Một số vƣớng mắc, bất cập trong quy định và áp dụng

Một phần của tài liệu Xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi theo quy định của bộ luật hình sự năm 2015 (Trang 64 - 73)

Nhìn chung trong BLHS năm 2015, các nhà làm luật đã quy định về vấn đề xóa án tích đối với ngƣời dƣới 18 tuổi là khá cụ thể và rõ ràng. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng vào thực tiễn hiện nay vẫn không tránh đƣợc một số bất cập, mâu

57

thuẫn và gây khó khăn cho các cơ quan tƣ pháp trong việc áp dụng giải quyết. Trong quá trình áp dụng tác giả thấy một số quy định về vấn đề này trong BLHS năm 2015 còn phát sinh nhiều cách hiểu khác nhau, cần có văn bản hƣớng dẫn thống nhất, kịp thời. Một số vƣớng mắc, bất cập nhƣ sau:

Vướng mắc về các trường hợp được coi là không có án tích.

Nhƣ đã phân tích ở mục 2.2 chƣơng II, mặc dù luật đã quy định cụ thể các trƣờng hợp đƣợc coi là không có án tích, tuy nhiên lại không xác định thời điểm này vào lúc nào nên đã dẫn đến việc tồn tại các cách hiểu khác nhau. Cách hiểu thứ nhất là “từ khi bản án có hiệu lực pháp luật” thì ngƣời bị kết án đã coi nhƣ không có án tích. Một cách hiểu khác thì xem xét việc xóa án tích đối với ngƣời đã bị kết án trong trƣờng hợp này là “kể từ khi thi hành xong bản án”. Do đó đã gây ra nhiều khó khăn trong khi áp dụng nên pháp luật cần phải có sự quy định chi tiết về vấn đề này.

Qua nghiên cứu quy định của pháp luật, nhận thấy có mâu thuẫn giữa khoản 1 Điều 107 BLHS 2015 quy định về việc xóa án tích đối với ngƣời dƣới 18 tuổi

phạm tội và quy định tại khoản 7 Điều 91 BLHS 201518. Tác giả đồng ý với ý kiến

trên, vì theo quy định của khoản 1 Điều 107 thì khi ngƣời từ đủ 14 đến dƣới 16 tuổi bị kết án dù là tội gì thì cũng đƣợc coi là không có án tích, tức không phát sinh hậu quả pháp lý bất lợi cho họ, đồng nghĩa với việc sẽ không đặt ra trƣờng hợp tái

phạm, tái phạm nguy hiểm, nên quy định tại khoản 7 Điều 91: “Án đã tuyên đối với

người chưa đủ 16 tuổi phạm tội, thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm” là không cần thiết.

Vướng mắc trong quy định xóa án tích trong trường hợp đặc biệt

Xóa án tích trong trƣờng hợp đặc biệt là xóa án tích do Tòa án quyết định nhƣng ở thời điểm sớm hơn khi thỏa mãn các điều kiện nhất định, quy định này nhằm khuyến khích ngƣời bị kết án cải tạo tốt, lập công để sớm đƣợc xóa án tích.

18Vƣớng mắc này đã đƣợc tác giả Trịnh Thị Hạnh đƣa ra trong bài luận văn thạc sĩ “Xóa án tích đối với ngƣời dƣới 18 tuổi bị kết án theo quy định của BLHS năm 2015”.

58

Điều 72 BLHS năm 2015 quy định điều kiện ngƣời bị kết án phải đảm bảo thực hiện ít nhất một phần ba thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 70 và khoản 2 Điều 71 thì mới có thể đƣợc xóa án tích trong trƣờng hợp đặc biệt. Tuy nhiên, hiện nay BLHS chƣa quy định trƣờng hợp này cho ngƣời từ đủ 16 tuổi đến dƣới 18 tuổi phạm tội [28-tr.38]. Đây là một trong những hạn chế trong quy định về xóa án tích đối với ngƣời dƣới 18 tuổi của BLHS năm 2015 đã đƣợc tác giả Phan Thị Phƣơng Hiền đƣa ra.

Tác giả đồng ý với ý kiến trên, đây là một vƣớng mắc trong quy định của luật. Điều 72 BLHS năm 2015 không hề đề cập đến việc xóa án tích đối với ngƣời dƣới 18 tuổi trong trƣờng hợp đặc biệt và các quy định riêng về xóa án tích đối với ngƣời từ đủ 16 tuổi đến dƣới 18 tuổi cũng không quy định về vấn đề này cho nên không có cơ sở để áp dụng xóa án tích trong trƣờng hợp đặc biệt đối với ngƣời dƣới 18 tuổi trong khi họ thuộc đối tƣợng đáng lẽ ra phải đƣợc hƣởng những quy định có lợi hơn so với những ngƣời đã đủ 18 tuổi.

