Nhƣ đã phân tích nếu ngƣời dƣới 18 tuổi bị kết án rơi vào những căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 107, Điều 69 BLHS năm 2015 thì đƣợc coi là không có án tích. Ngoài ra BLHS năm 2015 còn quy định về trƣờng hợp đƣơng nhiên xóa án tích cho đối tƣợng này tại khoản 2 Điều 107.
Đƣơng nhiên xóa án tích là trƣờng hợp đƣợc công nhận là chƣa can án mà không cần có sự xem xét và quyết định của Tòa án [11-tr.411]. Tức khi một ngƣời bị Tòa án xử phạt, sau khi chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 70 sẽ đƣợc xem nhƣ ngƣời chƣa từng phạm tội mà không cần Tòa án xem xét và ra quyết định.
Để hiểu rõ hơn về quy định đƣơng nhiên xóa án tích đối với ngƣời dƣới 18 tuổi ta sẽ lần lƣợt tìm hiểu các khía cạnh liên quan đến vấn đề này nhƣ: đối tƣợng áp dụng, thời điểm tính thời hạn xóa án tích, thời hạn xóa án tích,…
Thứ nhất, về đối tƣợng áp dụng đƣơng nhiên xóa án tích.
Theo quy định của BLHS năm 2015 quy định về đƣơng nhiên xóa án tích đối với ngƣời từ đủ 18 tuổi trở lên đƣợc quy định tại Điều 70 BLHS năm 2015, đƣơng nhiên xóa án tích chỉ áp dụng đối với ngƣời bị kết án không phải về các tội quy định tại Chƣơng XIII và Chƣơng XXVI của Bộ luật này. Tuy nhiên, đối với quy định tại
41
khoản 2 Điều 107 BLHS năm 2015 về đƣơng nhiên xóa án tích đối với ngƣời dƣới 18 tuổi thì không quy định tội phạm cụ thể nào cả, không giới hạn các tội nhƣ trong Điều 70 BLHS. Do đó, có thể hiểu nếu không thuộc trƣờng hợp đƣợc coi là không có án tích, chỉ cần là “ngƣời từ đủ 16 tuổi đến dƣới 18 tuổi bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng” thì áp dụng hình thức đƣơng nhiên xóa án tích. Xuất phát từ tính chất các tội thuộc Chƣơng XIII và Chƣơng XXVI của BLHS năm 2015 thuộc các tội “tính chất của loại tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia”, ngƣời dƣới 18 tuổi nếu có thực hiện thì chủ yếu với vai trò đồng phạm do bị xúi giục, dụ dỗ, mua chuộc hoặc bị lợi dụng bản thân họ chƣa thể nhận thức một cách đầy đủ về tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, BLHS 2015 quy định ngƣời từ đủ 16 tuổi đến dƣới 18 tuổi bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng vẫn phải chịu TNHS về hai nhóm tội trên đồng thời xóa bỏ quy định về xóa án tích theo quy định của Tòa án đối với ngƣời từ đủ 16 đến dƣới 18 tuổi bị kết án về tội này [17-tr.217]. Đây cũng là một sự sửa đổi hợp lý so với BLHS năm 1999.
Thứ hai, về thời điểm tính thời hạn xóa án tích
Cũng nhƣ việc xác định thời điểm bắt đầu hay chấm dứt án tích, thì thời điểm để tính thời hạn xóa án tích cũng có ý nghĩa rất quan trọng. Việc này giúp ngƣời bị kết án biết rõ tại thời điểm nào thì họ bắt đầu đƣợc tính thời hạn để xóa án tích.
Trƣớc đây BLHS năm 1999 quy định về thời điểm tính thời hạn xóa án tích
tại khoản 2 Điều 64: “Người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XI
và Chương XXIV của Bộ luật này, nếu từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án người đó không phạm tội mới trong thời hạn…”. Từ khi chấp hành xong bản án tức là chấp hành xong tất cả hình phạt chính, hình phạt bổ sung, trách nhiệm dân sự, án phí và các quyết định khác của bản án. Tuy nhiên BLHS năm 2015 quy định thời điểm tính thời hạn xóa án tích cho ngƣời dƣới 18
42
thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn...”. BLHS năm 2015 đã có những sửa đổi, bổ sung có lợi cho ngƣời dƣới 18 tuổi và rút ngắn hơn so với quy định trong BLHS năm 1999 là không cần phải đợi đến lúc chấp hành xong bản án. Vì trong thực tế, có nhiều trƣờng hợp ngƣời dƣới 18 tuổi bị kết án đã chấp hành xong hình phạt chính nhƣng không đƣợc xóa án tích vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà nhiều năm sau họ chƣa chấp hành xong các quyết định trong bản án (nhƣ bồi thƣờng thiệt hại,…) do đó thời hạn để ngƣời bị kết án đƣợc xóa án tích có thể rất dài và điều này gây tâm lý chán nản, mặc cảm cũng nhƣ không khuyến khích họ tích cực cải tạo tốt, chấp hành pháp luật để hòa nhập cộng đồng cho nên hƣớng sửa đổi nhƣ trong BLHS năm 2015 là hợp lý.
