CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp mô tả, thu thập dữ liệu
Gồm các phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả để phản ánh một cách tổng quát công tác kiểm soát gian lận thuế TNCN của CQT.
Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ những nguồn sau:
- Báo cáo tổng kết công tác quản lý thuế giai đoạn 2015-2020 của Tổng cục Thuế
- Báo cáo số thu NSNN giai đoạn 2015-2020 của Tổng cục Thuế - Các văn bản quy định về thuế TNCN.
- Quy trình tuyên truyền hỗ trợ NNT. - Quy trình kê khai, kế toán thuế.
- Quy trình kiểm tra thuế, thanh tra thuế.
- Các bài viết đăng trên báo hoặc các tạp chí tài chính.
- Các bài báo cáo hay luận văn của tác giả nghiên cứu về đề tài quản lý thuế TNCN tại Cục thuế, Chi cục thuế các tỉnh, thành phố.
Các số liệu thu thập được dùng phần mềm EXCEL để tổng hợp, tính toán các chỉ số cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân. Trên cơ sở đó phân tích sự biến động và các yếu tố ảnh hưởng đến gian lận thuế TNCN của DN, hộ kinh doanh và cá nhân có thu nhập theo quy định của pháp luật thuế.
2.2.2.1. Phương pháp thống kê
Số liệu thu thập được thống kê theo bảng biểu, sơ đồ, mô tả cụ thể, rõ ràng giúp phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau. Các bảng số liệu giúp đánh giá thực trạng công tác kiểm soát gian lận thuế của CQT. Các biểu đồ giúp so sánh số thu thuế TNCN so với tổng thu NSNN, so sánh tốc độ tăng trưởng bình quân của thuế TNCN so với các sắc thuế khác giai đoạn 2015- 2020. Các sơ đồ là các hình vẽ hoặc đường nét hình học dùng để miêu tả có tính chất quy ước số liệu thống kê. Qua sơ đồ phản ánh được thông tin bộ máy quản lý thuế hiện hành, hệ thống quản lý thuế TNCN từ trung ương đến địa phương và quy trình kiểm soát gian lận thuế.
2.2.2.2. Phương pháp phân tích
Tác giả sử dụng phương pháp phân tích theo chủ đề để lựa chọn linh hoạt khung lý thuyết. Thông qua tính linh hoạt này, phân tích theo chủ đề cho phép mô tả dữ liệu phong phú, chi tiết và phức tạp hơn. Để hiểu được một cách đầy đủ và toàn diện, đúng đắn gian lận thuế TNCN, dựa trên các dữ liệu thống kê đã được thu thập và xử lý, tác giả đi sâu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến các hành vi gian lận thuế: yếu tố chính sách thuế, yếu tố quản lý thuế và yếu tố NNT; công tác kiểm soát gian lận thuế TNCN của CQT. Bên cạnh đó, tác giả phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố, dự đoán và ra quyết định trên cơ sở thu thập thông tin, rút ra ưu nhược điểm của công tác kiểm soát gian lận thuế TNCN, từ đó đề xuất giải pháp tăng cường kiểm soát gian lận thuế TNCN. Phương pháp phân tích được sử dụng trong nghiên cứu là phân tích biến động
trong giai đoạn 2015-2020 với các chỉ tiêu: số thu nộp thuế TNCN, số hồ sơ khai thuế, công tác thanh tra kiểm tra thuế, được thể hiện dưới đơn vị tính là tỷ đồng, %, triệu người… những con số biết nói này giúp đánh giá được nội dung nghiên cứu một cách cụ thể, rõ ràng; giải đáp được câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra.
2.2.2.3.Phương pháp tổng hợp
Sau khi phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến gian lận thuế TNCN; công tác kiểm soát gian lận thuế TNCN, tác giả đánh giá ưu điểm, hạn chế còn tồn tại trong công tác kiểm soát gian lận thuế TNCN và phân tích nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc trong công tác kiểm soát gian lận thuế TNCN, từ đó đề xuất một số giải pháp tăng cường kiểm soát gian lận thuế TNCN.
Để nâng cao hiệu quả trong phòng chống các hành vi gian lận thuế cần sự phối hợp đồng bộ các biện pháp kiểm soát gian lận thuế, quy trình kiểm soát gian lận thuế. Qua các dữ liệu được phân tích và bài học kinh nghiệm kiểm soát gian lận thuế TNCN của một số quốc gia, nghiên cứu đã tổng hợp và đề cao giải pháp hoàn thiện hành lang pháp lý về thuế, phải nghiêm minh, kịp thời nhằm đảm bảo công bằng về nghĩa vụ thuế và cạnh tranh bình đẳng giữa các tổ chức cá nhân nộp thuế.
Kết luận chương 2
phối hợp giữa định tính và định lượng. Phương pháp nghiên cứu định tính giúp làm rõ được các yếu tố về hành vi, thái độ của đối tượng nghiên cứu, đưa ra cách tiếp cận cũng như quá trình nghiên cứu những yếu tố tác động đến gian lận thuế TNCN, công tác kiểm soát gian lận thuế TNCN. Phương pháp nghiên cứu định lượng giúp thu thập các số liệu cụ thể gắn liền với việc dựa vào lý thuyết, suy luận để lượng hóa, đo lường các yếu tố nghiên cứu, kiểm tra mối tương quan giữa các biến dưới dạng số đo và thống kê. Khái quát các phương pháp thu thập dữ liệu và phương pháp phân tích, tổng hợp dữ liệu nghiên cứu để đánh giá thực trạng công tác kiểm soát gian lận thuế TNCN, làm cơ sở phân tích trong chương 3. Chương 3, tác giả sẽ trình bày bộ máy tổ chức quản lý thuế TNCN và thực trạng công tác kiểm soát gian lận thuế TNCN, đưa ra đánh giá chung, ưu nhược điểm và nguyên nhân cần khắc phục trong công tác kiểm soát gian lận thuế TNCN.
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT GIAN LẬN THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN GIAI ĐOẠN 2015-2020 Ở VIỆT NAM