Vướng mắc trong quy định cách tính thời hạn để xóa án tích

- BLHS năm 2015 chƣa quy định về cách tính thời hạn xóa án tích trong trƣờng hợp ngƣời dƣới 18 tuổi phạm nhiều tội (thuộc trƣờng hợp có án tích).

Trong trƣờng hợp phạm nhiều tội về nguyên tắc thì phải quyết định hình phạt chung sau khi quyết định hình phạt của từng tội. Tuy nhiên, việc không quy định cụ thể về cách tính thời hạn xóa án tích trong trƣờng hợp này dẫn đến các cách hiểu không thống nhất, cụ thể: ví dụ A (17 tuổi) phạm 2 tội, trong đó Tội giết ngƣời (khoản 2 Điều 123 BLHS năm 2015) bị xử phạt 5 năm tù và Tội cố ý gây thƣơng tích (khoản 3 Điều 134 BLHS năm 2015) bị xử phạt 3 năm tù. Nhƣ vậy thời hạn xóa án tích trong trƣờng hợp này sẽ có hai cách hiểu nhƣ sau:

+ Cách hiểu thứ nhất: Sau khi chấp hành xong hình phạt tổng hợp là 8 năm tù thì thời hạn xóa án tích đối với A sẽ đƣợc tính theo từng tội dựa vào hình phạt chính. Do đó với Tội giết ngƣời thời hạn xóa án tích là 1 năm, Tội cố ý gây thƣơng tích thời hạn xóa án tích là 1 năm.

59

+ Cách hiểu thứ hai: thời hạn xóa án tích đối với A sẽ là dựa vào hình phạt chính là 8 năm sau khi tổng hợp, nghĩa là phải sau 2 năm kế từ khi chấp hành xong hình phạt A mới đƣợc xóa án tích.

Theo quan điểm của tác giả, thời hạn xóa án tích trong trƣờng hợp này nên đƣợc tính căn cứ vào hình phạt chung sau khi tổng hợp thì sẽ hợp lý hơn. Vì tính chất phạm nhiều tội là nặng hơn so với một tội. Nếu sau khi họ chấp hành xong hình phạt chung đã tổng hợp mà quay lại tính thời hạn xóa án tích theo từng tội thì điều này không có ý nghĩa gì cả, không thể hiện đƣợc tính chất nguy hiểm của tội phạm, hai thời hạn đó lại trôi song song nhau, nhƣ trong ví dụ trên, cả hai Tội giết ngƣời và Tội cố ý gây thƣơng tích thì thời hạn xóa án tích đặt ra đều là 1 năm, nghĩa là sau khi chấp hành xong hình phạt chung đã tổng hợp họ chỉ cần chịu thời hạn để xóa án tích là 1 năm, nếu không phạm tội mới trong thời gian này sẽ đƣợc đƣơng nhiên xóa án tích.

- Khoản 2 Điều 73 BLHS năm 2015 quy đinh: “Người bị kết án chưa được

xóa án tích mà thực hiện hành vi phạm tội mới và bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật thì thời hạn để xóa án tích cũ được tính lại kể từ ngày chấp hành xong hình phạt chính hoặc thời gian thử thách án treo của bản án mới hoặc từ ngày bản án mới hết thời hiệu thi hành”. Với quy định này “ngƣời bị kết án chƣa đƣợc xóa án tích” có thể hiểu bao gồm hai trƣờng hợp: là ngƣời bị kết án đã chấp hành xong hình phạt nhƣng chƣa đƣợc xóa án tích hoặc ngƣời bị kết án (thuộc trƣờng hợp có án tích) đang chấp hành hình phạt.

Trƣờng hợp 1: Ngƣời dƣới 18 tuổi bị kết án đã chấp hành xong hình phạt chƣa đƣợc xóa án tích mà thực hiện hành vi phạm tội mới và bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 73 trên thì thời hạn xóa án tích cũ đƣợc tính lại kể từ ngày chấp hành xong hình phạt chính hoặc thời gian thử thách án treo của bản án mới hoặc từ ngày bản án mới hết thời hiệu thi hành. Tuy nhiên BLHS năm 2015 lại chƣa quy định cách tính thời hạn xóa án tích trong trƣờng hợp này nên dẫn đến hai cách hiểu nhƣ sau:

60

+ Cách hiểu thứ nhất: thời hạn để tính xóa án tích sau khi chấp hành xong hình phạt của bản án mới bao gồm khoảng thời gian để tính xóa án tích cho bản án cũ cộng với thời gian để tính xóa án tích cho bản án mới [38-tr.17].

