“Tôi chẳng để Người đi trừ phi Người ban

Một phần của tài liệu Châu Phi nghìn trùng: Phần 2 (Trang 31 - 34)

phước cho tôi”*

Tháng Ba châu Phi, khi mưa tầm tã bắt đầu rơi sau bốn tháng khô nóng, nơi nơi bỗng ngập tràn chồi lộc, sắc xanh và ngát hương thơm.

Nhưng người nông dân vẫn kìm nén con tim mình, chẳng dám tin ở lòng hào phóng của thiên nhiên. Anh lắng tai, run rẩy tìm nghe một dấu hiệu ngớt giảm trong tiếng mưa trút xuống. Lượng nước mà đất đai giờ đang uống phải giúp được đồn điền, với tất thảy đời sống rau cỏ, súc vật và con người trên nó, đi qua bốn tháng không mưa sẽ tới.

Thật là một cảnh tượng mát lòng khi đường ngang lối dọc trong đồn điền đều thành dòng suối, và người nông dân lội trong bùn, với trái tim ăm ắp niềm vui, lần ra rẫy cà phê trổ hoa nước nhỏ ròng ròng. Thế rồi một tối giữa mùa mưa, bỗng nhiên các vì sao chợt hiện ra qua màn mây mỏng; người nông phu đứng bên ngoài nhà ngước trông, như thể đang cố leo lên trời vắt cho mưa rơi thêm. Anh kêu lớn: “Mưa đủ mưa thừa đi. Lòng tôi rộng mở đón Người, và tôi sẽ chẳng để Người đi trừ phi Người ban phước cho tôi. Cứ mưa cho lụt cho lội chứ đừng giết tôi vì thói dỏng đanh của Người. Lạy trời đừng nửa chừng ngưng cuộc giao phối này!”

Đôi bận, một ngày mát mẻ, nhợt nhạt không sắc màu của mấy tháng sau

mùa mưa gợi lại marka mbaya*, năm đen đủi, thời kì hạn hán. Vào những

tháng sau mưa ấy người Kikuyu thường thả bò cho ăn cỏ quanh nhà tôi, và chú nhóc nào đó trong đám mục đồng thảng hoặc lại thổi một đoản khúc bằng cây sáo của mình. Khi tôi được nghe lại điệu sáo này nó tức thời gợi nhắc hết thảy thống khổ và tuyệt vọng trong quá khứ. Có cả vị muối mặn của nước mắt trong đó. Nhưng cùng lúc, thật ngạc nhiên và ngoài trông đợi, tôi tìm thấy từ giai điệu ấy một sức mạnh, một niềm ngọt ngào kì lạ, một khúc ca. Phải chăng thời khốn khó kia chứa đựng tất cả mọi thành tố kể trên? Dạo đó chúng tôi có tuổi thanh xuân, có một niềm hi vọng cuồng dại. Trong những tháng ngày gian nan dài dặc ấy, tất cả chúng tôi kết thành một khối, và ở trên một hành tinh khác ấy chúng tôi từng nhận ra nhau, từng réo gọi nhau. Chiếc đồng hồ cúc cu và những cuốn sách của tôi réo

gọi đàn bò gầy trơ xương trên trảng cỏ, gọi các ông già bà cả buồn rũ người Kikuyu: “Bạn cũng ở đó. Bạn cũng là một phần đồn điền dưới chân rặng Ngong này.” Thời khốn khó ấy đã ban phúc cho chúng tôi và đã đi qua rồi.

Những người bạn của đồn điền tìm tới với ngôi nhà rồi lại ra đi. Họ không phải kiểu người ở yên lâu một chỗ, cũng chẳng phải dạng cứ sống vậy tới già; họ chết và chẳng bao giờ quay lại nữa. Song họ từng ngồi hạnh phúc bên đống lửa, và khi ngôi nhà đang bao bọc họ bảo rằng: “Tôi sẽ chẳng để Người đi trừ phi Người ban phúc cho tôi,” thì họ cười phá và ban phúc cho nó, còn nó để họ ra đi.

Một bà cụ ngồi trong buổi tiệc kể chuyện đời mình. Bà tuyên bố muốn sống lại y thế một lần nữa, bằng điều này chứng tỏ mình đã sống khôn ngoan. Tôi thầm nghĩ: Vâng, đời bà là kiểu đời phải sống tới hai lần mới

nói được mình đã sống. Ta có thể chơi lại một bản aria* song tuyệt không

thể làm vậy với toàn bộ tác phẩm - như bản giao hưởng hay bi kịch năm hồi. Nếu phải diễn lại thì nguyên do bởi chúng đã không diễn ra đúng cách. Cuộc đời ơi, ta sẽ chẳng để ngươi đi trừ phi ngươi chúc phúc cho ta, nhưng nếu được vậy rồi ta sẵn lòng để ngươi rời gót.

Nhật thực

Có một năm chúng tôi gặp hiện tượng nhật thực. Trước khi nó xảy ra không lâu tôi nhận được lá thư dưới đây từ anh bạn trẻ người Ấn, trưởng ga Kikuyu:

THƯA QUÝ BÀ TÔN KÍNH, người ta đã tử tế cho tôi hay là ánh dương

sẽ lụi tàn trong bảy ngày liên tục. Gạt chuyện các đoàn tàu qua một bên, xin bà vui lòng cho tôi được rõ, bởi tôi tin sẽ chẳng ai khác tốt bụng nói với tôi chuyện này, là trong giai đoạn đó tôi có thể để đàn bò nhà gặm cỏ bên ngoài, hay phải nhốt chúng trong chuồng? Thật vinh hạnh được làm người tôi tớ tuân phục của Bà.

Một phần của tài liệu Châu Phi nghìn trùng: Phần 2 (Trang 31 - 34)