Kiến nghị hoàn thiện các quy định về xóa án tích đối với ngƣời dƣới 18 tuổi

Một phần của tài liệu Xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi theo quy định của bộ luật hình sự năm 2015 (Trang 73 - 82)

điểm ngƣời đó bị kết án cũng có ý nghĩa quan trọng để xét ngƣời dƣới 18 tuổi phạm tội có đƣợc hƣởng quy định xóa án tích tại Điều 107 BLHS năm 2015 hay phải áp dụng quy định xóa án tích chung. Hiện nay vẫn chƣa có văn bản nào hƣớng dẫn về vấn đề này dẫn đến các cách hiểu và áp dụng khác nhau.

Vướng mắc về việc phối hợp xác minh các điều kiện để xóa án tích giữa

cơ quan có thẩm quyền cấp phiếu LLTP với các cơ quan có liên quan.

BLHS năm 2015 đã bỏ quy định Tòa án cấp giấy chứng nhận đƣơng nhiên xóa án tích cho ngƣời bị kết án. BLHS năm 2015 đã giao trách nhiệm cho Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu LLTP cập nhật thông tin về tình trạng có án tích của ngƣời bị kết án và khi có yêu cầu thì cấp phiếu LLTP xác nhận không có án tích (khoản 4 Điều 70). Tuy nhiên, việc giao hoàn toàn trách nhiệm xác minh điều kiện đƣơng nhiên xóa án tích cho Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu LLTP sẽ làm giảm gánh nặng cho Tòa án nhƣng sẽ gây ra gánh nặng cho cơ quan này. Mặc dù đã có thông tƣ

hƣớng dẫntrình tự, thủ tục tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin LLTP

nhƣng cũng sẽ không thể tránh đƣợc sự chậm trễ hoặc không phối hợp nên sẽ gây nhiều khó khăn cho cơ quan này khi xác minh không có án tích, cấp phiếu LLTP và luật lại chƣa có hƣớng xử lý về vấn đề này.

3.2. Kiến nghị hoàn thiện các quy định về xóa án tích đối với ngƣời dƣới 18 tuổi 18 tuổi

Từ những phân tích thực tiễn cũng nhƣ những vƣớng mắc, bất cập gặp phải khi áp dụng BLHS năm 2015, thiết nghĩ các nhà làm luật cần phải có những sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản hƣớng dẫn cụ thể để những quy định về xóa án tích đối với ngƣời dƣới 18 tuổi trong BLHS năm 2015 đƣợc hoàn thiện, để đảm bảo thi hành các quy định này một cách hiệu quả nhất. Do đó, tác giả kiến nghị một số sửa đổi, bổ sung nhƣ sau:

66

Thứ nhất, nhƣ đã phân tích ở tiểu mục 3.1.2 chƣơng này khoản 7 Điều 91 và khoản 1 Điều 107 của BLHS năm 2015 là có sự mâu thuẫn. Quy định ở khoản 7 Điều 91 “án đã tuyên đối với ngƣời chƣa đủ 16 tuổi phạm tội, thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm” và quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 107 “ngƣời từ đủ 14 đến dƣới 16 tuổi không bị coi là có án tích” là có sự trùng lặp, do đó khoản 7 Điều 91 không cần thiết phải đặt ra trong BLHS, nên bỏ quy định ở khoản 7 Điều 91 thì sẽ hợp lý hơn [20-tr.85]. Tác giả thấy nên bỏ quy định tại khoản 7 Điều 91 để tránh sự dƣ thừa trong luật, tránh những quy định không cần thiết, vì đã có quy định tại điểm a khoản 1 Điều 107 xác định rõ với mọi tội phạm ở lứa tuổi này thì không phát sinh án tích, không phát sinh hậu quả pháp lý bất lợi cho họ nên việc đặt ra quy định tại khoản 7 Điều 91 không ý nghĩa gì trong trƣờng hợp này, nó chỉ làm lặp lại các quy định của pháp luật mà thôi.

Thứ hai, liên quan đến vấn đề xóa án tích trong trƣờng hợp đặc biệt đối với ngƣời dƣới 18 tuổi, tác giả Phan Phị Phƣơng Hiền đã có kiến nghị bổ sung vào Điều 107 BLHS năm 2015 về xóa án tích trong trƣờng hợp đặc biệt đối với ngƣời dƣới 18 tuổi, cụ thể nhƣ sau:

Điều 107. Xóa án tích “…

3. Trong trường hợp người bị kết án là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có những tiến bộ rõ rệt và đã lập công, được cơ quan tổ chức nơi người đó công tác hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú đề nghị, thì Tòa án quyết định việc xóa án tích nếu người đó đảm bảo được ít nhất một phần ba thời hạn quy định tại khoản 2 điều này” [28-tr.38].

