Chuyện về Kitosch

Một phần của tài liệu Châu Phi nghìn trùng: Phần 2 (Trang 36 - 41)

Báo chí đã đăng tải câu chuyện về Kitosch. Vụ việc bị đưa ra xét xử, và một bồi thẩm đoàn được triệu tập để điều nghiên từ đầu đến cuối ngõ hầu làm sáng tỏ sự việc; một số thông tin soi rọi vẫn có thể tìm thấy từ các hồ sơ cũ.

Kitosch là một cậu thiếu niên bản xứ làm thuê cho một người khai khẩn da trắng còn trẻ ở Molo*. Một ngày thứ Tư tháng Sáu, gã chủ cho người bạn mượn con ngựa cái màu nâu để cưỡi ra ga tàu hỏa. Y phái Kitosch ra ga đưa ngựa về, và dặn cậu không được cưỡi, mà chỉ dắt. Nhưng Kitosch nhảy lên lưng ngựa cưỡi về, và tới thứ Bảy thì một nhân chứng cho gã chủ biết sai phạm này. Chiều Chủ nhật, y phạt roi rồi trói Kitosch trong kho và Kitosch chết tại đây đêm Chủ nhật.

Vào mồng một tháng Tám Tòa dân sự tối cao đã mở phiên xét xử vụ việc tại ga đường sắt Nakuru*.

Dân bản địa ngồi tụ tập quanh tòa nhà hẳn chịu không hiểu chuyện này mà còn phải xét xử gì nữa đây. Theo suy nghĩ của họ vụ việc đã hai năm rõ mười, bởi Kitosch thì đã chết chẳng thể nghi ngờ, và theo quan điểm của dân bản xứ, phải trả một khoản bồi hoàn cái chết của cậu cho gia quyến. Song quan niệm công lí của châu Âu lại khác với châu Phi, và đối với bồi thẩm đoàn người da trắng, bài toán có tội hay vô tội tức khắc xuất hiện. Phán quyết cho vụ việc này có thể là giết người, ngộ sát, hay chỉ gây thương tích. Ngài thẩm phán nhắc bồi thẩm đoàn rằng mức độ phạm tội nằm ở chủ ý của các đối tượng, chứ không phải hậu quả. Nếu vậy thì chủ ý, và trạng thái tâm lí của các bên liên can ra sao?

Để xác định chủ ý và tâm lí của người khai khẩn, tòa đã thẩm vấn người này suốt nhiều giờ ngày hôm đó. Họ gắng dựng lên một bức tranh về cơ sự xảy ra, và đưa vào đó mọi chi tiết khả dĩ thu thập được. Các biên bản ghi rằng khi gã chủ cho gọi Kitosch, cậu này đi vào, và đứng cách chủ ngót nghét ba thước. Chi tiết vụn vặt này trong báo cáo lại tối quan trọng. Tại

xuất phát điểm của tấn kịch, người da trắng và da đen đứng đối mặt cách nhau gần ba thước.

Nhưng kể từ đây, theo diễn tiến câu chuyện, sự cân đối trong bức tranh bị phá vỡ, và hình ảnh nhân vật khai khẩn người da trắng nhạt nhòa dần, nhỏ bé dần. Đây là thực tế không thể đảo ngược. Người khai khẩn kia chỉ còn là hình ảnh phụ trong một quang cảnh rộng lớn, một bộ mặt nhỏ nhoi mờ nhạt, mất hết sức nặng, và nom tựa một hình cắt giấy, bị cơn lốc của thứ tự do bí ẩn - tự do làm những điều mình muốn - thổi bay tứ tung.

Kẻ khai khẩn khai đầu tiên y tra khảo Kitosch ai cho phép mày cưỡi con ngựa nâu, và lặp lại câu này cả bốn năm chục lần; y cùng lúc thừa nhận chẳng ai khả dĩ cấp phép cho Kitosch làm vậy cả. Tới đây kiếp trầm luân của y bắt đầu. Tại Anh quốc, y hẳn chẳng thể hạch hỏi mỗi một câu tới cả bốn năm chục bận, mà sẽ phải ngừng lại, bởi lí do này khác, từ lâu trước con số bốn mươi rồi. Còn ở Phi châu y có tôi tớ để không ngớt quát hỏi một câu duy nhất đến cả năm chục lần. Sau cùng, Kitosch đáp cậu không có ăn cắp gì, và gã da trắng khai do câu trả lời láo xược này nên đã quất roi Kitosch.