+ Cách hiểu thứ hai: một quan điểm khác cho rằng tính thời hạn xóa án tích trong trƣờng hợp này trên cơ sở bản án nặng nhất đối với tội mà họ đã phạm [38- tr17].

Theo quan điểm của tác giả, thời hạn xóa án tích trong trƣờng hợp này nên đƣợc tính song song với nhau căn cứ vào hình phạt chính của từng tội trong từng bản án đó sau khi đã chấp hành xong hình phạt chính của bản án mới. Vì nếu nhƣ theo cách hiểu thứ nhất thì quá bất lợi cho ngƣời bị kết án, họ đã chấp hành xong hình phạt của bản án cũ, nhƣng do phạm tội mới trong thời hạn xóa án tích mà buộc họ sau khi đã chấp hành xong hình phạt của bản án mới phải chịu thời hạn xóa án tích của cả hai bản án, tức là thời hạn xóa án tích đã qua đối với bản án cũ không đƣợc tính và còn phải đợi đến khi chấp hành xong hình phạt của bản án mới mới đƣợc tính lại. Còn nếu hiểu theo cách hiểu thứ hai thì nghĩa là sau khi ngƣời bị kết án chấp hành xong hình phạt của bản án mới, ngƣời bị kết án đồng thời đƣợc tính thời hạn để xóa án tích cho tất cả các bản án mà họ đã chấp hành chỉ cần căn cứ vào bản án nặng nhất. Mặc dù nếu tính ra theo cách hiểu này thì thời hạn xóa án tích mà ngƣời bị kết án phải chịu sau khi chấp hành xong bản án mới là nhƣ nhau khi so với quan điểm của tác giả nhƣng cách hiểu nhƣ vậy không thể hiện đƣợc bản chất của án tích, không thể hiện đƣợc mục đích thử thách đối với hành vi phạm tội của từng tội mà họ đã phạm.

Trƣờng hợp 2: Ngƣời dƣới 18 tuổi bị kết án (thuộc trƣờng hợp có án tích) đang chấp hành hình phạt mà thực hiện hành vi phạm tội mới và bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật.

Về nguyên tắc đang chấp hành hình phạt của một tội mà phạm tội mới thì phải tổng hợp hình phạt, và theo quy định tại khoản 2 Điều 73, thời hạn xóa án tích đƣợc tính lại từ khi chấp hành xong hình phạt chính của bản án mới-tức bản án đã

61

đƣợc tổng hợp. Tuy nhiên BLHS vẫn không có quy định về cách tính thời hạn xóa án tích trong trƣờng hợp này nên cũng dẫn đến các cách hiểu khác nhau:

+ Cách hiểu thứ nhất: thời hạn xóa án tích đƣợc tính theo từng bản án căn cứ vào hình phạt chính.

Ví dụ: A (16 tuổi) bị kết án 5 năm tù về Tội giết ngƣời tại khoản 2 Điều 123 BLHS năm 2015, mới chấp hành hình phạt đƣợc 1 năm lại phạm Tội cố ý gây thƣơng tích và bị kết án 3 năm tù (khoản 3 Điều 134 BLHS năm 2015). Do đó trong trƣờng hợp này sau khi tổng hợp hình phạt theo Điều 104 BLHS năm 2015 A còn phải chấp hành 3 năm tù của bản án mới + (5 năm – 1 năm) tù của bản án cũ = 7 năm tù. Thời hạn xóa án tích sẽ tính theo từng tội đã phạm, Tội giết ngƣời sẽ là 1 năm, Tội cố ý gây thƣơng tính sẽ là 1 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tổng hợp đó.

+ Cách hiểu thứ hai: thời hạn xóa án tích đƣợc tính căn cứ vào hình phạt chính sau khi đã tổng hợp.

Trong ví dụ trên, trƣờng hợp này thời hạn để tính xóa án tích sẽ dựa vào hình phạt chung là 7 năm sau khi tổng hợp nên thời hạn xóa án tích sẽ là 2 năm sau khi chấp hành xong hình phạt của bản án đã tổng hợp.

Theo quan điểm của tác giả, trong trƣờng hợp này tính thời hạn xóa án tích là dựa vào hình phạt chung sau khi đã tổng hợp. Vì nếu hiểu theo cách hiểu thứ nhất thì sẽ có lợi cho ngƣời bị kết án, hai thời gian thử thách cho hai bản án cũng coi nhƣ trôi song song nên không phản ánh đƣợc mức độ nguy hiểm của tội phạm, không thể hiện đƣợc hậu quả pháp lý của án tích đối với từng tội mà họ đã phạm. Và trƣờng hợp ngƣời đang chấp hành hình phạt của một bản án mà lại phạm tội mới thì xét về tính chất và mức độ nguy hiểm là cao hơn trƣờng hợp phạm nhiều tội nên nếu lựa chọn cách tính thời hạn xóa án tích theo từng bản án thì không công bằng. Do đó, việc dựa vào hình phạt sau khi tổng hợp để tính thời hạn xóa án tích là hợp lý hơn.

