Các hành vi gian lận thuế thu nhập cá nhân

Một phần của tài liệu Kiểm soát gian lận thuế thu nhập cá nhân ở việt nam (Trang 57 - 66)

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng kiểm soát gian lận thuế thu nhập cá nhân

3.2.1. Các hành vi gian lận thuế thu nhập cá nhân

3.2.1.1. Không tự giác kê khai thuế thu nhập cá nhân

Hiện nay, việc xác định thuế TNCN chủ yếu dựa vào việc tự kê khai của cá nhân và tổ chức chi trả thu nhập. Như vậy có thể nói, phần lớn Nhà nước dựa vào sự tự giác của người dân trong việc thu thuế TNCN, mà sự tự

TỔNG CỤC THUẾ

Vụ Quản lý thuế Doanh nghiệp nhỏ và vừa và Hộ kinh doanh, cá nhân

CỤC THUẾ

Phòng Quản lý thuế thu nhập cá nhân

CHI CỤC THUẾ

giác này lại không có gì đảm bảo được. Do đó, việc gian lận thuế trong kê khai TNCN là một điều tất yếu.

Thực trạng một số người mẫu, ca sĩ có thu nhập cao nhưng có biểu hiện không đóng đầy đủ thuế TNCN. Tại Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh: năm 2015, kiểm tra hồ sơ khai thuế TNCN của 26 nghệ sĩ và truy thu 6,3 tỷ đồng; năm 2016, truy thu thuế 6,7 tỷ đồng từ 12 nghệ sĩ; năm 2017, truy thu hơn 5,2 tỷ đồng của 06 nghệ sĩ; năm 2018, truy thu hơn 2,2 tỷ đồng của 02 ca (Nguồn Tổng cục Thuế). Một chiêu phổ biến để trốn thuế của những cá nhân này là thanh toán tiền cát - xê bằng tiền mặt, không lấy hóa đơn của đơn vị tổ chức biểu diễn.

3.2.1.2. Lấy lương cơ bản làm cơ sở tính thuế với người lao động, số tiền chênh lệch đưa vào tiền tăng ca, tiền thưởng chuyển thành tiền ngoài giờ để trốn thuế thu nhập cá nhân.

Căn cứ quy định tại khoản 9 Điều 4 Luật Thuế TNCN 2007 các khoản thu nhập được miễn thuế, hướng dẫn cụ thể tại điểm I khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định: “Phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm trong giờ”.

Căn cứ vào quy định trên, thì khi người lao động làm thêm giờ vào ngày thường, ngày nghỉ hàng tuần, ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, làm thêm giờ vào ban đêm mà được trả mức lương cao hơn so với tiền lương làm việc vào giờ làm việc bình thường, thì phần thu nhập chênh lệch do người sử dụng lao động trả cao hơn so với ngày thường sẽ được trừ ra khỏi thu nhập tính thuế khi tính thuế TNCN.

Công ty cổ phần thương mại Nguyễn Kim thực hiện quyết toán thuế TNCN hàng năm nhưng không nộp thuế TNCN theo quy định mà chuyển từ tiền lương, tiền thưởng thành tiền tăng ca, làm thêm giờ để trốn thuế TNCN.

Có thời điểm lương giám đốc thực nhận 300 triệu đồng/tháng, nhưng Công ty Nguyễn Kim chỉ khai thuế 30 triệu đồng/tháng. Số tiền chênh lệch 270 triệu đồng đã được chuyển thành tiền lương tăng ca để được miễn thuế TNCN. Đồng thời toàn bộ hàng nghìn nhân viên của Điện máy Nguyễn Kim đều được “tổ chức” trốn thuế theo cách như vậy, dẫn đến không nộp vào ngân sách là 104 tỷ đồng tiền thuế TNCN [43].

3.2.1.3. Kẽ hở trong việc xác định số lượng đối tượng được giảm trừ gia cảnh

Để tránh tình trạng gian lận về người phụ thuộc, CQT tự động đăng ký mã số thuế khi NNT đăng ký giảm trừ gia cảnh theo quy định. Tuy nhiên, trên thực tế, rất nhiều trường hợp hoặc do vô tình, hoặc do cố ý đã khai trùng người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh. Tình trạng kê khai khống số lượng người phụ thuộc để được khấu trừ thu nhập chịu thuế, kê khai chồng chéo người phụ thuộc để được tăng mức giảm trừ nhằm tránh nộp thuế TNCN đang là hành vi gian lận trên báo cáo quyết toán thuế TNCN của DN.