Đến đây báo cáo ghi lại chi tiết thứ hai không mấy liên quan tuy nhiên lại đầy ấn tượng, đã xảy ra trong thực tế. Lúc hình phạt roi đang diễn ra, có hai người châu Âu, được xác định là bạn của gã chủ, ghé chơi. Hai người này đứng xem chừng mươi, mười lăm phút, rồi bỏ đi.

Quất roi xong, gã chủ vẫn chưa thể buông tha Kitosch.

Tới chiều tối, gã lấy dây cương trói Kitosch nhốt vào nhà kho. Khi bị bồi thẩm đoàn chất vấn nguyên cớ, gã chủ trả lời không chút lí trí là chỉ không muốn cậu chạy lung tung trong trang trại. Bữa tối xong xuôi, gã trở lại nhà kho thì bắt gặp Kitosch nằm bất tỉnh cách chỗ bị trói một quãng, sợi dây trói đã lỏng ra. Gã bèn gọi tay đầu bếp người Baganda* tới để giúp trói cậu bé vào một cái cột, quặt hai tay ra sau còn chân phải buộc ghì vào một cột khác trước mặt. Gã chủ khóa trái cửa bỏ đi, rồi qua nửa tiếng lại quay về,

tìm đầu bếp cùng chú Toto phụ bếp và mở cửa kho cho họ vào bên trong. Sau đó gã đi ngủ, việc kế tiếp gã còn nhớ được là chú Toto chạy từ kho lên

Ban bồi thẩm vốn đã nhập tâm quan niệm mức độ phạm tội nằm ở chủ đích nên ra sức tìm kiếm một chủ đích. Họ sa đà truy cứu việc phạt roi Kitosch, và về điều gì xảy ra sau đó, và lúc đọc các trang báo bạn như thấy họ đang lắc đầu lia lịa.

Nhưng còn ý định và suy nghĩ của Kitosch thì sao? Đi sâu vào xem xét, người ta nhận ra đây lại là một khía cạnh hoàn toàn khác của vụ án. Kitosch đã có một chủ định và nó, cuối cùng, làm thay đổi cán cân vụ án. Có thể nói với chủ ý ấy, cùng cách nghĩ suy của mình, từ trong mồ người châu Phi đã cứu rỗi kẻ khẩn hoang châu Âu kia.

Kitosch không có nhiều cơ hội tỏ bày ý định của mình. Bị giam trong kho, thông điệp của cậu, vì vậy, chỉ bộc lộ theo cách đơn giản, trong một hành vi duy nhất. Người gác kho thuật rằng cậu rên la suốt đêm. Nhưng thật ra

không hẳn như vậy, bởi lúc một giờ sáng cậu có nói chuyện với chú Toto, khi ấy cũng đang có mặt trong kho. Kitosch đã ra dấu với chú Toto là phải

hét to để cậu còn nghe được bởi trận roi đã khiến cậu điếc đặc. Thế rồi lúc

một giờ sáng, cậu nhờ chú Toto nới dây trói chân, và phân bua dẫu sao cậu cũng vô phương chạy trốn được nữa. Sau khi chú Toto làm theo yêu cầu,

Kitosch bảo mình muốn chết. Lúc bốn giờ, đứa bé kể, cậu lại bảo mình muốn được chết. Sau đó một chốc, toàn thân Kitosch lảo đảo, miệng kêu to: “Tao chết đây!” và cậu chết.

Ba bác sĩ được mời làm chứng trước tòa.

Vị bác sĩ phụ trách ngoại khoa tại hạt, người đã khám nghiệm thi thể, tuyên bố cái chết là do các vết thương tìm thấy trên xác nạn nhân. Vị này tin chắc chẳng có biện pháp can thiệp y tế tức thời nào khả dĩ cứu được Kitosch.

