Quy định về các trƣờng hợp không có án tích đối với ngƣời dƣới 18 tuổi

Một phần của tài liệu Xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi theo quy định của bộ luật hình sự năm 2015 (Trang 44 - 48)

để xoá án tích cũ tính từ ngày chấp hành xong bản án mới (khoản 2 điều 67 BLHS năm 1999).

Tƣơng tự BLHS năm 1985, pháp luật dành sự ƣu ái cho ngƣời dƣới 18 tuổi

với quy định tại khoản 6 Điều 69 BLHS năm 1999: “Án đã tuyên đối với NCTN

phạm tội khi chưa đủ 16 tuổi, thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm”. Nguyên tắc xử lý này thể hiện tính nhân đạo và sự khoan hồng của nhà nƣớc đối với ngƣời phạm tội khi độ tuổi còn chƣa thực sự nhận biết rõ đƣợc hành vi và hậu quả của hành vi do mình gây, nhằm bảo đảm sự phát triển bình thƣờng cho ngƣời dƣới 18 tuổi.

Nhƣ đã phân tích trên, cả BLHS năm 1999 và BLHS năm 1985 điều chƣa quy định rõ xóa án tích đối với ngƣời dƣới 18 tuổi là thuộc trƣờng hợp xóa án tích nào nên gây ra sự khó hiểu trong quy định của luật. Đối tƣợng dƣới 18 tuổi là ngƣời mà khả năng trí tuệ, nhận thức điều khiển hành vi chƣa hoàn chỉnh, đối tƣợng có điểm đặc biệt về tâm lý, do đó cần có một quy định pháp luật hoàn chỉnh để điều chỉnh vấn đề này. Trên cơ sở đó, BLHS 2015 đã quy định rõ ràng hơn, khắc phục sự không rõ ràng, thiếu sót trên của hai BLHS năm 1999 và BLHS năm 1985.

2.2. Quy định của BLHS năm 2015 về xóa án tích đối với ngƣời dƣới 18 tuổi tuổi

2.2.1. Quy định về các trƣờng hợp không có án tích đối với ngƣời dƣới 18 tuổi 18 tuổi

Xóa án tích, nhƣ đã phân tích là một trong những nội dung quan trọng của Luật Hình sự Việt Nam. Đây là một trong những quy định ảnh hƣởng trực tiếp đến quyền lợi của ngƣời bị kết án, đặc biệt nếu ngƣời bị kết án là ngƣời dƣới 18 tuổi. Vì thế, BLHS năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung cơ bản chế định xóa án tích cho ngƣời bị kết án theo hƣớng mở rộng các trƣờng hợp đƣợc coi là không có án tích, quy định

37

đƣơng nhiên xóa án tích đối với ngƣời từ đủ 16 tuổi đến dƣới 18 tuổi,...thể hiện chính sách nhân đạo, khoan hồng đặc biệt đối với ngƣời dƣới 18 tuổi nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho họ tái hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống.

BLHS năm 2015 đã có những quy định về các trƣờng hợp ngƣời dƣới 18 tuổi bị kết án nhƣng đƣợc coi là không có án tích tại khoản 1 Điều 107.

Không có án tích đƣợc hiểu là ngƣời bị kết án theo bản kết tội có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhƣng thuộc một số trƣờng hợp theo quy định của pháp luật mà đƣợc coi là không có án tích, ngƣời đó sẽ không phải chịu những hậu quả pháp lý bất lợi mà án tích mang lại tƣơng tự nhƣ khi đã đƣợc xóa án tích. Không bị coi là có án tích với xác nhận không có án tích đều giống nhau, đều coi nhƣ chƣa có án tích và không phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi, nhƣng không bị coi là có án tích thì không cần phải xác nhận, còn đƣợc xóa án tích thì phải có xác nhận của cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu LLTP [15-tr.361].

Khoản 1 Điều 107 BLHS năm 2015 quy định: “Người dưới 18 tuổi bị kết án

được coi là không có án tích, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi;

b) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý;

c) Người bị áp dụng biện pháp tư pháp quy định tại Mục 3 Chương này.”

Theo đó, nếu ngƣời dƣới 18 tuổi bị kết án không bị coi là có án tích bao gồm: Ngƣời từ đủ 14 đến dƣới 16 tuổi bị kết án không kể về tội gì; ngƣời từ đủ 16 tuổi đến dƣới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý; ngƣời dƣới 18 tuổi phạm tội bị áp dụng biện pháp tƣ pháp giáo dục tại trƣờng giáo dƣỡng.

Mặc khác, trong phần các quy định chung về xóa án tích tại khoản 2 Điều 69 có quy định trƣờng hợp không bị coi là có án tích là ngƣời bị kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và ngƣời đƣợc miễn hình phạt.

38

Đối với ngƣời dƣới 18 tuổi thì đƣợc áp dụng các quy định riêng tại Điều 107, nhƣng theo phạm vi áp dụng đối với ngƣời dƣới 18 tuổi quy định tại Điều 90 BLHS năm

2015: “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội phải chịu TNHS theo những

quy định của Chương này; theo quy định khác của Phần thứ nhất của Bộ luật này không trái với quy định của Chương này”. Do đó, đối với ngƣời dƣới 18 tuổi bị kết án cũng sẽ không bị coi là có án tích trong trƣờng hợp họ đƣợc miễn hình phạt.

Nhƣ vậy, ngƣời dƣới 18 tuổi phạm tội đƣợc coi là không có án tích sẽ có 4 trƣờng hợp:

- Ngƣời từ đủ 14 đến dƣới 16 tuổi bị kết án không kể về tội gì.

