Nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc trong công tác kiểm

Một phần của tài liệu Kiểm soát gian lận thuế thu nhập cá nhân ở việt nam (Trang 84 - 87)

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá chung công tác kiểm soát gian lận thuế thu nhập cá nhân

3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc trong công tác kiểm

soát gian lận thuế thu nhập cá nhân

3.3.3.1. Về chính sách thuế

Khi thuế suất quá cao, người lao động sẽ tìm cách để gian lận thuế, “tránh thuế” hơn là nộp thuế. Bên cạnh đó, biểu thuế lũy tiến từng phần hiện hành cũng bộc lộ những bất cập nhất định: Số lượng bậc thuế nhiều nên mức độ giãn cách giữa các bậc thuế chưa hợp lý; mức khởi điểm nộp thuế thấp nên đại đa số người có thu nhập từ tiền lương, tiền công thấp phải chịu thuế

TNCN, trong khi mức điều tiết thu nhập của người có thu nhập cao chưa nhiều, dẫn đến khoảng cách chênh lệch về thu nhập giữa người có thu nhập cao và người có thu nhập thấp ngày càng lớn.

Sự tồn tại các giao dịch bằng tiền mặt, cộng với sự phát triển của các dịch vụ chia sẻ như dịch vụ lưu trú Airbnb hay dịch vụ vận chuyển Grab; các trang thương mại điện tử với nhiều tài khoản kinh doanh như Lazada, Tiki, Shopee; các dịch vụ quảng cáo trực tuyến của Google, Youtube… tạo ra nhiều nguy cơ gian lận thuế.

3.3.3.2. Về công tác quản lý thuế

Trong thời gian vừa qua, công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT đã được thực hiện khá bài bản và đồng bộ nhưng chưa đạt hiệu quả mong muốn, vì vậy, nhiều tổ chức, cá nhânchưa hiểu biết nội dung pháp luật thuế, nghĩa vụ nộp thuế, dẫn tới thất thu thuế TNCN ngày càng lớn. Việc tuyên truyền chính sách thuế của CQT nhìn chung vẫn chưa đến được với mọi tầng lớp dân cư, nên người dân không nhận thức rõ nghĩa vụ và quyền lợi khi đóng góp vào NSNN.

Trong công tác quản lý kê khai nộp thuế, vẫn còn tình trạng chậm nộp hoặc không nộp hồ sơ khai thuế; chưa quản lý được hết các trường hợp có khoản thu nhập chịu thuế phải kê khai theo quy định.

Đội ngũ cán bộ thanh kiểm tra được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau và thường xuyên biến động, thiếu tính ổn định, ảnh hưởng tới chất lượng, hiệu quả công tác thanh kiểm tra. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kinh

nghiệm và trách nhiệm của một số cán bộ thanh kiểm tra còn chưa tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ. Thậm chí có trường hợp yếu kém về phẩm chất đạo đức dẫn đến có hiện tượng bao che, thoả hiệp với NNT vì mục đích vụ lợi.

Ứng dụng công nghệ thông tin chưa đáp ứng hiệu quả công tác quản lý rủi ro trong quản lý thuế một cách toàn diện. Kho cơ sở dữ liệu chưa có đủ các bộ tiêu chí, chỉ số đánh giá rủi ro để phục vụ cho nhu cầu cung cấp, phân tích, kiểm tra chéo thông tin của NNT trong quá trình thanh kiểm tra thuế.

Công tác phối hợp giữa CQT với các cơ quan ban ngành chưa cao, chưa chặt chẽ.

3.3.3.3. Về người nộp thuế

Sự thiếu ý thức tự giác của người dân và DN trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Trình độ của một bộ phận dân cư còn thấp, nhất là trong việc nắm bắt các quy định, nội dung của Luật thuế.

3.3.3.4. Cơ chế xử phạt vi phạm

Thiếu sự quyết liệt trong xử phạt, chế tài để xử phạt hành vi vi phạm chưa đủ mạnh để răn đe. Hình phạt về tội trốn thuế rất nặng, tuy nhiên để xác định được rõ tội danh là một vấn đề khó. Ranh giới giữa hình sự và hành chính rất mong manh, lỗi cố ý và vô ý chưa phân định rõ ràng. Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 (có hiệu lực từ ngày 05/12/2020) quy định phạt từ một đến ba lần số tiền thuế trốn đối với hành vi trốn thuế trong các trường hợp vi phạm cụ thể để làm cơ sở phạt đối với người phạm tội trốn thuế.

Tuy nhiên, nếu CQT thực hiện truy thu tiền trốn thuế trước khi chuyển hồ sơ cho các cơ quan chức năng để xử lý hình sự thì không thể có trường hợp một hành vi vi phạm vừa xử lý hành chính, vừa xử lý hình sự. Do công tác kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm của các cơ quan chức năng chưa được quyết liệt, nên nhiều DN đã lợi dụng lỗ hổng này để khai man, trốn thuế.

Kết luận chương 3

Trong chương 3, tác giả đã tập trung phân tích các hành vi gian lận thuế TNCN, đánh giá thực trạng công tác kiểm soát gian lận thuế TNCN ở Việt Nam giai đoạn 2015-2020; từ đó đưa ra đánh giá chung, ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc trong công tác kiểm soát gian lận thuế TNCN. Công tác kiểm soát gian lận thuế TNCN của CQT giai đoạn 2015- 2020 đã đạt được những kết quả đáng kể, góp phần tăng thu ngân sách nhà nước, đảm bảo công bằng cho NNT. Tuy nhiên, vẫn còn một số nguyên nhân về chính sách thuế, công tác quản lý thuế và cơ chế xử phạt cần phải khắc phục và đổi mới. Kết quả nghiên cứu của chương 3 là những căn cứ quan trọng nhằm đưa ra giải pháp tăng cường công tác kiểm soát gian lận thuế TNCN ở Việt Nam trong chương 4. Chương 4 tác giả trình bày xu hướng phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam; quan điểm, đường lối chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về kiểm soát gian lận thuế TNCN; và một số giải pháp tăng cường công tác kiểm soát gian lận thuế TNCN ở Việt Nam trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Kiểm soát gian lận thuế thu nhập cá nhân ở việt nam (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w