3.2.1.4. Gian lận thuế thu nhập cá nhân trong giao dịch chuyển nhượng bất động sản bằng cách ghi giá trên hợp đồng thấp hơn giá thực tế mua bán

Điều 17 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định: Giá chuyển nhượng đối với chuyển nhượng quyền sử dụng đất không có công trình xây dựng trên đất là giá trị ghi trên hợp đồng chuyển nhượng tại thời điểm chuyển nhượng. Giá chuyển nhượng đối với chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với công trình xây dựng trên đất, kể cả công trình xây dựng hình thành trong tương lai là giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng tại thời điểm chuyển nhượng.

Trường hợp trên hợp đồng chuyển nhượng không ghi giá đất hoặc giá đất trên hợp đồng chuyển nhượng thấp hơn giá do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thì giá chuyển nhượng đất là giá do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm chuyển nhượng theo quy định quả pháp luật về đất đai. Trường hợp chuyển nhượng nhà gắn liền với đất thì phần giá trị nhà, kết cấu

hạ tầng và công trình kiến trúc gắn liền với đất được xác định căn cứ theo giá tính lệ phí trước bạ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không có quy định giá tính lệ phí trước bạ nhà thì căn cứ vào quy định của Bộ Xây dựng về phân loại nhà, về tiêu chuẩn, định mức xây dựng cơ bản, về giá trị còn lại thực tế của công trình trên đất.

Như vậy, hệ thống văn bản pháp luật thuế TNCN quy định giá chuyển nhượng là giá thực tế ghi trên hợp đồng, tại thời điểm chuyển nhượng nhưng không thấp hơn giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định. Thực tế trên thị trường bất động sản, giá đất mua bán thường cao hơn giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định nhưng do căn cứ xác định thuế TNCN của người bán và lệ phí trước bạ của người mua là giá chuyển nhượng; vì lợi ích của cả người mua và người bán, nên họ thường thỏa thuận ghi giá trên hợp đồng chuyển nhượng thấp hơn thực tế, trong trường hợp này, chỉ Nhà nước chịu thất thu thuế.

Ngày 19/9/2019, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Khánh Hòa ban hành “Kết luận điều tra vụ án hình sự” số 1197/KLĐT-PC03 đề nghị truy tố tội “Trốn thuế” đối với 4 bị can, gồm: Nguyễn Thị Ngọc Hạnh, Ngô Văn Lắm, Trần Vũ Hải và Ngô Tuyết Phương. Đây là vụ án trốn thuế trong giao dịch chuyển nhượng bất động sản tại địa chỉ số 87/40, đường Tuệ Tĩnh, phường Lộc Thọ, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, gây thất thu cho NSNN 280.251.302 đồng.

Năm 2016, vợ chồng ông Hải mua của bà Hạnh 01 thửa đất tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa với giá 16.153.500.000 đồng. Tuy nhiên, khi thực hiện thủ tục công chứng, ngày 10/8/2016, các bên tiến hành lập 03 hợp đồng, gồm: Hợp đồng chuyển nhượng số 1216 ghi giá chuyển nhượng 12 tỷ đồng; tiếp đó các bên lập 01 văn bản thỏa thuận có nội dung hủy hợp đồng số 1216; sau đó ký tiếp hợp đồng số 1218 ghi giá chuyển nhượng 1,8 tỷ đồng. Sau khi công chứng, phía người bán dùng hợp đồng số 1218 có thể hiện giá

1,8 tỷ đồng để kê khai thuế, nhưng Chi Cục thuế Nha Trang nhận thấy giá trên hợp đồng này thấp hơn bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa quy định, nên đã áp thuế theo mức bảng giá 2,14 tỷ đồng và phía bà Hạnh đã nộp thuế theo mức này với số tiền 42.818.698 đồng.

Theo Kết luận giám định của Giám định viên Nguyễn Văn Trang thuộc Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa ngày 06/8/2018: “Hành vi trên thuộc khoản 5 Điều 108 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH 11 (ngày 29/11/2006) đã được Quốc hội sửa đổi, bổ sung theo Luật số 21/2012/QH13 (ngày 20/11/2012) quy định về việc xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế, số tiền 280.251.302 đồng (khoản thuế được tính thêm từ 2,14 tỷ đồng đến 16,1535 tỷ đồng). [43]

3.2.1.5. Chuyển nhượng hoặc tặng cho qua trung gian

Theo quy định của Luật Thuế TNCN thì việc chuyển nhượng hay tặng cho bất động sản giữa một số cá nhân có quan hệ gia đình với nhau cũng được miễn thuế. Cụ thể, tại Khoản 1, Điều 4 trong Luật Thuế TNCN năm 2007 quy định thu nhập được miễn thuế như sau: “Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (bao gồm cả nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản) giữa: Vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị em ruột với nhau”.

Và trong thực tế nhiều người lợi dụng việc miễn thuế TNCN từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng, cha mẹ đẻ với con đẻ, cha mẹ nuôi với con nuôi, bố mẹ chồng với con dâu, bố mẹ vợ với con rể, ông bà nội với cháu nội, ông bà ngoại với cháu ngoại, anh chị em ruột với nhau để chuyển nhượng cho người thân trong gia đình chưa sở hữu bất động sản rồi chuyển nhượng lại để trốn thuế.

Hai ông Nguyễn Văn B và Trần Văn C là anh em rể, có nhu cầu chuyển nhượng bất động sản cho nhau. Theo quy định của pháp luật thì khi thực hiện việc chuyển nhượng bất động sản, ông B và ông C không thuộc đối tượng được miễn thuế. Tuy nhiên, để lách luật và tránh không phải nộp thuế, ông B làm thủ tục chuyển nhượng bất động sản cho cha vợ. Sau đó, người cha vợ lại chuyển nhượng tiếp cho ông C cũng là con rể. Như vậy, trên thực tế đã diễn ra 2 lần chuyển nhượng bất động sản, nhưng cả 2 lần đều thuộc đối tượng được miễn thuế. Và chính bằng cách này, người chuyển nhượng bất động sản đã không phải nộp thuế, còn nhà nước thì thất thu thuế.

3.2.1.6. “Lách luật” nhà ở, đất ở duy nhất được miễn thuế

Tại Khoản 2, Điều 4 của Luật Thuế TNCN 2007 quy định về miễn thuế TNCN khi chuyển nhượng như sau: “Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp người chuyển nhượng chỉ có duy nhất một nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam”. Cá nhân chuyển nhượng có duy nhất một nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam theo quy định tại khoản này phải đáp ứng các điều kiện sau: Tại thời điểm chuyển nhượng, cá nhân chỉ có quyền sở hữu, quyền sử dụng một nhà ở hoặc một thửa đất ở (bao gồm cả trường hợp có nhà ở hoặc công trình xây dựng gắn liền với thửa đất đó); thời gian cá nhân có quyền sở hữu, quyền sử dụng nhà ở, đất ở tính đến thời điểm chuyển nhượng tối thiểu là 183 ngày; nhà ở, quyền sử dụng đất ở được chuyển nhượng toàn bộ; việc xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng nhà ở, đất ở căn cứ vào giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng nhà ở, đất ở. Cá nhân có nhà ở, đất ở chuyển nhượng có trách nhiệm kê khai và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của việc kê khai. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền phát hiện kê khai sai thì không được miễn thuế và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, theo quy định nêu trên, để được hưởng chính sách miễn thuế TNCN, cá nhân phải đáp ứng được các điều kiện: Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp người chuyển nhượng chỉ có duy nhất một nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam. Theo hướng dẫn của Bộ Tài chính thì người chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất khi chuyển nhượng sẽ làm bản tự khai và viết cam kết về việc chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất (có xác nhận của Ủy ban nhân dân phường, xã), đồng thời họ tự chịu trách nhiệm về tính trung thực trong bản tự khai. Sau này, nếu CQT phát hiện lời khai không đúng thì người khai sẽ bị xử lý bằng cách truy thu thuế và phạt về hành vi gian lận thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế.

Và nhiều NNT đã cố tình kê khai sai để không phải nộp thuế. Thực tế này đang diễn ra khá phổ biến, gây thất thu lớn cho ngân sách, vì hiện nay hệ thống thông tin quản lý cá nhân ở nước ta chưa thể kết nối trên phạm vi toàn quốc. Do đó, các cơ quan chức năng không thể quản lý được việc sở hữu bất động sản của từng cá nhân trên nhiều tỉnh, thành phố khác nhau.