62

- BLHS năm 2015 không quy định về cách tính thời hạn xóa án tích trong trƣờng hợp ngƣời bị kết án phạm nhiều tội hoặc có nhiều bản án nhƣng có tội thuộc trƣờng hợp có án tích, có tội thuộc trƣờng hợp không có án tích.

Trƣờng hợp 1: Nếu ngƣời dƣới 18 tuổi phạm hai tội, một tội thực hiện khi từ đủ 14 tuổi đến dƣới 16 tuổi, một tội thực hiện khi từ đủ 16 đến dƣới 18 tuổi thuộc trƣờng hợp có án tích.

Nhƣ vậy đối với tội đƣợc thực hiện khi từ đủ 14 đến dƣới 16 tuổi trong mọi trƣờng hợp theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 107 đƣợc xem nhƣ không có án tích, trong khi tội đƣợc thực hiện khi từ đủ 16 đến dƣới 18 tuổi thuộc trƣờng hợp có án tích. Do đó, tính thời hạn xóa án tích trong trƣờng hợp này là dựa vào hình phạt tổng hợp hay dựa vào hình phạt của tội có án tích.

Ví dụ: A bị đƣa ra xét xử về hai tội, Tội trộm cắp tài sản tại khoản 2 Điều 173 BLHS năm 2015 với hình phạt là 4 năm tù, tội này A thực hiện khi mới 15 tuổi. Và Tội giết ngƣời tại khoản 1 Điều 123 BLHS năm 2015 khi A 17 tuổi với hình phạt là 12 năm tù. Do đó, đối với Tội trộm cắp tài sản A thuộc trƣờng hợp không có án tích, còn đối với Tội giết ngƣời lại thuộc trƣờng hợp có án tích. Nếu tính thời hạn xóa án tích dựa vào hình phạt của tội có án tích thì thời hạn xóa án tích sau khi chấp hành xong hình phạt tổng hợp là 2 năm (Điểm c khoản 2 Điều 107 BLHS năm 2015). Nhƣng nếu tính thời hạn xóa án tích dựa vào hình phạt chung sau khi đã tổng hợp thì thời hạn xóa án tích lên đến 3 năm (Điểm d khoản 2 Điều 107 BLHS năm 2015).

Trƣờng hợp 2: Ngƣời dƣới 18 tuổi phạm hai tội, một tội thực hiện khi từ đủ 14 đến dƣới 16 tuổi hoặc từ đủ 16 tuổi đến dƣới 18 tuổi thuộc trƣờng hợp không có án tích và một tội thực hiện khi đã đủ 18 tuổi (thuộc trƣờng hợp có án tích).

Mặc dù trƣờng hợp này có một tội là không có án tích, nhƣng một tội thực hiện khi đã đủ 18 tuổi-độ tuổi phải chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm hình. Nhƣ vậy có phải coi đây là trƣờng hợp tính chất phạm tội nguy hiểm cao không và nên tính thời hạn xóa án tích cho họ dựa vào hình phạt tổng hợp thay vì chỉ dựa vào hình

63

phạt chính của tội có án tích. Nhƣng nếu chỉ dựa vào hình phạt chính của tội có án tích để tính thời hạn xóa án tích rõ ràng sẽ có lợi hơn cho họ, còn nếu dựa vào hình phạt tổng hợp thì mức thời hạn xóa án tích đối với họ sẽ dài hơn.

Trƣờng hợp 3: Ngƣời dƣới 18 tuổi phạm hai tội, một tội đƣợc thực hiện khi từ đủ 16 tuổi đến dƣới 18 tuổi (thuộc trƣờng hợp có án tích), một tội thực hiện khi đã đủ 18 tuổi trở lên (thuộc trƣờng hợp có án tích).

Nếu phạm cả hai tội đều thuộc trƣờng hợp có án tích thì rõ ràng tội phạm là nặng hơn, tính chất nguy hiểm lớn hơn.Vậy trong trƣờng hợp này tính thời hạn để xóa án tích là dựa hình phạt chính của từng tội hay dựa vào hình phạt chung sau khi tổng hợp. BLHS năm 2015 cũng chƣa có quy định cụ thể về vấn đề này nên có thể sẽ dẫn đến các cách hiểu khác nhau.

Từ những phân tích trên theo quan điểm của tác giả trong trƣờng hợp thứ 3 tính thời hạn để xóa án tích phải dựa vào hình phạt chung sau khi tổng hợp. Nếu

Một phần của tài liệu Xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi theo quy định của bộ luật hình sự năm 2015 (Trang 64 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)