Nhƣ vậy, đối với ngƣời dƣới 18 tuổi để có một quy định rõ ràng về vấn đề này cũng nhƣ tăng quyền lợi cho ngƣời dƣới 18 tuổi nhƣ ngƣời đã đủ 18 tuổi trở lên, tác giả thấy cần thiết phải bổ sung quy định về xóa án tích trong trƣờng hợp đặc biệt đối với ngƣời dƣới 18 tuổi khoản 3 vào Điều 107 BLHS năm 2015 nhƣ trên.

67

Để giải quyết những vƣớng mắc trong quy định cách tính thời hạn để xóa án tích đối với ngƣời dƣới 18 tuổi nhƣ đã phân tích ở tiểu mục 3.1.2 Chƣơng III thì pháp luật nên dành một điều luật quy định cụ thể về cách tính thời hạn xóa án tích trong các trƣờng hợp đó để đảm bảo việc áp dụng thống nhất, cũng nhƣ đảm bảo quyền lợi cho ngƣời bị kết án là ngƣời dƣới 18 tuổi.

Tác giả kiến nghị bổ sung một điều luật vào sau Điều 107 “Xóa án tích” về vấn đề này nhƣ sau:

Điều 107a. Cách tính thời hạn để xóa án tích

1. Trường hợp người dưới 18 tuổi phạm nhiều tội, có nhiều bản án thuộc trường hợp có án tích thì thời hạn xóa án tích tại khoản 2 Điều 107 Bộ luật này phải căn cứ vào hình phạt sau khi đã tổng hợp.

2. Trường hợp người dưới 18 tuổi phạm nhiều tội, có nhiều bản án nhưng có tội thuộc trường hợp không có án tích, có tội thuộc trường hợp có án tích thì thời hạn xóa án tích tại khoản 2 Điều 107 Bộ luật này sẽ căn cứ vào hình phạt chính của tội có án tích đó.

3. Trường hợp các hình phạt đối với các tội đã bị kết án thuộc loại không thể tổng hợp được thì thời hạn xóa án tích sẽ căn cứ vào tổng thời hạn xóa án tích của các tội có loại hình phạt khác nhau đó.

Trong Điều 73 BLHS quy định về cách tính thời hạn xóa án tích có quy định trƣờng hợp “ngƣời bị kết án chƣa đƣợc xóa án tích mà thực hiện hành vi phạm tội mới và bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật thì thời hạn để xóa án tích cũ đƣợc tính lại kể từ ngày chấp hành xong hình phạt chính hoặc thời gian thử thách án treo của bản án mới”, nhƣ đã phân tích ở mục 3.1.2 trong Chƣơng II, theo tác giả nên bỏ cụm từ “thời gian thử thách án treo của bản án mới”.

Thứ tƣ, về thời điểm xác định độ tuổi của ngƣời dƣới 18 tuổi là vào thời điểm phạm tội hay thời điểm kết án để xét xóa án tích, hay trƣờng hợp không có án tích thì thời điểm đƣợc coi là không có án tích bắt đầu khi nào chƣa đƣợc quy định rõ trong luật nên sẽ gây ra nhiều cách hiểu khác nhau. Do đó cần phải có văn bản

68

hƣớng dẫn chi tiết, cụ thể để áp dụng thống nhất. Tác giả kiến nghị ban hành Nghị quyết hƣớng dẫn cụ thể về vấn đề này, trong đó xác định rõ thời điểm xác định độ tuổi của ngƣời dƣới 18 tuổi là vào thời điểm phạm tội để xét xóa án tích, nhƣ vậy sẽ tạo thuận lợi cho ngƣời dƣới 18 tuổi cho dù phạm tội khi chƣa đủ 18 tuổi nhƣng khi xét xử đã đủ 18 tuổi thì vẫn đƣợc hƣởng quy định xóa án tích tại Điều 107 BLHS năm 2015. Và các trƣờng hợp không có án tích thì thời điểm xác định không có án tích là ngay khi bản án có hiệu lực pháp luật.

