Tổng quan về gian lận thuế thu nhập cá nhân

Một phần của tài liệu Kiểm soát gian lận thuế thu nhập cá nhân ở việt nam (Trang 27 - 30)

1.2.2.1. Khái niệm gian lận

Gian lận là một thuật ngữ pháp lý rộng, dùng để chỉ các hành vi không trung thực, cố ý sử dụng sự lừa dối để tước đoạt tiền, tài sản hoặc các quyền hợp pháp của người khác một cách bất hợp pháp. Có rất nhiều trường hợp gian lận, nếu gian lận vi phạm luật dân sự thì người gian lận sẽ phải chịu hình phạt là tiền hoặc cũng có thể thu hồi và phải bồi thường theo đúng quy định của luật dân sự. Nếu gian lận vi phạm luật hình sự, dẫn đến việc phạm tội nghiêm trọng

thì người gian lận có thể sẽ phải chịu phạt tù hoặc truy tố hình sự theo đúng quy định pháp luật với khung hình phạt mà người gian lận gây ra.

Một trong những nghề mà có nhiều đối tượng gian lận và bị điều tra lĩnh mức phạt cao đó chính là gian lận kế toán. Hành vi gian lận được gắn liền với tính vụ lợi (tham ô, biển thủ tài sản, xuyên tạc thông tin, làm sai lệch báo cáo tài chính với mục đích đem lại ích lợi cho cá nhân hay một bộ phận…). Việc phát hiện và nhận biết về gian lận thường khó khăn vì nó được che giấu bằng hành vi cố ý, tinh vi.

Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 240: “Gian lận là hành vi cố

ý do một hay nhiều người trong Ban quản trị, Ban Giám đốc, các nhân viên hoặc bên thứ ba thực hiện bằng các hành vi gian dối để thu lợi bất chính hoặc bất hợp pháp” [2].

1.2.2.2.Đặc trưng gian lận thuế thu nhập cá nhân

Gian lận là một khái niệm pháp lý khá rộng nhưng để phục vụ cho mục tiêu của các chuẩn mực kế toán, của quy định pháp luật thuế; cán bộ thuế cần đánh giá sự tuân thủ luật pháp trên tất cả các khía cạnh của thuế như đăng ký, kê khai, nộp thuế, hoàn thuế và kiểm tra thuế. Đồng thời, cần triển khai và đi sâu đánh giá tác động của các sắc thuế đến đời sống kinh tế xã hội, ảnh hưởng và tác động của từng sắc thuế đến tăng trưởng và phát triển bền vững của nền kinh tế.

Gian lận thuế TNCN là hành vi thiếu trung thực, cố ý làm sai lệch thông tin liên quan đến tính thuế TNCN, kê khai sai thu nhập chịu thuế, kê khai khống số lượng người phụ thuộc… để thực hiện không đúng nghĩa vụ nộp thuế TNCN, làm giảm số thuế TNCN phải nộp. Đối với cá nhân nộp thuế, họ có thể không kê khai, kê khai không đủ hoặc tìm cách khai báo không chính xác số thu nhập thực tế mà họ nhận được. Đối với tổ chức chi trả thu nhập có nghĩa vụ nộp thuế cho người lao động của mình, họ có thể kê khai mức tiền

lương, tiền công của người lao động thấp hơn so với thực tế, hoặc cũng có thể chi trả thêm tiền thưởng bên cạnh thu nhập chính thức, và không kê khai khoản tiền này nhằm trốn thuế hoặc làm giảm nghĩa vụ nộp thuế của mình.

Gian lận thuế là hành vi vi phạm chính sách thuế của nhà nước thông qua việc chủ thể không hoàn thành hoặc hoàn thành không đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế, được quy định tại Thông tư 166/2013/TT-BTC (được thay thế bởi Nghị định 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 có hiệu lực từ 05/12/2020) bao gồm:

“…

a) Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc kể từ ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm b, c khoản 4 và khoản 5 Điều 13 Nghị định này.

b) Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp, không khai, khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, được miễn, giảm thuế, trừ hành vi quy định tại Điều 16 Nghị định này.

c) Không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp người nộp thuế đã khai thuế đối với giá trị hàng hóa, dịch vụ đã bán, đã cung ứng vào kỳ tính thuế tương ứng; lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ sai về số lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ để khai thuế thấp hơn thực tế và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.

d) Sử dụng hóa đơn không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp hóa đơn để khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm.

đ) Sử dụng chứng từ không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp chứng từ; sử dụng chứng từ, tài liệu không phản ánh đúng bản chất giao dịch hoặc giá trị giao dịch thực tế để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế

được miễn, giảm, số tiền thuế được hoàn; lập thủ tục, hồ sơ hủy vật tư, hàng hóa không đúng thực tế làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, được miễn, giảm.

e) Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng, khai thuế với cơ quan thuế) Người nộp thuế có hoạt động kinh doanh trong thời gian xin ngừng, tạm ngừng hoạt động kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 10 Nghị định này.” (trích khoản 1 Điều 17 Nghị định

125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020)

Một phần của tài liệu Kiểm soát gian lận thuế thu nhập cá nhân ở việt nam (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w