- Ngƣời từ đủ 16 tuổi đến dƣới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng với bất kì lỗi gì hoặc tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý.

- Ngƣời dƣới 18 tuổi bị áp dụng biện pháp tƣ pháp giáo dục tại trƣờng giáo dƣỡng quy định tại Mục 3 Chƣơng XII BLHS năm 2015.

- Ngƣời dƣới 18 tuổi phạm tội đƣợc miễn hình phạt.

Từ những phân tích trên, ta thấy BLHS năm 2015 đã có một số sửa đổi, bổ sung có lợi cho ngƣời dƣới 18 tuổi bị kết án, cụ thể đã quy định thêm ba trƣờng hợp ngƣời dƣới 18 tuổi bị kết án đƣợc coi là không có án tích đó là: ngƣời từ đủ 14 tuổi đến dƣới 16 tuổi bị kết án không kể về tội gì, ngƣời từ đủ 16 tuổi đến dƣới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý và trƣờng hợp đƣợc miễn hình phạt. Đây là quy định mới so với BLHS năm 1999. Tại khoản 2 Điều 77 BLHS năm 1999 chỉ quy định duy nhất một trƣờng hợp ngƣời dƣới 18 tuổi bị kết án không bị coi là có án tích nếu đƣợc áp dụng những biện pháp tƣ pháp và trƣờng hợp ngƣời dƣới 18 tuổi đƣợc miễn hình phạt lại thuộc trƣờng hợp đƣơng nhiên xóa án tích tại khoản 1 Điều 64 BLHS năm 1999.

Việc hành vi phạm tội và bị kết án có để lại án tích hay không có ý nghĩa rất lớn trong tƣ pháp hình sự, nó là tiền đề để xem xét, đánh giá trong việc định tội

39

danh, tăng nặng hay giảm nhẹ TNHS do tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm và cả trong trƣờng hợp quyết định hình phạt của Tòa án. Do vậy, việc xác định thời điểm một ngƣời bị kết án đƣợc coi là không có án tích có ý nghĩa rất quan trọng. Liên quan đến vấn đề này, hiện nay có hai cách hiểu khác nhau:

Cách hiểu thứ nhất: Ngƣời bị kết án đƣợc coi là không có án tích kể từ khi bản án có hiệu lực pháp luật, không liên quan tới việc ngƣời đó đã chấp hành xong

bản án hay chƣa.

Cách hiểu thứ hai: Cần thiết phải xem xét việc xóa án tích đối với ngƣời đã bị kết án khi họ đã thi hành xong bản án. Các trƣờng hợp “không bị coi là có án tích” và “đƣợc coi là không có án tích” đƣợc quy định trong các điều luật về “xóa án tích”, đây giống nhƣ một cách tính xóa án tích thứ ba. Theo đó, nếu các trƣờng hợp bình thƣờng sẽ đƣợc xem xét xóa án tích khi đã hết thời hạn đƣợc quy định mà không phạm tội mới thì trong trƣờng hợp đặc biệt này, ngƣời bị kết án sẽ đƣợc

đƣơng nhiên xóa án tích “kể từ khi thi hành xong bản án”. Nhƣ vậy sẽ vừa đảm bảo

tính chất trừng phạt, răn đe của bản án trƣớc trong trƣờng hợp có tái phạm, tái phạm nguy hiểm, vừa thể hiện tinh thần nhân đạo hơn với những ngƣời bị kết án theo

khoản 2 Điều 69 và khoản 1 Điều 107 BLHS.9

Theo tác giả, cách hiểu thứ nhất phù hợp với quy định của pháp luật hơn. Bởi vì án tích xuất hiện từ khi bản án có hiệu lực pháp luật cho nên khi một ngƣời bị kết án về hành vi phạm tội thuộc trƣờng hợp không có án tích thì cần phải xác định là ngay từ khi bản án có hiệu lực pháp luật là họ đã không có án tích, không buộc họ phải chịu hậu quả pháp lý bất lợi ngay tại thời điểm này chứ không phải đợi đến lúc họ đã chấp hành xong bản án. Mặc khác, các trƣờng hợp phạm tội tại khoản 1 Điều 107 và trƣờng hợp đƣợc miễn hình phạt là những trƣờng hợp phạm tội với mức độ không lớn và tính nguy hiểm không cao, đối tƣợng phạm tội cũng khá đặc biệt nên hiểu theo cách này có lợi hơn cho ngƣời dƣới 18 tuổi bị kết án, phù hợp với đƣờng

9

Đồng Thị Lan Anh – Viện kiểm sát nhân dân quận Ngô Quyền, “Các trường hợp được coi là không có án tích theo quy định của BLHS 2015”, trang thông tin điện tử viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng.

40

lối chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ta là khuyến khích, giúp ngƣời phạm tội tích cực cải tạo tốt, chấp hành tốt pháp luật, là động lực giúp ngƣời phạm tội phấn đấu

sớm tái hòa nhập cộng đồng để thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình.

Vì vậy, thiết nghĩ pháp luật cần có những quy định cụ thể, chi tiết hơn về thời điểm đƣợc xác định “không bị coi là có án tích” đƣợc quy định tại khoản 1 Điều 107 BLHS năm 2015 để tránh những cách hiểu khác nhau và dẫn đến những khó khăn cho cơ quan tƣ pháp trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh và đảm bảo tốt nhất quyền lợi cho ngƣời dƣới 18 tuổi bị kết án.

Một phần của tài liệu Xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi theo quy định của bộ luật hình sự năm 2015 (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)