Quy định xóa án tích trong trƣờng hợp đặc biệt đối với ngƣời dƣới

Một phần của tài liệu Xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi theo quy định của bộ luật hình sự năm 2015 (Trang 54 - 56)

18 tuổi

Để động viên, khuyến khích ngƣời bị kết án tích cực cải tạo, nghiêm chỉnh chấp hành bản án, thì ngoài các hình thức xóa án nêu trên thì pháp luật hình sự còn quy định hình thức xóa án trong trƣờng hợp đặc biệt.

BLHS năm 2015 không có một quy định riêng về xóa án tích đối với ngƣời dƣới 18 tuổi trong trƣờng hợp đặc biệt. Tuy nhiên, dựa trên phạm vi áp dụng tại Điều 90 BLHS năm 2015 thì ta sẽ sử dụng các quy định ở phần chung để áp dụng. Vì sỡ dĩ ngƣời đủ 18 tuổi trở lên đƣợc hƣởng chính sách xóa án tích đặc biệt thì không có lý do gì lại không cho ngƣời dƣới 18 tuổi đƣợc hƣởng chính sách này.

Điều 72 BLHS năm 2015 quy định: “Trong trường hợp người bị kết án có

những biểu hiện tiến bộ rõ rệt và đã lập công, được cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú đề nghị, thì Tòa án quyết định việc xóa án tích nếu người đó đã bảo đảm được ít nhất một phần ba thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 70 và khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này”. Do đó, đối với ngƣời dƣới 18 tuổi sau khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo hoặc khi hết thời hiệu thi hành bản án mà họ có những biểu hiện tiến bộ rõ rệt và đã lập đƣợc công lớn, đƣợc cơ quan, tổ chức nơi ngƣời đó công tác hoặc chính quyền địa phƣơng nơi ngƣời đó thƣờng trú đề nghị, thì có thể đƣợc Tòa án nơi xét xử quyết định xóa án tích, với điều kiện ngƣời đó phải đảm bảo ít nhất 1/3 thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 107 BLHS năm 2015. Nhƣ vậy, để đƣợc xóa án tích trong trƣờng hợp đặc biệt thì ngƣời dƣới 18 tuổi bị kết án phải đáp ứng đủ các điều kiện đặt ra.

Thứ nhất, có những biểu hiện tiến bộ rõ rệt và đã lập công. Mặc dù luật không giải thích nhƣ thế nào là “có tiến bộ rõ rệt”, nhƣ thế nào là lập công hay tiến bộ rõ rệt nhƣ thế nào gọi là lập công. Tuy nhiên, có thể hiểu theo tinh thần của điểm a Điều 11 Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán TANDTC ngày 4/8/2000 hƣớng dẫn áp dụng một số quy định trong Phần chung của BLHS

47

năm 1999 giải thích: “có những tiến bộ rõ rệt” là sau khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án ngƣời đó đã hòa nhập vào cộng đồng, tham gia làm ăn lƣơng thiện, chấp hành tốt các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc, đã lập công và có thành tích xuất sắc trong cuộc sống, trong sản xuất, chiến đấu, học tập, công tác đƣợc cơ quan có thẩm quyền xác nhận và đề nghị xóa án tích sớm hơn bình thƣờng.

Thứ hai, ngƣời dƣới 18 tuổi bị kết án phải đảm bảo đƣợc ít nhất 1/3 thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 107. Điều 72 BLHS năm 2015 đã quy định rõ thời hạn là đảm bảo ít nhất một phần ba thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 70 và khoản 2 Điều 71 nghĩa là khi áp dụng cho đối tƣợng là ngƣời từ đủ 18 tuổi trở lên, còn khi áp dụng cho đối tƣợng là ngƣời dƣới 18 tuổi ta có thể hiểu đây là một phần ba khoảng thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 107.

Thứ ba, đƣợc cơ quan, tổ chức nơi ngƣời đó công tác hoặc chính quyền địa phƣơng nơi ngƣời đó cƣ trú đề nghị. Nhƣ vậy, có hai nhóm cơ quan có quyền đề nghị Tòa án trong trƣờng này, đó là cơ quan nơi mà ngƣời đó công tác hoặc là chính quyền địa phƣơng nơi ngƣời đó cƣ trú. BLHS năm 2015 đã có những sửa đổi so với BLHS năm 1999 theo hƣớng mở rộng và rõ ràng hơn quy định tại Điều 66 BLHS năm 1999. Theo đó, BLHS năm 2015 quy định cơ quan có quyền đề nghị là chính quyền địa phƣơng nơi ngƣời đó cƣ trú tức là bao gồm cả nơi thƣờng trú và nơi tạm trú (theo Điều 12 Luật cƣ trú, sửa đổi, bổ sung năm 2013), mà không quy định chỉ nơi thƣờng trú nhƣ trong BLHS năm 1999. Quy định nhƣ trong BLHS năm 2015 hoàn toàn có lợi cho ngƣời dƣới 18 bị kết án vì khi họ đủ điều kiện thì có nhiều cơ quan có thể giúp họ nhanh chóng xóa bỏ đi án tích của mình.

Thứ tư, thẩm quyền quyết định xóa án tích của Tòa án.

Theo điều 72, BLHS năm 2015 đã quy định chủ thể duy nhất có thẩm quyền quyết định xóa án tích trong trƣờng hợp đặc biệt này là Tòa án. Nhƣ đã đề cập ở phần trên, trong trƣờng hợp đƣơng nhiên xóa án tích thì thẩm quyền này đã đƣợc giao về cho Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu LLTP. Tuy nhiên, đã gọi là xóa án tích

48

đặc biệt với các điều kiện khắc khe hơn thì thẩm quyền xóa án tích phải thuộc về chính cơ quan đã ra bản án kết tội với họ. Điều 72 BLHS năm 2015 quy định Tòa án “quyết định việc xóa án tích” đối với ngƣời bị kết án chứ không phải là ngƣời bị kết án “có thể đƣợc Tòa án xóa án tích” (Điều 66 BLHS năm 1999). Quy định tại Điều 72 thể hiện rõ tính nhân đạo của luật hình sự, những yêu cầu, căn cứ để đánh giá sự tiến bộ của ngƣời đã bị kết án đồng thời quy định rõ trách nhiệm của Tòa án trong việc áp dụng BLHS, đảm bảo lợi ích chính đáng của ngƣời bị kết án [36- tr.113].

Một phần của tài liệu Xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi theo quy định của bộ luật hình sự năm 2015 (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)