bị kết án bị áp dụng hình phạt và đã thi hành xong hoặc miễn hình phạt đó. Quy định này của BLHS Nhật Bản giống với quy định về xoá án tích đối với ngƣời dƣới 18 tuổi trong BLHS năm 2015 của Việt Nam ở điểm là chỉ quy định một hình thức xóa án tích duy nhất là đƣơng nhiên xóa án tích. Tuy nhiên, khác với BLHS Việt Nam ở điểm cách tính thời hạn xóa án tích khi có tội mới, theo đó thì thời hạn để xóa án tích chỉ đƣợc tính lại cho ngƣời bị kết án về tội phạm mới và bị áp dụng hình phạt tƣơng đƣơng hoặc nặng hơn, nếu phạm tội mới nhƣng chƣa bị kết án hoặc bị kết án và xử phạt nhẹ hơn hình phạt đối với tội đã phạm trƣớc đó thì thời hạn đang tính để xóa án tích vẫn tiếp tục đƣợc tính đối với bản án lần bị kết án cũ.
1.4.3. Quy định của pháp luật Liên Bang Nga về xóa án tích đối với ngƣời dƣới 18 tuổi ngƣời dƣới 18 tuổi
Án tích (Đại xá, Đặc xá, án tích Điều 86, Chƣơng 13 BLHS Liên Bang Nga). BLHS Liên Bang Nga dành một điều luật duy nhất quy định về án tích. Quy định này đã xác đinh cụ thể khoảng thời gian bắt đầu và kết thúc nếu một ngƣời bị kết án về một tội phạm bị coi là ngƣời có án kể từ ngày bản án kết tội có hiệu lực pháp luật
27
cho đến khi đƣợc xóa án và án tích chỉ tính trong trƣờng hợp tái phạm khi quyết định hình phạt (khoản 1 Điều 86) [33-tr.50].
Căn cứ vào tính chất, mức độ tội phạm đã thực hiện, theo loại hình phạt đƣợc Tòa án quyết định, BLHS Liên Bang Nga cũng quy định về khoảng thời gian để một ngƣời kết án đƣợc xóa án tích tại khoản 3 Điều 86. BLHS Liên Bang Nga còn có quy định ngƣời đƣợc miễn hình phạt là ngƣời không có án tích (Điều 86 khoản 2), tại khoản 4 về trƣờng hợp tính thời hạn xóa án tích khi ngƣời bị kết án đƣợc miễn chấp hành hình phạt còn lại hoặc phần hình phạt còn lại đƣợc thay thế bằng hình phạt nhẹ hơn và một quy định tƣơng tự nhƣ Điều 69 BLHS năm 2015 của Việt Nam là khi ngƣời bị kết án đã trả xong án tích hoặc xóa bỏ án tích sẽ hủy bỏ tất cả những hậu quả pháp lý liên quan đến án tích (khoản 6 Điều 86 BLHS Liên Bang Nga),…
Ngoài ra BLHS của nƣớc này còn dành ra một điều luật riêng để quy định về thời hạn xóa án tích đối với ngƣời dƣới 18 tuổi tại Điều 95: “Đối với những ngƣời phạm tội mà chƣa đủ 18 tuổi, thời hạn xóa án tích sẽ đƣợc xem xét theo khoản 3 Điều 86 của Bộ luật này, đƣợc giảm đi và bằng:
a) Sáu tháng sau khi chấp hành xong hoặc đang chấp hành hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù
b) Một năm sau khi chấp hành xong hình phạt giam đối với những tội ít nghiêm trọng hoặc tƣơng đối nghiêm trọng
c) Ba năm sau khi chấp hành xong hình phạt giam đối với tội nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng .”
Do đó, qua nghiên cứu BLHS Liên Bang Nga năm 1996 có hiệu lực 01/01/1997, thì pháp luật Hình sự Việt Nam có nhiều nét tƣơng đồng với pháp luật nƣớc này và chỉ có duy nhất BLHS Liên bang Nga năm 1996 mới có Điều luật quy định riêng liên quan đến vấn đề xóa án tích đối với ngƣời dƣới 18 tuổi còn BLHS của các nƣớc khác chỉ đề cập đến xóa án tích chung chung chứ không phân định riêng đối với ngƣời dƣới 18 tuổi.
28
KẾT LUẬN CHƢƠNG I
Xóa án tích là một quy định có ý nghĩa quan trọng trong pháp luật Hình sự Việt Nam đã đƣợc pháp điển hóa ngay trong BLHS năm 1985 và tồn tại đến hiện nay. Tuy nhiên, khái niệm này vẫn chƣa đƣợc các nhà làm lập pháp định nghĩa cụ thể trong luật. Xóa án tích đối với ngƣời dƣới 18 tuổi là một phần trong quy định xóa án tích chung, BLHS cũng đã dành một điều luật riêng quy định về vấn đề này, nhƣng khái niệm về nó vẫn không đƣợc định nghĩa cụ thể. Do đó, trong chƣơng này tác giả nghiên cứu và đƣa ra những kết luận về ngƣời dƣới 18 tuổi bị kết án, khái niệm xóa án tích đối với ngƣời dƣới 18 tuổi, cũng nhƣ phân tích các điều kiện, thủ tục để đƣợc xóa án tích. Bên cạnh đó còn nghiên cứu quy định của pháp luật một số nƣớc trên thế giới về vấn đề này để có thể đối chiếu, so sánh với quy định của pháp luật Việt Nam, trên cơ sở đó sẽ làm định hƣớng tiếp thu, hoàn thiện BLHS Việt Nam trong tƣơng lai về quy định xóa án tích đối với chủ thể phạm tội là ngƣời dƣới 18 tuổi.
29
CHƢƠNG II. QUY ĐỊNH VỀ XÓA ÁN TÍCH ĐỐI VỚI NGƢỜI DƢỚI 18 TUỔI TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM