Về người bản xứ và lịch sử

Một phần của tài liệu Châu Phi nghìn trùng: Phần 2 (Trang 50 - 52)

Những ai kì vọng dân bản địa thanh nhàn nhảy từ thời đồ đá lên thẳng thời đại của ô tô, hẳn đã quên bao gian truân, nhọc nhằn mà thế hệ cha ông phải trải qua để đưa tất cả chúng ta, theo dòng lịch sử, tới được vị trí hiện tại. Ta có thể chế tạo ô tô, máy bay, và dạy người bản địa cách lái nhưng chẳng thể chỉ trong nháy mắt làm nảy sinh tình yêu đích thực với ô tô trong trái tim họ. Cần phải mất nhiều thế kỉ để xây đắp nên tình yêu ấy và hẳn Socrates*, các cuộc Thập tự chinh*, hay Cách mạng tư sản Pháp* đều cần để nhen nhóm thứ tình cảm này. Chúng ta, con người yêu máy móc thời nay, hầu như chẳng thể hình dung nổi sao hồi xưa có thể sống thiếu chúng. Song ta lại không thể sáng tạo ra Kinh tin Athanasius, nghi thức Thánh lễ

hay bi kịch thể năm hồi, hoặc thậm chí một bài thơ sonnet. Và nếu các phát

kiến này chưa ra đời, chúng ta vẫn phải tìm cách thu xếp mọi chuyện mà không có chúng. Nhưng bởi đã đạt được các thành tựu này nên ta phải hình dung xưa từng có thời trái tim nhân loại mỏi mòn khao khát chúng để rồi ở thời điểm chúng xuất hiện, bao ao ước ấy được giải tỏa.

Một hôm cha Bernard cưỡi chiếc mô tô tới đồn điền, khuôn mặt râu quai nón rạng ngời niềm vui, niềm hạnh phúc chiến thắng, để dùng bữa trưa cùng tôi và đem đến cho tôi tin vui. Hôm qua, ông kể, chín thanh niên Kikuyu, bên nhà thờ Tin lành Scotland, vừa xin gia nhập đạo Công giáo La Mã, bởi họ, sau những mặc tưởng và luận giải, đã đi tới việc ủng hộ giáo lí hóa thể* trong đạo của ông.

Người nào nghe tôi kể lại sự kiện này cũng cười cha Bernard, và họ cắt nghĩa rằng nhóm thanh niên Kikuyu kia thấy có cơ được nhận công xá cao hơn, hoặc công việc nhẹ nhàng hơn, hay một chiếc xe đạp, ở Hội truyền giáo Pháp quốc, nên đã bịa ra chuyện cải đạo vì giáo lí hóa thể. Bởi chính bản thân chúng ta, họ bảo, cũng không thể hiểu thấu giáo lí này, thậm chí còn chẳng thiết để tâm tới nó, nên với người Kikuyu lại càng không sao tiếp nhận nổi. Tuy thế cũng không chắc chắn chuyện là vậy, bởi cha Bernard là người hiểu rất tường tận dân Kikuyu. Đầu óc giới trẻ Kikuyu giờ có khi cũng đang theo nếp nghĩ hồi ấy còn tăm tối của tổ tiên chúng ta,

lớp người ta tuyệt không được phép chối bỏ trước dân bản xứ, lớp người thấy quan niệm hóa thể cực kì thiết thân với họ. Những con người của năm trăm năm trước ấy đã được mời chào công xá cao hơn, địa vị tốt hơn, và một cuộc sống dễ chịu hơn, thậm chí đôi khi còn là chính mạng sống của họ, vậy mà gạt bỏ hết thảy họ vẫn đặt xác tín vào giáo lí hóa thể. Mấy thanh niên không được tặng xe đạp, nhưng cha Bernard, người đang là chủ sở hữu một chiếc mô tô, xem nhẹ điều này hơn chuyện cải đạo của chín người Kikuyu.

Ở châu Phi, người da trắng của thời hiện đại tin vào sự phát triển theo tiến trình chứ không phải kết quả một hành động sáng tạo nhất thời. Thông qua một bài thực hành chớp nhoáng môn lịch sử, ta có thể chỉ ra quá trình đưa người bản xứ tới vị trí chúng ta đang đứng. Ta đô hộ các quốc gia này mới được hơn bốn mươi năm; nếu đặt thời điểm ấy trùng với thời điểm Chúa ra đời, và cho họ ba năm để đuổi kịp một trăm năm của ta, thì đây là lúc đem họ tới với Thánh Francis thành Assisi*, rồi vài năm sau là Rebelais*. Họ sẽ mê thích hai ông hơn cả người châu Âu ở thế kỷ này. Dạo mấy năm trước tôi có dịch cho họ đoạn đối thoại giữa người nông phu và con trai,

trong vở hài kịch Những áng mây, họ có vẻ thích thú Aristophanes*. Hai

mươi năm sau họ sẽ cần sẵn sàng để có lớp soạn giả bộ bách khoa toàn thư* rồi mươi năm nữa đến lượt Kipling*. Ta sẽ phải giúp họ sản sinh ra những con người dám ước mơ, những triết gia, nhà thơ, để chuẩn bị nền tảng cho ngài Ford*.

Và rồi họ sẽ tìm thấy chúng ta ở đâu? Có phải lúc ấy ta sẽ bám vào đuôi họ, được lôi đi, dấn thân vào một cuộc kiếm tìm sự mơ hồ hay tăm tối nào đó hoặc luyện đánh trống tom-tom? Còn họ sẽ khả dĩ mua được ô tô với chi phí hiện tại, giống như có thể giác ngộ giáo lí hóa thể chăng?

Một phần của tài liệu Châu Phi nghìn trùng: Phần 2 (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)