Ông Nguyễn Văn A có một căn nhà ở tỉnh Vĩnh Phúc, khi chuyển nhượng thì ông A làm bản cam kết với CQT ở thành phố Vĩnh Yên về việc chỉ có 1 bất động sản duy nhất là căn nhà đó để có thể được miễn thuế TNCN. Nhưng thực tế thì CQT thành phốVĩnh Yên không thể biết được là ngoài căn nhà ở tỉnh Vĩnh Phúc, ông A còn có thêm một căn nhà ở thành phố Hà Nội. Bất động sản này ông A mua để cho các con ông có nơi ăn, chỗ nghỉ trong thời gian học đại học tại thành phố Hà Nội. Chính từ kẽ hở này, ông A đã tránh được một khoản tiền thuế lên đến cả chục và có khi trăm triệu đồng tùy vào giá bán của căn nhà. Ngược lại, Nhà nước đã bị thất thu số tiền thuế tương ứng.

3.2.1.7. Gian lận thuế thu nhập cá nhân qua hình thức giao dịch bằng tiền mặt

Các giao dịch cá nhân như mua bán, chuyển nhượng tài sản, trả thù lao bằng tiền mặt; khoảng 80-90% thanh toán thương mại điện tử đều dưới hình thức nhận hàng và trả tiền mặt. Đặc biệt, phần lớn những cá nhân kinh doanh online đều không xuất hóa đơn, nhận tiền mặt khi giao hàng, nhất là hàng tiêu dùng. Các DN cung cấp dịch vụ xuyên biên giới hay các cá nhân kinh doanh qua mạng hàng năm đang thu được một nguồn lợi lớn từ thị trường Việt Nam thì CQT vẫn rất khó trong việc tìm ra giải pháp để buộc các tổ chức, cá nhân này đóng thuế theo quy định của pháp luật; xác định được đúng doanh thu nhằm tính đúng, đủ tiền thuế.

Bên cạnh đó thuế TNCN chủ yếu thực hiện biện pháp khấu trừ tại nguồn: Cơ quan chi trả thu nhập khấu trừ thuế trước khi chi trả thu nhập đối với nhiều khoản thu nhập chịu thuế như: thu nhập tiền lương, tiền công, chứng khoán, đầu tư vốn, … Tuy nhiên, việc kiểm tra kiểm soát, việc khấu trừ thuế chưa chặt chẽ cùng với thị trường tiền mặt khá phổ biến nên dẫn đến tình trạng chưa bình đẳng trong thu thuế. Các cá nhân làm việc tại cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp, DN, văn phòng đại diện… thì cơ quan chi trả thực hiện khấu trừ thuế tương đối đầy đủ, nghiêm túc. Ngược lại cá nhân hành nghề có thu nhập vãng lai nhiều nơi: bán hàng đa cấp, bán hàng qua mạng, ca sỹ, nghệ sỹ, người mẫu… chưa kiểm soát được thu nhập dẫn đến thiếu bình đẳng về nghĩa vụ thuế.

3.2.1.8. Gian lận thuế thu nhập cá nhân trong lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử

Tính đến nay, các loại hình kinh doanh thương mại điện tử mới nhất trên thế giới như cung cấp các dịch vụ kết nối vận tải Grab, đặt phòng trực tuyến khách sạn Agoda, Traveloka, quảng cáo trực tuyến trên Google, Facebook… đều đã có mặt ở Việt Nam. Nhiều cá nhân tại Việt Nam nhận

những khoản tiền lên đến hàng chục tỉ đồng từ Facebook, Google… nhưng không tự giác kê khai và nộp thuế.

Theo dữ liệu do các ngân hàng thương mại cổ phần cung cấp thì số lượng tổ chức, cá nhân mở tài khoản tại các ngân hàng là 18.304 tổ chức, cá nhân; với tổng số thu nhập nhận được từ các trang mạng xã hội Google,

Facebook, Youtube là hơn 1.000 tỷ đồng. Năm 2018, CQT thu thuế thương mại điện tử từ các DN kê khai và nộp khoảng 800 tỷ đồng, năm 2019 là trên 1.000 tỷ đồng. Tuy nhiên số thu này chưa phản ánh được thực tế hoạt động kinh doanh trên các nền tảng thương mại điện tử. Các kênh Youtuber như bà Tân Vlog được

Một phần của tài liệu Kiểm soát gian lận thuế thu nhập cá nhân ở việt nam (Trang 57 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w