Nhìn chung, những quy định của BLHS về vấn đề xóa án tích đối với ngƣời dƣới 18 tuổi còn rất mới, nhiều vấn đề phát sinh chƣa đƣợc quy định trong luật cũng nhƣ chƣa đƣợc hƣớng dẫn cụ thể nên không thể tránh đƣợc việc hiểu khác nhau trong một số vấn đề nhƣ đã đƣa ra trong phần bất cập trên. Do đó, các nhà làm luật cần phải căn cứ vào tình hình thực tiễn, những tình huống phát sinh mà luật chƣa điều chỉnh đƣợc để có thể hoàn thiện hơn nữa quy định về xóa án tích đối với ngƣời dƣới 18 tuổi, đồng thời có cơ chế phối hợp giữa các cơ quan Công an, Tòa án và Sở tƣ pháp trong việc xác minh các trƣờng hợp đƣơng nhiên xóa án tích đối với ngƣời dƣới 18 tuổi, có hƣớng xử lý cụ thể trong trƣờng hợp cung cấp thông tin chậm trễ hoặc không cung cấp thông tin nhƣ ban hành các Thông tƣ liên ngành giữa Tòa án- Viện kiểm sát-Bộ Công an và Bộ Tƣ pháp, các văn bản hƣớng dẫn thi hành về xóa án tích một cách thống nhất, đầy đủ, rõ ràng.

69

KẾT LUẬN CHƢƠNG III

Từ những phân tích về những vấn đề lý luận chung ở chƣơng I, đến nghiên cứu những quy định về xóa án tích đối với ngƣời dƣới 18 tuổi trải qua các lần sửa đổi, bổ sung cho đến hiện nay. Nhận thấy thực tế áp dụng vẫn tồn tại những hạn chế nhất định, nhiều vấn đề không đƣợc quy định rõ ràng đã dẫn tới nhiều cách hiểu, nhiều quan điểm khác nhau, không thống nhất nên không thể hiện đƣợc bản chất, mục đích của xóa án tích, đặc biệt là đối với ngƣời dƣới 18 tuổi. Do đó, ở chƣơng III tác giả đã có những đánh giá khái quát về xóa án tích đối với ngƣời dƣới 18 tuổi thông qua một số số liệu thống kê đến năm 2018 cũng nhƣ chỉ ra những vƣớng mắc, bất cập khi áp dụng quy định này đồng thời đề xuất một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện quy định của pháp luật về xóa án tích ngƣời dƣới 18 tuổi bị kết án. Pháp luật cần phải tiếp tục hoàn thiện bằng việc sửa đổi, bổ sung các quy định về xóa án tích nói chung và xóa án tích ngƣời dƣới 18 tuổi bị kết án nói riêng cũng nhƣ có văn bản hƣớng dẫn chi tiết để đảm bảo thống nhất giữa các quy định.

70

KẾT LUẬN

Nhƣ đã phân tích thì quy định xóa án tích đối với ngƣời dƣới 18 tuổi là một quy định quan trọng ảnh hƣởng rất lớn đến quyền lợi của ngƣời dƣới 18 tuổi - một đối tƣợng cần sự bảo vệ đặc biệt từ nhà nƣớc. Tuy nhiên, hiện tại rất ít các công trình nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này nhƣng thực tiễn áp dụng lại có rất nhiều vấn đề phát sinh mà quy định trong luật chƣa giải quyết đƣợc nên không tránh khỏi việc có nhiều quan điểm khác nhau về cùng một vấn đề. Mặc khác xã hội luôn vận động và phát triển, xu hƣớng hội nhập hóa, các quy định của pháp luật hình sự nói chung và các nội dung của chế định xoá án tích nói riêng cũng luôn vận động và phát triển theo. Do đó việc nghiên cứu các quy định về xóa án tích đối với ngƣời dƣới 18 tuổi là cần thiết và quan trọng để góp phần xây dựng các quy định pháp luật ngày càng hoàn thiện nhất, đạt hiệu quả tối ƣu khi áp dụng. Thông qua việc nghiên cứu của mình tác giả cũng mong muốn đƣa ra cách hiểu đúng, thống nhất về xóa án tích đối với ngƣời dƣới 18 tuổi cũng nhƣ đƣa ra một số kiến nghị nhằm khắc phục những vƣớng mắc, bất cập đang gặp phải. Tuy nhiên vấn đề đang nghiên cứu là vấn đề phức tạp, mà với những hiểu biết còn hạn hẹp và sự nghiên cứu chƣa đƣợc sâu sắc nên luận văn chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tác giả kính mong quý Thầy Cô xem xét và góp ý kiến để khóa luận đƣợc đầy đủ và hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/ Văn bản quy phạm pháp luật

1. Bộ luật hình sự năm 1985.

2. Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). 3. Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. 4. Bộ luật tố tụng Hình sự năm 2015.

