Từ kinh nghiệm CPH ở một số nước trên thế giới có thể gợi ý một số vấn đề có tính chất chung cho quá trình tiến hành CPH DNNN ở Việt Nam.
Tính phổ biến của quá trình CPH DNNN được triển khai mạnh mẽ và mang tính chất toàn cầu. Nó được xem là một giải pháp cần thiết, khách quan, xuất phát từ việc đánh giá khả năng các ưu điểm của CTCP trong nền kinh tế thị trường. CPH giải quyết được những vấn đề bức bách của DNNN là nguồn vốn, tổ chức bộ máy và lao động, cơ chế quản lý hành chính nhà nước, trách nhiệm của chủ sở hữu cụ thể. Vì vậy, ở nước ta việc CPH DNNN là một đòi hỏi khách quan và mang tính chất phổ biến như các nước trong khu vực và thế giới.
Tính đặc thù của quá trình CPH DNNN được phản ánh trong việc tổ chức thực hiện lựa chọn phương pháp, mục tiêu, cách tổ chức, .... Ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển (đã có sự hoạt động mạnh mẽ của TTCK) thì việc tiến hành CPH thuận lợi hơn nhiều so với những nước có nền kinh tế thị trường chậm phát triển và TTCK chưa hình thành. Quan niệm về vai trò và các lĩnh vực cần được khu vực kinh tế nhà nước nắm giữ cũng như hình thức
tổ chức các DNNN đều có sự khác nhau, do đó dẫn đến quá trình CPH các doanh nghiệp này cũng khác nhau, tuỳ theo đặc điểm của mỗi nước. Ở Việt Nam, cũng cần chú ý đến tính đặc thù về điều kiện quy định mục tiêu, phương pháp, bước đi trong quá trình CPH các DNNN. Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm tiến hành CPH ở các nước có những điều kiện tương đồng nhưng cần chú ý đến tính đặc thù của mỗi nước để sàng lọc và thử nghiệm kỹ càng cho phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
Tính chiến lược của quá trình CPH DNNN là một bộ phận của cải cách toàn bộ nền kinh tế, do đó đòi hỏi phải được suy xét và hành động mang tính chiến lược cao. Hầu hết các nước đều có một cơ quan đại diện đứng đầu hoàn toàn chịu trách nhiệm đối với quá trình CPH. Đây là một yếu tố góp phần cho sự thành công của quá trình CPH ở nhiều nước. Đối với nước ta, CPH là một công việc quan trọng trong công cuộc đổi mới quản lý kinh tế, nâng cao hiệu quả sản sản xuất-kinh doanh. Để thực hiện thành công quá trình CPH, từ trung ương đến địa phương cần phải có biện pháp khuyến khích và tạo điều kiện cho các DNNN đẩy nhanh tiến độ CPH cũng như nâng cao năng lực để đủ sức cạnh tranh trong nền KTTT nhiều thành phần như hiện nay.
Tính phân chia giai đoạn, CPH là quá trình đòi hỏi qua nhiều giai đoạn, nhưng giữa chúng không có sự phân biệt rạch ròi mà chỉ mang tính tương đối nhằm chuẩn bị các điều kiện về một tổ chức, lựa chọn các mục tiêu, sử dụng phương pháp thực hiện, kiểm soát và điều chỉnh quá trình cổ phần, .... Ở Việt Nam, CPH là công việc phức tạp và còn tồn tại một số những hạn chế nhất định. Do vậy quá trình này cần phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm và có những bước đi cụ thể, tránh chủ quan, nóng vội, duy ý chí, muốn hoàn thành ngay trong một thời gian ngắn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
CPH DNNN là Nhà nước bán một phần hay toàn bộ giá trị cổ phần của mình trong doanh nghiệp cho các đối tượng,tổ chức hay tư nhân trong và ngoài nước hoặc cho cán bộ công quản lý và công nhân của doanh nghiệp bằng đấu giá công khai hay thông qua thị trường chứng khoán. Qua phân tích, tổng hợp, nhìn chung quy định của pháp luật hiện hành về CPH DNNN, khá cụ thể, có nhiều điểm mới nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập trong quá trình áp dụng. Tuy nhiên, một số quy định còn chưa rõ ràng, nhiều điểm còn gặp nhiều vướng mắc, các văn bản pháp luật khi áp dụng vào thực tế chưa được thống nhất. Điều đó đã gây cản trở trong quá trình thực hiện pháp luật.
Việc điều chỉnh, hoàn thiện quy định của pháp luật về CPH DNNN là một yêu cầu khách quan nhằm bảo vệ và định hướng cho sự phát triển kinh tế- xã hội của Nhà nước, tạo khung pháp lý để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực trong hoạt động doanh nghiệp. Một số nội dung điều chỉnh pháp luật đối với CPH DNNN có thể kể đến như: Căn cứ, trình tự, thủ tục; hậu quả pháp lý của quá trình CPH.
Chương 1 của luận văn đưa ra khái niệm CPH; đặc điểm CPH, DNNN; yêu cầu đặt ra đối với việc CPH DNNN; xu hướng tất yếu của quá trình CPH DNNN; quan điểm, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về CPH DNNN; kinh nghiệm CPH ở một số nước và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. Nội dung của Chương I luận văn là nền tảng lý luận, làm tiền đề cho việc nghiên cứu thực tiễn pháp luật Việt Nam về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại tỉnh Lai Châu cũng như hoàn thiện pháp luật về CPH DNNN.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN
TẠI TỈNH LAI CHÂU