31 Những nhân tố bên ngoài doanh nghiệp Môi trường kinh tế và sự tăng trưởng của ngành

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn hàng nước ngoài ngành thời trang nữ của công ty TNHH shopee việt nam (Trang 56 - 60)

Môi trường kinh tế và sự tăng trưởng của ngành

Nhu cầu về sản phẩm thời trang nữ tại Việt Nam không ngừng tăng cao qua các năm với mức tăng trưởng từ 10-20%/năm Theo báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường Statista, doanh thu về mảng thời trang nữ tại Việt Nam dự kiến đạt 2,662 tỷ USD trong năm 2020, tương ứng với mức tăng trưởng 10 1% so với năm 2019 Cũng trong thống kê này, Statista chỉ ra quy mô toàn thị trường quần áo tại Việt Nam ước tính đạt 6 1 tỷ USD với mức tăng trưởng kỳ vọng 8 8% so với năm 2019 (5,6 tỷ USD), vậy có thể thấy, tỷ trọng doanh thu mặt hàng thời trang nữ trong toàn bộ ngành thời trang tại Việt nam đạt 43 71% chứng tỏ nhu cầu của người tiêu dùng về loại hàng hóa này là rất lớn Đặc biệt do năm 2020, ngành dệt may và thời trang chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid 19 dẫn đến doanh thu của sản phẩm này giảm, đặc biệt là trong nhóm thời trang cao cấp khiến cho mức tăng trưởng dự kiến chỉ đạt 10 1% So sánh từ năm 2018 sang năm 2019, mức tăng trưởng của toàn ngành đạt 47% khi tăng từ 3 8 tỷ USD năm 2018 lên 5 6 tỷ trong năm 2019 Chỉ xét riêng trong mặt hàng thời trang tầm trung, doanh thu từ các sản phẩm quần áo bình dân chiếm tới 97% doanh thu của thị trường quần áo nữ

Đây là một tín hiệu đáng mừng đối với sàn thương mại điện tử Shopee khi các sản phẩm chủ yếu trên sàn là sản phẩm có giá cả bình dân, mẫu mã đa dạng, phục vụ nhu cầu của mọi độ tuổi, phong cách và mục đích sử dụng Thống kê của We are social công bố đầu năm 2020 về thương mại điện tử tại Việt Nam cũng chỉ ra những số liệu tích cực về ngành thời trang trên thương mại điện tử Xét trong 8 ngành hàng lớn của thương mại điện tử Việt Nam bao gồm: Thời trang, Điện tử, Đồ ăn và chăm sóc cá nhân, Nội thất và đồ gia dụng, Đồ chơi, Du lịch (bao gồm cả Đặt nơi ở trực tuyến), Âm nhạc, và Video games, thì ngành hàng Thời trang dẫn đầu về doanh thu và tốc độ

tăng trưởng, với quy mô 717 triệu USD tương ứng mức tăng trưởng 17% trong năm 2019

Môi trường chính trị- luật pháp

Pháp luật Việt Nam chưa có một bộ luật dành riêng cho hoạt động kinh doanh diễn ra trên sàn thương mại điện tử Văn bản pháp luật trực tiếp điều chỉnh hoạt động thương mại điện tử là nghị định 52/2013/NĐ-CP Mặc dù hoạt động của sàn thương mại điện tử có chịu sự điều chỉnh của Luật thương mại, Luật giao dịch điện tử, Bộ luật dân sự, Luật viễn thông, Luật Công nghệ thông tin, tuy nhiên vẫn còn những lỗ hổng và thiếu xót trong những quy định hiện hành về giao dịch trên sàn thương mại điện tử, đặc biệt là thương mại điện tử có yếu tố nước ngoài Có thể nói, việc kiểm soát các sản phẩm giả nhái, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trên sàn thương mại điện tử là rất khó khăn Tại Shopee Việt Nam, các chính sách về nguồn hàng quy định cụ thể và rõ ràng về các sản phẩm được phép lưu thông trên sàn Đối với các sản phẩm được đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, người bán cần phải cung cấp giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xử sản phẩm, mới được phép đăng bán Chính sách đăng bán của Shopee dựa trên các quy định về pháp luật để kiểm soát chất lượng nguồn hàng đồng thời bổ sung thêm những quy định đặc biệt về những sản phẩm không phù hợp để lưu thông trên ứng dụng Shopee Với các trường hợp vi phạm, Shopee sẽ có những hình thức phạt nặng để tránh trường hợp người bán tái phạm, gây ảnh hưởng tới chất lượng nguồn hàng trên sàn

Khách hàng

Khách hàng là người mua

Năm 2018, số người Việt thực hiện mua sắm trực tuyến đạt 39 9 triệu người, con số này tăng lên 44 8 triệu người của năm 2019 Trong nhóm khách hàng từ 16 - 64 tuổi, có 75% số người dùng đã thực hiện một giao dịch thông qua thương mại điện tử Bên cạnh thế mạnh là ngành hàng có sự tăng trưởng và tỷ trọng đứng đầu trên thương mại điện tử, ngành thời trang nữ còn đang có lợi thế về tốc độ tăng trưởng trong số lượng người dùng và số lượng người mua sản phẩm trên sàn thương mại điện tử

Nhu cầu gia tăng về ngành hàng và nhu cầu mua sắm trên nền tảng thương mại điện tử gia tăng đặt ra bài toán về chất lượng và sự đa dạng mẫu mã trên sàn Nhu cầu cho các sản phẩm chất lượng tốt với mức giá bình dẫn vẫn chiếm thế trội ảnh hưởng

tới hoạt động phát triển nguồn hàng của sàn thương mại điện tử Shopee vẫn chú trọng vào nhóm người bán chủ lực các sản phẩm này Bên cạnh hướng tới nhóm sản phẩm được ưa chuộng, Shopee cũng chú trọng tới mở rộng về số lượng và chất lượng của người bán, nhằm nâng cao trải nghiệm của khách hàng khi sử dụng ứng dụng Đồng thời đa dạng hóa nguồn hàng để không bỏ qua bất kỳ nhu cầu đặc biệt nào của khách hàng, hướng tới tiêu chí “mua hết ở Shopee”

Khách hàng là người bán

Chính sách phát triển nguồn hàng chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi yếu tố người bán Bởi lẽ, một nhà bán hàng còn có thể tham gia bán trên nhiều nền tảng khác nhau nên cuộc đua khốc liệt không chỉ nhằm ở thu hút khách hàng mà còn ở giữ chân người bán và làm thế nào để người bán đi theo định hướng phát triển của sàn Xét riêng về ngành hàng thời trang nữ, một trong những ngành hàng đứng đầu của Shopee Việt Nam về số lượng người bán, việc kiểm soát và hỗ trợ thường xuyên đối với từng nhà bán là không thể Chính vì thế, ngoài các chính sách phát triển nguồn hàng về mặt số lượng để đa dạng hóa nguồn hàng áp dụng cho tất cả người bán thì Shopee tập trung các biện pháp phát triển chất lượng nguồn hàng và các chương trình hