Bài học kiểm soát gian lận thuế thu nhập cá nhân cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Kiểm soát gian lận thuế thu nhập cá nhân ở việt nam (Trang 44)

Từ nghiên cứu kinh nghiệm kiểm soát gian lận thuế TNCN tại một số nước, có thể rút ra bài học cho Việt Nam như sau:

Một là, nghiên cứu, áp dụng toàn diện mô hình quản lý tuân thủ trong quản lý thuế, là cơ sở để triển khai áp dụng có hiệu quả phương pháp thanh tra, kiểm tra. Hoàn thiện hệ thống các tiêu chí đánh giá, phân tích rủi ro phục vụ cho việc lựa chọn đối tượng thanh tra, kiểm tra.

Hai là, xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung về DN; đào tạo, nâng cao kỹ năng quản lý và phân tích thông tin cho cán bộ thanh tra, kiểm tra. Hoàn thiện và trang bị các công cụ hỗ trợ cho cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế như: công cụ điện tử cho phép truy cập cơ sở dữ liệu và kiểm tra các hồ sơ khai thuế của DN trong quá trình thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của DN; các công cụ sử dụng trực tiếp trên máy tính xách tay đáp ứng các yêu cầu nghiệp vụ của cán bộ thanh tra, kiểm tra…

Ba là, nghiên cứu, kiện toàn bộ máy thanh tra, kiểm tra thuế, theo đó bên cạnh việc xây dựng, kiện toàn mô hình quản lý thuế theo chức năng đảm bảo chuyên sâu, chuyên nghiệp, có thể đề xuất thành lập thêm một bộ phận chuyên nghiệp đa chức năng để quản lý, thanh tra, kiểm tra các DN lớn; nghiên cứu thành lập bộ phận chuyên trách chịu trách nhiệm thu thập, quản lý thông tin về DN, xây dựng, hoàn thiện các tiêu chí đánh giá rủi ro và đánh giá rủi ro tập trung về DN.

Bốn là, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm thuế TNCN. CQT nếu phát hiện ra các trường hợp sai phạm và có những bằng chứng cụ thể chứng minh hành vi trốn thuế thì phải có trách nhiệm xử phạt rõ ràng; nếu NNT có hành vi chống đối thì cần có sự can thiệp của cơ quan công an. Việc xử lý nghiệm minh sẽ là điều kiện quan trọng nhằm giảm bớt các trường hợp vi phạm, nếu NNT không nộp thuế đầy đủ sẽ bị xử lý truy tố hình sự.

Kết luận chương 1

Trong chương 1, tác giả đã trình bày cơ sở lý luận tổng quan về thuế TNCN, gian lận thuế TNCN, công tác kiểm soát gian lận thuế TNCN, đồng

thời đánh giá các yếu tố tác động đến gian lận thuế TNCN. Để hạn chế, ngăn chặn tình trạng trốn thuế, gian lận thuế thu nhập cá nhân, vai trò kiểm soát gian lận thuế của cơ quan thuế là vô cùng quan trọng. Cơ quan thuế cần thực hiện đúng quy trình, đảm bảo công bằng cho NNT và hạn chế thất thu NSNN. Bên cạnh đó, tác giá trình bày kinh nghiệm quản lý và kiểm soát gian lận thuế TNCN trên thế giới và đưa ra bài học kiểm soát gian lận thuế TNCN cho Việt Nam, giúp Việt Nam có những biện pháp nhằm chống thất thu thuế một cách phù hợp với đất nước của mình. Dựa trên cơ sở đó, tác giả tiếp tục phát triển nghiên cứu cho luận văn. Chương 2 tác giả sẽ trình bày quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu để đánh giá thực trạng công tác kiểm soát gian lận thuế TNCN ở Việt Nam.

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Quy trình nghiên cứu

2.1.1. Xác định vấn đề nghiên cứu

Đây là bước quan trọng trong quá trình nghiên cứu để xác định đúng vấn đề nghiên cứu.

Mục tiêu chung: đánh giá công tác kiểm soát gian lận thuế TNCN ở Việt Nam giai đoạn 2015-2020, từ đó đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác kiểm soát gian lận thuế TNCN.

Mục tiêu cụ thể:

Đánh giá thực trạng công tác kiểm soát gian lận thuế TNCN giai đoạn 2015-2020.

Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát gian lận thuế TNCN. Đề xuất giải pháp kiểm soát gian lận thuế TNCN.