Tuy nhiên hai viên bác sĩ được mời từ Nairobi tới để bào chữa lại có cách nhìn khác. Chỉ riêng trận đòn roi, họ quả quyết, không đủ gây ra cái chết, ở đây có một yếu tố trọng yếu không được bỏ qua là mong muốn được chết. Về luận điểm này, viên bác sĩ thứ nhất trình bày là ông có thể phát biểu trên cương vị một chuyên gia vì đã cư ngụ ở nước này được hai mươi lăm năm do đó biết rành đầu óc dân bản địa. Nhiều người làm trong nghề y sẽ ủng hộ ông rằng ý chí quyết chết của một người bản xứ quả thật gây ra được

cái chết. Trong vụ việc hiện tại, vấn đề đã rành rành, bởi bản thân Kitosch nói là muốn chết. Viên bác sĩ thứ hai ủng hộ luận điểm này.

Rất có thể, viên bác sĩ tiếp tục, nếu không có ước muốn đó, Kitosch đã chẳng thiệt mạng. Ví thử lúc ấy Kitosch ăn thứ gì đó, thì có lẽ cậu đã không bị mất dũng khí, vì người ta biết bụng đói làm xói mòn dũng khí. Vị này nói thêm là vết toạc trên môi có lẽ không phải do một cú đá mà có thể chỉ bởi cậu bé tự cắn, khi quá đau.

Ngoài ra viên bác sĩ cũng không tin Kitosch có quyết tâm chết trước thời điểm chín giờ tối, vì khi ấy dường như cậu đã nỗ lực bỏ trốn. Cho tới chín giờ Kitosch vẫn còn chưa chết. Sau nỗ lực thoát thân, bị bắt lại, bị trói chặt một lần nữa, nhận thức được thực trạng mình đang bị giam giữ như tù nhân, viên bác sĩ nói, có lẽ đã khiến cậu đánh mất dũng khí và đi đến quyết định chết.

Hai viên bác sĩ từ Nairobi tóm lược lại luận điểm của họ về vụ việc. Cái chết của Kitosch, họ khẳng định, là bởi trận đòn roi, bởi thiếu ăn, và ước mong được chết, yếu tố cuối đặc biệt được nhấn mạnh. Họ công nhận ao ước chết đi cho xong có thể bắt nguồn nơi trận đòn.

Sau bằng chứng mà các bác sĩ đưa ra, phiên xử quay qua xem xét cái ở tòa pháp đình đó gọi là “Thuyết mong-được-chết.” Vị bác sĩ sở tại, trong ba bác sĩ chỉ duy ông này tận mắt thấy thi thể nạn nhân, bác bỏ luận thuyết này, và dẫn ra thí dụ về những bệnh nhân ung thư mình từng điều trị, nhiều người trong số họ cầu mong được chết nhưng việc đó chẳng dẫn tới đâu. Tuy nhiên tòa phát hiện ra những bệnh nhân này đều là người châu Âu. Chung cục, bồi thẩm đoàn đưa ra phán quyết: Có tội gây thương tích nghiêm trọng. Mấy bị cáo bản xứ cũng bị khép vào cùng tội danh, tuy nhiên do được xem là thi hành theo lệnh của chủ nhân người châu Âu nên việc bỏ tù họ là bất công. Ngài thẩm phán tuyên phạt người khai khẩn hai năm khổ sai, còn mỗi bị cáo bản xứ chịu một ngày tù.

Đọc hồ sơ vụ án, bạn nhận ra thực tế quái đản, nhục nhã ở châu Phi là dẫu không được phép nhưng người châu Âu lại đang có quyền xô đẩy dân bản xứ ra khỏi cõi đời. Xứ này là quê hương bản quán của họ, và mặc cho các anh làm gì thì làm, họ hoàn toàn có quyền chỉ rời bỏ nơi đây nếu đấy là nguyện vọng nơi họ, nếu đó là bởi họ chẳng muốn ở thêm nữa. Ai nắm

quyền quyết định cho mọi điều xảy ra trong một ngôi nhà? Chính là vị chủ nhân, người được thừa hưởng nó.

Hình ảnh Kitosch, dẫu đã bị gạt khỏi cuộc sống chúng ta nhiều năm trước, với quyết tâm được chết cùng ý niệm mãnh liệt về lẽ phải và phẩm giá, vẫn hiển hiện trong một vẻ đẹp riêng. Cậu là hiện thân cuộc vượt thoát của những giống loài hoang dã, ở thời khắc cấp bách, luôn cảm được một lối thoát, một chốn ẩn núp đâu đó, những giống loài thích là đi, những giống loài ta muôn đời vô phương cầm giữ.

Một phần của tài liệu Châu Phi nghìn trùng: Phần 2 (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)