá các hình thức CPH và tuỳ điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp mà xác định hình thức CPH phù hợp. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 BCH TW khoá VIII tháng 12/1997 nhấn mạnh thêm về đẩy mạnh, đổi mới và quản lý có hiệu quả các loại hình doanh nghiệp, tiếp tục chỉ rõ:

Đối với doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ 100 % vốn, cần lập kế hoạch CPH để tạo động lực phát triển, thúc đẩy làm ăn có hiệu quả. Sửa đổi, bổ sung các quy định, kiện toàn tổ chức chỉ đạo CPH các cấp. Thí điểm việc bán cổ phần cho người nước ngoài. Khuyến khích nông dân sản xuất nguyên liệu tham gia mua cổ phần ở các doanh nghiệp chế biến nông sản.

Hội nghị lần thứ 3 BCH TW (khóa IX) tháng 8/2001 đã ra Nghị quyết về sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN, chỉ rõ:

Việc xem xét, đánh giá hiệu quả của DNNN phải có quan điểm toàn diện cả về kinh tế, chính trị, xã hội; trong đó, lấy hiệu suất sinh lời trên vốn làm một trong những tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp kinh doanh, lấy kết quả thực hiện các chính sách xã hội làm tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp công ích“Kiên quyết điều chỉnh cơ cấu để DNNN có cơ cấu hợp lý, tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt và địa bàn quan trọng, chiếm thị phần đủ lớn đối với các sản phẩm và dịch vụ chủ yếu”; đẩy mạnh CPH những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần giữ 100 % vốn, xem đó là khâu quan trọng để tạo chuyển biến cơ bản trong việc nâng cao hiệu quả DNNN.

Nếu như những năm trước đây chỉ CPH những DNNN không giữ vai trò trọng yếu, thì năm 2004 Nghị quyết 34/NQ-TW của Bộ Chính trị (khoá IX) đã “mở rộng diện DNNN cần CPH, kể cả một số tổng công ty và doanh nghiệp lớn trong các ngành như điện lực, luyện kim, hoá chất, phân bón, xi măng, xây dựng, vận tải đường bộ, đường sông, hàng không, hàng hải, viễn thôn, bảo hiểm...”, đã mở rộng cả ngành nghề trước đây giữ độc quyền. Trên cơ sở đánh giá 3 năm thực hiện, để đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới phát triển và

nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN trong những năm tiếp theo, ngày 22/10/2004, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị 45-CT/TW về đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước trong 2 năm 2004-2005, trong đó yêu cầu các cấp, các ngành, nhất là các DNNN phải xác định việc sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN là một nhiệm vụ quan trọng cấp bách trong năm 2005 và những năm tiếp theo. Phải đẩy nhanh tiến độ và mở rộng hơn diện doanh nghiệp CPH, kể cả một số tổng công ty lớn trong một số ngành quan trọng. Chỉ thị cũng đưa ra những định hướng về cơ chế chính sách trong quá trình CPH, như: việc tiến hành CPH phải trên cơ sở phương án đầu tư phát triển sản xuất-kinh doanh, để xác định rõ nhu cầu vốn đầu tư, số cổ phần để lại bán cho người lao động trong doanh nghiệp và số cổ phần bán ra ngoài. Việc bán cổ phiếu phải công khai trong doanh nghiệp cũng như trên thị trường, kiên quyết không CPH khép kín trong nội bộ doanh nghiệp. Đến Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 BCH TW (khoá IX) tháng 2/2005 về một số chủ trương, chính sách, giải pháp lớn nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng thì quan điểm về CPH càng thông thoáng hơn:

Đẩy nhanh tiến độ CPH và mở rộng diện các DNNN cần CPH, kể cả một số tổng công ty và doanh nghiệp lớn... Giá trị tài sản DNNN thực hiện CPH, trong đó có giá trị quyền sử dụng đất, về nguyên tắc phải do thị trường quyết định. Việc mua bán cổ phiếu phải công khai trên thị trường, khắc phục tình trạng CPH khép kín trong nội bộ doanh nghiệp.

Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, tổng kết công tác CPH. Kịp thời rút kinh nghiệm, uốn nắn những lệch lạc, hoàn thiện cơ chế, chính sách để thực hiện ngày càng tốt hơn. Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng tháng 4/2006 tiếp tục chỉ rõ:

Đẩy mạnh việc sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN, trọng tâm là CPH. Cơ cấu lại DNNN, tập trung chủ yếu vào một số lĩnh vực kết cấu hạ tầng, tư liệu sản xuất và dịch vụ quan trọng của nền kinh tế, vào một số lĩnh vực công ích. Đẩy mạnh và mở rộng diện CPH, kể cả các tổng công ty nhà nước. Việc xác định giá trị DNNN được CPH, kể cả giá trị quyền sử dụng đất, phải theo cơ chế thị trường. Đề phòng và khắc phục những lệch lạc, tiêu cực trong quá trình CPH DNNN. Làm cho doanh nghiệp cổ phần ngày càng phát triển, trở thành hình thức tổ chức kinh tế phổ biến, thúc đẩy xã hội hóa sản xuất - kinh doanh và sở hữu.

Đến nay, công tác CPH DNNN vẫn luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Các chính sách mới ban hành đều nhằm mục tiêu là đẩy mạnh quá trình CPH DNNN, gỡ bỏ những ách tắc trong công tác CPH tại các DNNN. Từ năm 2016 đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành nghiên cứu, xây dựng ban hành đầy đủ, đồng bộ hệ thống cơ chế chính sách, pháp luật về cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại DNNN. Chưa khi nào chính sách về tái cấu trúc, chính sách đổi mới hoạt động DNNN được rõ ràng như hiện nay, từ chủ trương của Đảng, Nghị quyết của Chính phủ, tới quyết định của Thủ tướng Chính phủ như: Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg ngày 28/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí phân loại DNNN, doanh nghiệp có vốn Nhà nước và danh mục DNNN thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016-2020 (sau đây gọi tắt làQuyết định số 58/2016/QĐ-TTg), trong đó quy định cụ thể ngành nghề nào nhà nước giữ, ngành nghề nào nhà nước tiến hành thoái vốn triệt để. Năm 2016, cả nước đã cổ phần hóa được 66 doanh nghiệp; Năm 2017, đã cổ phần hóa 69 doanh nghiệp, trong 11 tháng đầu năm 2018 đã cổ phần hóa 12 doanh nghiệp. Trong giai đoạn từ 2016 đến tháng 11/2018, cả nước đã thoái được 17.826 tỷ đồng, thu về 155.735 tỷ đồng, đã chuyển 135.000 tỷ đồng từ Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp

vào ngân sách nhà nước. Trong năm 2017, theo báo cáo của 294 doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của Nhà nước thì tổng tài sản theo báo cáo hợp nhất của các doanh nghiệp cổ phần là 543.858 tỷ đồng, tăng 6% so với thực hiện năm 2016; Vốn chủ sở hữu theo báo cáo hợp nhất của các doanh nghiệp cổ phần năm 2017 là 210.035 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2016; tổng doanh thu đạt 482.545 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2016; .... [13].

Tóm lại, CPH DNN là giải pháp quan trọng trọng sắp xếp, đổi mới, cơ cấu lại DNNN. Quan điểm của Đảng, Nhà nước là tiếp tục thực hiện nghiêm công tác phòng chống tham nhũng tiêu cực, khắc phục khuyết điểm, hạn chế trong cổ phần hóa, thoái vốn DNNN, Chính phủ sẽ chủ động chỉ đạo các bộ ngành tập trung rà soát, hoàn thiện cơ chế chính sách để khắc phục tình trạng này. Thủ tướng cũng yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty, DNNN phải tập trung hơn nữa cho việc thực hiện nhiệm vụ phát triển sản xuất, kinh doanh, không để ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội. Mục tiêu nhất quán của CPH DNNN là để huy động vốn, tạo điều kiện để người lao động được làm chủ thực sự trong doanh nghiệp, tạo động lực bên trong, thay đổi phương thức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp, làm tăng tài sản Nhà nước và thay đổi cơ cấu doanh nghiệp. Phương châm chỉ đạo của Đảng là đẩy mạnh và mở rộng diện CPH DNNN; đối tượng bán cổ phần bao gồm mọi cá nhân trong và ngoài doanh nghiệp, các tổ chức pháp nhân khác để huy động vốn cho đầu tư phát triển, không CPH khép kín trong nội bộ doanh nghiệp; chú trọng tạo điều kiện cho cán bộ, công nhân, viên chức trong doanh nghiệp có sở hữu cổ phần. Giá trị tài sản DNNN thực hiện CPH, trong đó có giá trị quyền sử dụng đất là do thị trường quyết định.

Một phần của tài liệu Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh lai châu (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w