2.1.2. Cách tiếp cận

Đề tài áp dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, phối hợp giữa định tính và định lượng để đánh giá phân tích công tác kiểm soát gian lận thuế TNCN, qua đó đề xuất một số giải pháp tăng cường kiểm soát gian lận thuế TNCN ở Việt Nam trong thời gian tới.

Mục tiêu của nghiên cứu định lượng trong luận văn là tập trung vào việc đánh giá tác động của các yếu tố chính sách thuế, quản lý thuế và NNT để phân tích công tác kiểm soát gian lận thuế của CQT; qua đó tìm ra giải pháp hạn chế gian lận thuế TNCN ở Việt Nam.

Với cách tiếp cận định tính thông qua phương pháp tổng hợp, thống kê, mô tả, phân tích tình huống quản lý điển hình nhằm đánh giá thực trạng kiểm soát gian lận thuế TNCN, từ đó đề xuất giải pháp tăng cường kiểm soát gian lận thuế TNCN.

2.1.3. Thiết kế nghiên cứu

Hình 2.1: Quá trình thiết kế nghiên cứu

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Quá trình nghiên cứu gồm 3 giai đoạn chính:

Giai đoạn 1: Thống kê, mô tả, thu thập dữ liệu.

Đây là giai đoạn bắt đầu nghiên cứu, giai đoạn này cần phải chuẩn bị kĩ lưỡng, việc tiến hành tập hợp nguồn dữ liệu cần phải diễn ra trung thực, khách quan. Việc thu thập nguồn dữ liệu được thực hiện thông qua 2 bước cơ bản sau:

+ Bước 1: Thống kê, mô tả dữ liệu thứ cấp.

Dữ liệu thứ cấp được thống kê dựa trên các văn bản pháp luật thuế, các

Thống kê, mô tả dữ liệu thứ cấp

Thống kê, mô tả dữ liệu

thứ cấp Thu thập báo cáo tại Thu thập báo cáo tại Tổng cục ThuếTổng cục Thuế

Các nguồn dữ liệu

Các nguồn dữ liệu

Chỉ tiêu định tính

Chỉ tiêu định tính

Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến gian lận thuế TNCN và công tác kiểm soát gian lận thuế

TNCN, đề xuất giải pháp tăng cường công tác kiểm soát gian lận thuế TNCN

Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến gian lận thuế TNCN và công tác kiểm soát gian lận thuế

TNCN, đề xuất giải pháp tăng cường công tác kiểm soát gian lận thuế TNCN

Chỉ tiêu định lượng

Chỉ tiêu định lượng

công trình nghiên cứu, các bài báo trên tạp chí thuế. Từ văn bản pháp luật thuế, tác giả thực hiện mô tả, trình bày khái niệm thuế TNCN, gian lận thuế TNCN, công tác kiểm soát gian lận thuế TNCN của cơ quan thuế. Từ các công trình nghiên cứu, bài báo, tác giả cập nhật, bổ sung giúp nội dung nghiên cứu được đầy đủ và phong phú hơn.

+ Bước 2: Thu thập báo cáo tại Tổng cục Thuế.

Các báo cáo được cập nhật qua báo cáo tổng kết công tác quản lý thuế của Tổng cục thuế giai đoạn 2015-2020. Báo cáo nộp hồ sơ khai thuế để phân tích công tác kê khai nộp thuế TNCN của NNT cũng như công tác quản lý kê khai của CQT; Báo cáo Số thuế TNCN nộp vào NSNN và báo cáo kết quả thanh tra kiểm tra thuế TNCN giúp đánh giá được số thu nộp thuế TNCN vào NSNN qua công tác thanh kiểm tra và công tác đôn đốc số nộp qua hồ sơ khai thuế.

Giai đoạn 2: Tổng hợp và xử lý dữ liệu.

Dữ liệu sau khi được thu thập và xử lý sẽ được phân tích thông qua cách tiếp cận định lượng, định tính và các phương pháp phân tích.