Ngoài ra, nhận thấy so với BLHS số 100/2015/QH13 thì BLHS năm 2015 quy định đầy đủ hơn khi đã bổ sung thêm trƣờng hợp hết thời gian thử thách án treo để tính thời điểm tính thời hạn đƣơng nhiên xóa án tích đối với ngƣời dƣới 18 tuổi. Quy định mới này làm hoàn thiện hơn quy định của BLHS năm 2015 về xóa án tích đối với ngƣời dƣới 18 tuổi.
Do đó, đối với ngƣời dƣới 18 tuổi bị kết án theo quy định của BLHS hiện nay sẽ đƣơng nhiên đƣợc xóa án tích nếu từ ngày chấp hành xong hình phạt chính, hết thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án mà họ không phạm tội trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 107 BLHS năm 2015. Thời hạn này không tính đến hình phạt bổ sung và các nghĩa vụ dân sự khác nhƣ đối với ngƣời từ đủ 18 tuổi trở lên.
* Về hình phạt chính: Hình phạt áp dụng đối với ngƣời dƣới 18 tuổi phạm tội chỉ là các hình phạt chính quy định tại Điều 98 BLHS năm 2015 gồm: cảnh cáo (Điều 34 BLHS năm 2015); phạt tiền (Điều 99); cải tạo không giam giữ (Điều 100) và tù có thời hạn (Điều 101).
* Về thời gian thử thách án treo: Án treo là một biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện đƣợc quy định tại Điều 65 BLHS năm 2015 và Nghị quyết
43
số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/05/2018 của Hội đồng thẩm phán TANDTC, theo đó trong trƣờng hợp một ngƣời bị xử phạt tù không quá 3 năm, có nhân thân tốt, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù thì Tòa án cho hƣởng án treo và ấn định thời gian thử thách bằng hai lần mức phạt
tù nhƣng không đƣợc dƣới 01 năm và không đƣợc quá 05 năm 10.Và thời điểm bắt
đầu để tính thời gian thử thách án treo là từ ngày tuyên án (bản án sơ thẩm hoặc
phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm) 11
.
Ví dụ nhƣ trƣờng hợp sau: Ngày 20/02/2019, A (đủ 17 tuổi) bị Tòa án cấp sơ thẩm đƣa ra xét xử về tội Cƣớp tài sản theo khoản 1 Điều 168 và bị tuyên phạt 02 năm tù nhƣng cho hƣởng án treo, thời gian thử thách là 4 năm. Do đó, thời hạn xóa án tích đƣợc tính từ ngày tuyên án sơ thẩm (là ngày 20/02/2019). Trong trƣờng hợp này, đến ngày 20/02/2023, A đã chấp hành xong thời gian thử thách án treo và trong thời gian 6 tháng (thời hạn để đƣợc đƣơng nhiên xóa án tích tại điểm a khoản 2 Điều 107 BLHS năm 2015) nếu A không thực hiện hành vi phạm tội mới thì A sẽ đƣợc đƣơng nhiên xóa án tích.
* Về thời hiệu thi hành bản án: Thời hiệu thi hành bản án hình sự là thời gian do Bộ luật Hình sự quy định mà hết thời hạn đó ngƣời bị kết án không phải chấp hành bản án đã tuyên.
Thời hiệu thi hành bản án hình sự đối với ngƣời bị kết án đƣợc quy định tại khoản 2 Điều 60 BLHS năm 2015, có một số sửa đổi, bổ sung so với BLHS năm 1999 12. 10 Điều 4 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP. 11 Điều 5 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP. 12
Khoản 2 Điều 60 BLHS năm 2015 theo hƣớng giữ nguyên thời hiệu thi hành bản án nhƣ trong BLHS năm 1999 đồng thời quy định cụ thể thời hiệu thi hành bản án đối với trƣờng hợp xử phạt từ chung thân hoặc tử hình là 20 năm, cụ thể nhƣ sau: 05 năm đối với các trƣờng hợp xử phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc xử phạt tù từ 03 năm trở xuống; 10 năm đối với các trƣờng hợp xử phạt tù từ trên 03 năm đến 15 năm; 15 năm đối với các trƣờng hợp xử phạt tù từ trên 15 năm đến 30 năm; 20 năm đối với các trƣờng hợp xử phạt tù chung thân hoặc tử hình.