5. Công ƣớc Liên Hợp Quốc về Quyền Trẻ em năm 1989. 6. Luật thi hành án hình sự năm 2019.

7. Luật Lý lịch tƣ pháp năm 2009.

8. Thông tƣ liên ngành số 02/TTLN của TANDTC, VKSNDTC, Bộ Tƣ pháp, Bộ Nội vụ ngày 01 tháng 8 năm 1986 về việc xóa án.

9. Thông tƣ liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 10/5/2012 hƣớng dẫn trình tự, thủ tục tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin LLTP.

2/ Sách chuyên khảo, giáo trình

10. Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Nxb. Công

an nhân dân.

11. Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2019), Giáo trình Luật hình sự Việt

Nam – Phần chung, Nxb. Hồng Đức Hội Luật Gia Việt Nam.

12. Nguyễn Ngọc Hòa, Lê Thị Sơn (2006), Từ điển pháp luật Hình sự, Nxb. Tƣ

pháp.

13. Nguyễn Ngọc Hòa (2017), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 2015

14. Uông Chu Lƣu (2001), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, tập 1, phần chung, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

15. Đinh Văn Quế (2017), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 2015 –

Phần thứ nhất những quy định chung, Nxb. Thông tin và truyền thông.

16. Từ điển Luật học, Bộ tƣ pháp –Viện khoa học pháp lý (1999), Nxb. Từ điển

Bách khoa – Nxb Tƣ pháp.

17. Nguyễn Văn Thuyết (2018), Bình luận những điểm mới của BLHS (Hiện

hành) (sửa đổi bổ sung năm 2017), Nxb. Quốc gia Sự Thật.

3/ Các luận án, luận văn, khóa luận tốt nghiệp

18. Nguyễn Cao Cƣờng (2015), Xóa án tích theo luật hình sự Việt Nam, Luận

văn thạc sĩ, Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội.

19. Phạm Thị Dịu (2018), Xóa án tích theo pháp luật Hình sự Việt Nam từ thực

tiễn tỉnh Bình Định, Luận văn thạc sĩ, Học viện Khoa học xã hội – Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

20. Trịnh Thị Hạnh (2019), Xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi bị kết án

theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, Luận văn Thạc sĩ, khoa Luật đại học quốc gia Hà Nội.

21. Nguyễn Quang Long (2020), Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định

án tích theo luật hình sự Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội.

22. Võ Thị Thắm (2003), Án tích-Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Khóa luận

tốt nghiệp, trƣờng Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.

4/ Các báo, tạp chí

23. Lê Cảm (2005), Chế định án tích và mô hình lý luận của nó trong Luật

24. Đỗ Văn Chỉnh (2018), Xóa án tích trong Bộ luật hình sự năm 2015 và những sửa đổi, bổ sung, Tạp chí toàn án nhân dân (16), tr. 45-47.

25. Đỗ Văn Chỉnh (2009), Xóa án tích với việc xác định tái phạm, tái phạm

nguy hiểm, Tạp chí Tòa án nhân dân (02), tr. 25-32.

26. Nguyễn Văn Đổng (2017), Thực hiện Luật lý lịch tư pháp và vấn đề xóa án

tích bất cập và kiến nghị hoàn thiện, Tạp chí Tòa án nhân dân (23), tr. 32- 35.

27. Phạm Hồng Hải (2001), Một vài ý kiến về chế định tái phạm, tái phạm nguy

hiểm theo quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999, Tạp chí Tòa án nhân dân (04), tr.14.

28. Phan Thị Phƣơng Hiền (2017), Hoàn thiện các quy định về xóa án tích đối

với người bị kết án trong Bộ luật hình sự năm 2015, Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật (01), tr. 33-38.

29. Phan Thị Phƣơng Hiền (2017), Hoàn thiện quy định xóa án tích đối với

người dưới 18 tuổi bị kết án trong Bộ luật hình sự năm 2015, Tạp chí Dân chủ và pháp luật (01), tr. 24-28.

30. Lê Tiến Hoàng, Trịnh Duy Thuyên (2020), Biện pháp ngăn chặn đối với

người dưới 18 tuổi theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Tạp chí dân chủ và pháp luật (08), tr. 60-64.

31. Đỗ Thị Thúy Lan (2016), Lý lịch tư pháp về vấn đề xóa án tích, Tạp chí

Một phần của tài liệu Xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi theo quy định của bộ luật hình sự năm 2015 (Trang 73 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)