Tác giả tổng hợp và xử lý dữ liệu qua quy trình kiểm soát gian lận thuế của CQT. Quy trình tuyên truyền hỗ trợ NNT để thấy được công tác ngăn ngừa gian lận thuế của CQT qua các hình thức tuyên truyền, phổ biến kiến thức đến toàn dân, giúp NNT nắm bắt hiểu rõ chính sách thuế giúp nâng cao tính tuân thủ tự nguyện và tạo được sự đồng thuận của cộng đồng xã hội và NNT. Quy trình kê khai nộp thuế để quản lý mã số thuế cá nhân, công tác nộp hồ sơ khai thuế của NNT. Quy trình thanh tra kiểm tra thuế giúp CQT phát hiện các hành vi gian lận thuế, các chủ thể có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế và xử lý nghiêm minh, kịp thời các hành vi vi phạm đó, nhằm tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các tổ chức cá nhân nộp thuế và chống thất thu NSNN có hiệu quả.

Giai đoạn 3: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến gian lận thuế TNCN.

Trên cơ sở dữ liệu đã thu thập, xử lý, tác giả thực hiện phân tích các yếu tố tác động đến gian lận thuế TNCN: yếu tố chính sách thuế, yếu tố quản lý thuế, yếu tố người nộp thuế và cơ chế xử phạt. Các yếu tố trên đã ảnh hưởng như thế nào đến công tác kiểm soát gian lận thuế của CQT? CQT đã thực hiện quy trình kiểm soát gian lận thuế ra sao? Từ thực trạng kiểm soát gian lận thuế, luận văn có những đánh giá ưu điểm, hạn chế, và nguyên nhân các hạn chế theo 4 yếu tố trên. Sau khi đánh giá thực trạng công tác kiểm soát gian lận thuế TNCN, tác giả đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác kiểm soát gian lận thuế.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp mô tả, thu thập dữ liệu

Gồm các phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả để phản ánh một cách tổng quát công tác kiểm soát gian lận thuế TNCN của CQT.

Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ những nguồn sau:

- Báo cáo tổng kết công tác quản lý thuế giai đoạn 2015-2020 của Tổng cục Thuế

- Báo cáo số thu NSNN giai đoạn 2015-2020 của Tổng cục Thuế - Các văn bản quy định về thuế TNCN.

- Quy trình tuyên truyền hỗ trợ NNT. - Quy trình kê khai, kế toán thuế.

- Quy trình kiểm tra thuế, thanh tra thuế.

- Các bài viết đăng trên báo hoặc các tạp chí tài chính.

- Các bài báo cáo hay luận văn của tác giả nghiên cứu về đề tài quản lý thuế TNCN tại Cục thuế, Chi cục thuế các tỉnh, thành phố.

Các số liệu thu thập được dùng phần mềm EXCEL để tổng hợp, tính toán các chỉ số cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân. Trên cơ sở đó phân tích sự biến động và các yếu tố ảnh hưởng đến gian lận thuế TNCN của DN, hộ kinh doanh và cá nhân có thu nhập theo quy định của pháp luật thuế.

2.2.2.1. Phương pháp thống kê

Số liệu thu thập được thống kê theo bảng biểu, sơ đồ, mô tả cụ thể, rõ ràng giúp phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau. Các bảng số liệu giúp đánh giá thực trạng công tác kiểm soát gian lận thuế của CQT. Các biểu đồ giúp so sánh số thu thuế TNCN so với tổng thu NSNN, so sánh tốc độ tăng trưởng bình quân của thuế TNCN so với các sắc thuế khác giai đoạn 2015- 2020. Các sơ đồ là các hình vẽ hoặc đường nét hình học dùng để miêu tả có tính chất quy ước số liệu thống kê. Qua sơ đồ phản ánh được thông tin bộ máy quản lý thuế hiện hành, hệ thống quản lý thuế TNCN từ trung ương đến địa phương và quy trình kiểm soát gian lận thuế.

2.2.2.2. Phương pháp phân tích

Tác giả sử dụng phương pháp phân tích theo chủ đề để lựa chọn linh hoạt khung lý thuyết. Thông qua tính linh hoạt này, phân tích theo chủ đề cho phép mô tả dữ liệu phong phú, chi tiết và phức tạp hơn. Để hiểu được một cách đầy đủ và toàn diện, đúng đắn gian lận thuế TNCN, dựa trên các dữ liệu thống kê đã được thu thập và xử lý, tác giả đi sâu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến các hành vi gian lận thuế: yếu tố chính sách thuế, yếu tố quản lý thuế và yếu tố NNT; công tác kiểm soát gian lận thuế TNCN của CQT. Bên cạnh đó, tác giả phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố, dự đoán và ra quyết định trên cơ sở thu thập thông tin, rút ra ưu nhược điểm của công tác kiểm soát gian lận thuế TNCN, từ đó đề xuất giải pháp tăng cường kiểm soát gian lận thuế TNCN. Phương pháp phân tích được sử dụng trong nghiên cứu là phân tích biến động