44
Theo nguyên tắc xử lý ngƣời dƣới 18 tuổi phạm tội tại Điều 91 của BLHS năm 2015 thì không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với ngƣời dƣới 18 tuổi phạm tội (khoản 5 Điều 91 BLHS năm 2015) và mức phạt tù cao nhất đối với ngƣời dƣới 18 tuổi là không quá 18 năm tù. Do đó, thời hiệu thi hành bản án đối với ngƣời dƣới 18 tuổi bị kết án chỉ là 5 năm, 10 năm, 15 năm tƣơng ứng với các mức xử phạt trên. Nhƣ vậy ngƣời dƣới 18 tuổi bị kết án khi hết thời hiệu thi hành bản án tƣơng ứng với các mức xử phạt cụ thể thì sẽ đƣợc đƣơng nhiên xóa án tích với điều kiện là không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn luật định.
Thứ ba, về thời hạn xóa án tích.
Pháp luật cũng đã quy đinh rõ, không phải một ngƣời ngay sau khi chấp hành xong TNHS của mình (nhƣ chấp hành xong hình phạt, hết thời gian thử thách án treo,…) thì sẽ đƣơng nhiên đƣợc xóa án tích mà kèm theo đó pháp luật đặt ra một khoảng thời gian nhất định để thử thách ngƣời bị kết án, xem xét thái độ của họ đã thật sự cải tạo tốt, đã thật sự hoàn lƣơng hay chƣa.
BLHS số 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội chỉ quy định chung một khoảng thời gian đƣơng nhiên xoá án tích đối với ngƣời dƣới 18
tuổi là “3 năm tính từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc từ khi hết thời hiệu
thi hành bản án mà người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới” mà không phân biệt mức hình phạt Tòa án đã tuyên đối với ngƣời đó. Quy định nhƣ trong khoản 2 Điều 107 BLHS số 100/2015/QH13 đã gây ra một số vƣớng mắc, cũng nhƣ bất lợi cho ngƣời từ đủ 16 tuổi đến dƣới 18 tuổi và vô hình dung gây ra sự mâu thuẫn với quy định đƣơng nhiên xóa án tích tại Điều 70. Ví dụ trƣờng hợp A là ngƣời từ đủ 16 đến dƣới 18 tuổi bị kết án 4 năm tù nếu áp dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 107 BLHS số 100/2015/QH13 thì thời hạn đƣơng nhiên xóa án tích đối với A sẽ là 3 năm, nhƣng nếu sử dụng quy định chung tại khoản 2 Điều 70 thì thời hạn đƣơng nhiên đƣợc xóa án tích đối với A chỉ có 2 năm.
Cũng chính vì điều đó nên nhà làm luật đã lùi hiệu lực thi hành của BLHS số 100/2015/QH13 và ban hành BLHS số 12/2017/QH14 ngày 20 tháng 6 năm
45
2017 của Quốc hội với những sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS số 100/2015/QH13, quy định thời hạn xóa án tích đƣơng nhiên đối với ngƣời dƣới 18 tuổi nhƣ khoản 2 Điều 107 BLHS năm 2015 cho hợp lý hơn, cụ thể:
- 06 tháng trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo;
- 01 năm trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
- 02 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm; - 03 năm trong trường hợp bị phạt tù trên 15 năm.”
Qua đó ta thấy, BLHS năm 2015 đã có những sửa đổi bổ sung phù hợp, đã phân chia cụ thể thời hạn để xóa án đối với ngƣời dƣới 18 tuổi phạm tội tƣơng ứng với các mức hình phạt nhất định. Do đó, quy định này giúp việc áp dụng đƣợc cụ thể, rõ ràng tránh đƣợc việc xét thời hạn để xóa án tích chỉ có duy nhất một mức là 03 năm nhƣ trong BLHS số 100/2015/QH13 trƣớc đó cũng nhƣ giải quyết đƣợc sự mâu thuẫn trong quy định của luật.
Liên quan đến vấn đề đƣơng nhiên xóa án tích có một điểm mới trong BLHS năm 2015 đó là, BLHS năm 2015 đã sửa đổi mới căn bản thủ tục xóa án tích theo hƣớng có lợi cho ngƣời bị kết án, theo đó không quy định Tòa án cấp giấy chứng nhận xóa án tích cho ngƣời đƣợc đƣơng nhiên xóa án tích nhƣ trong Điều 63 BLHS năm 1999 nữa mà giao trách nhiệm này cho Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu LLTP.
Theo đó tại khoản 4 Điều 70 BLHS năm 2015 quy định: “Cơ quan quản lý cơ sở dữ
liệu LLTP có trách nhiệm cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi có yêu cầu thì cấp phiếu LLTP xác nhận không có án tích, nếu có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này”. Quy định này tuy không đƣợc quy định cụ thể tại phần riêng tuy nhiên vẫn đƣợc áp dụng cho đối tƣợng là ngƣời dƣới 18 tuổi. Do đó, trƣờng hợp xác định ngƣời bị kết án là ngƣời dƣới 18 tuổi đủ điều kiện xóa án tích theo quy định thì Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu LLTP phải ghi “đã đƣợc xóa án tích” vào thông tin LLTP của ngƣời đó và cấp Phiếu LLTP có ghi “không có án tích” khi đƣợc yêu cầu.
46