CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Quy trình nghiên cứu
2.1.3. Thiết kế nghiên cứu
Hình 2.1: Quá trình thiết kế nghiên cứu
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Quá trình nghiên cứu gồm 3 giai đoạn chính:
Giai đoạn 1: Thống kê, mô tả, thu thập dữ liệu.
Đây là giai đoạn bắt đầu nghiên cứu, giai đoạn này cần phải chuẩn bị kĩ lưỡng, việc tiến hành tập hợp nguồn dữ liệu cần phải diễn ra trung thực, khách quan. Việc thu thập nguồn dữ liệu được thực hiện thông qua 2 bước cơ bản sau:
+ Bước 1: Thống kê, mô tả dữ liệu thứ cấp.
Dữ liệu thứ cấp được thống kê dựa trên các văn bản pháp luật thuế, các
Thống kê, mô tả dữ liệu thứ cấp
Thống kê, mô tả dữ liệu
thứ cấp Thu thập báo cáo tại Thu thập báo cáo tại Tổng cục ThuếTổng cục Thuế
Các nguồn dữ liệu
Các nguồn dữ liệu
Chỉ tiêu định tính
Chỉ tiêu định tính
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến gian lận thuế TNCN và công tác kiểm soát gian lận thuế
TNCN, đề xuất giải pháp tăng cường công tác kiểm soát gian lận thuế TNCN
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến gian lận thuế TNCN và công tác kiểm soát gian lận thuế
TNCN, đề xuất giải pháp tăng cường công tác kiểm soát gian lận thuế TNCN
Chỉ tiêu định lượng
Chỉ tiêu định lượng
công trình nghiên cứu, các bài báo trên tạp chí thuế. Từ văn bản pháp luật thuế, tác giả thực hiện mô tả, trình bày khái niệm thuế TNCN, gian lận thuế TNCN, công tác kiểm soát gian lận thuế TNCN của cơ quan thuế. Từ các công trình nghiên cứu, bài báo, tác giả cập nhật, bổ sung giúp nội dung nghiên cứu được đầy đủ và phong phú hơn.
+ Bước 2: Thu thập báo cáo tại Tổng cục Thuế.
Các báo cáo được cập nhật qua báo cáo tổng kết công tác quản lý thuế của Tổng cục thuế giai đoạn 2015-2020. Báo cáo nộp hồ sơ khai thuế để phân tích công tác kê khai nộp thuế TNCN của NNT cũng như công tác quản lý kê khai của CQT; Báo cáo Số thuế TNCN nộp vào NSNN và báo cáo kết quả thanh tra kiểm tra thuế TNCN giúp đánh giá được số thu nộp thuế TNCN vào NSNN qua công tác thanh kiểm tra và công tác đôn đốc số nộp qua hồ sơ khai thuế.
Giai đoạn 2: Tổng hợp và xử lý dữ liệu.
Dữ liệu sau khi được thu thập và xử lý sẽ được phân tích thông qua cách tiếp cận định lượng, định tính và các phương pháp phân tích.
Tác giả tổng hợp và xử lý dữ liệu qua quy trình kiểm soát gian lận thuế của CQT. Quy trình tuyên truyền hỗ trợ NNT để thấy được công tác ngăn ngừa gian lận thuế của CQT qua các hình thức tuyên truyền, phổ biến kiến thức đến toàn dân, giúp NNT nắm bắt hiểu rõ chính sách thuế giúp nâng cao tính tuân thủ tự nguyện và tạo được sự đồng thuận của cộng đồng xã hội và NNT. Quy trình kê khai nộp thuế để quản lý mã số thuế cá nhân, công tác nộp hồ sơ khai thuế của NNT. Quy trình thanh tra kiểm tra thuế giúp CQT phát hiện các hành vi gian lận thuế, các chủ thể có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế và xử lý nghiêm minh, kịp thời các hành vi vi phạm đó, nhằm tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các tổ chức cá nhân nộp thuế và chống thất thu NSNN có hiệu quả.
Giai đoạn 3: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến gian lận thuế TNCN.
Trên cơ sở dữ liệu đã thu thập, xử lý, tác giả thực hiện phân tích các yếu tố tác động đến gian lận thuế TNCN: yếu tố chính sách thuế, yếu tố quản lý thuế, yếu tố người nộp thuế và cơ chế xử phạt. Các yếu tố trên đã ảnh hưởng như thế nào đến công tác kiểm soát gian lận thuế của CQT? CQT đã thực hiện quy trình kiểm soát gian lận thuế ra sao? Từ thực trạng kiểm soát gian lận thuế, luận văn có những đánh giá ưu điểm, hạn chế, và nguyên nhân các hạn chế theo 4 yếu tố trên. Sau khi đánh giá thực trạng công tác kiểm soát gian lận thuế TNCN, tác giả đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác kiểm soát gian lận thuế.