trong giai đoạn 2015-2020 với các chỉ tiêu: số thu nộp thuế TNCN, số hồ sơ khai thuế, công tác thanh tra kiểm tra thuế, được thể hiện dưới đơn vị tính là tỷ đồng, %, triệu người… những con số biết nói này giúp đánh giá được nội dung nghiên cứu một cách cụ thể, rõ ràng; giải đáp được câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra.

2.2.2.3.Phương pháp tổng hợp

Sau khi phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến gian lận thuế TNCN; công tác kiểm soát gian lận thuế TNCN, tác giả đánh giá ưu điểm, hạn chế còn tồn tại trong công tác kiểm soát gian lận thuế TNCN và phân tích nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc trong công tác kiểm soát gian lận thuế TNCN, từ đó đề xuất một số giải pháp tăng cường kiểm soát gian lận thuế TNCN.

Để nâng cao hiệu quả trong phòng chống các hành vi gian lận thuế cần sự phối hợp đồng bộ các biện pháp kiểm soát gian lận thuế, quy trình kiểm soát gian lận thuế. Qua các dữ liệu được phân tích và bài học kinh nghiệm kiểm soát gian lận thuế TNCN của một số quốc gia, nghiên cứu đã tổng hợp và đề cao giải pháp hoàn thiện hành lang pháp lý về thuế, phải nghiêm minh, kịp thời nhằm đảm bảo công bằng về nghĩa vụ thuế và cạnh tranh bình đẳng giữa các tổ chức cá nhân nộp thuế.

Kết luận chương 2

phối hợp giữa định tính và định lượng. Phương pháp nghiên cứu định tính giúp làm rõ được các yếu tố về hành vi, thái độ của đối tượng nghiên cứu, đưa ra cách tiếp cận cũng như quá trình nghiên cứu những yếu tố tác động đến gian lận thuế TNCN, công tác kiểm soát gian lận thuế TNCN. Phương pháp nghiên cứu định lượng giúp thu thập các số liệu cụ thể gắn liền với việc dựa vào lý thuyết, suy luận để lượng hóa, đo lường các yếu tố nghiên cứu, kiểm tra mối tương quan giữa các biến dưới dạng số đo và thống kê. Khái quát các phương pháp thu thập dữ liệu và phương pháp phân tích, tổng hợp dữ liệu nghiên cứu để đánh giá thực trạng công tác kiểm soát gian lận thuế TNCN, làm cơ sở phân tích trong chương 3. Chương 3, tác giả sẽ trình bày bộ máy tổ chức quản lý thuế TNCN và thực trạng công tác kiểm soát gian lận thuế TNCN, đưa ra đánh giá chung, ưu nhược điểm và nguyên nhân cần khắc phục trong công tác kiểm soát gian lận thuế TNCN.

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT GIAN LẬN THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN GIAI ĐOẠN 2015-2020 Ở VIỆT NAM

3.1. Bộ máy tổ chức quản lý thuế thu nhập cá nhân

3.1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển hệ thống tổ chức bộmáy quản lý thu thuế máy quản lý thu thuế

Theo Nghị định số 281-HĐBT ngày 07/8/1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), hệ thống thuế Nhà nước được thành lập để thực hiện công tác thu và quản lý các loại thuế và các khoản thu khác cho NSNN trong nội địa. Bộ máy quản lý được tổ chức thành hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương; CQT đặt tại địa phương chịu sự lãnh đạo song trùng của ngành Thuế cấp trên và Ủy ban nhân dân cùng cấp; Tổng cục Thuế, Cục Thuế, Chi cục Thuế là tổ chức trong hệ thống hành chính nhà nước, có tư cách pháp nhân công quyền, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước.

Ngày 28/10/2003, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 218/2003/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính. Trong quá trình thực thi, bộ máy quản lý thu thuế nội địa thường xuyên được sửa đổi, bổ sung để đáp ứng yêu cầu công tác quản lý thuế, cải cách hành chính và hội nhập phát triển.

Một phần của tài liệu Kiểm soát gian lận thuế thu nhập cá nhân ở việt nam (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w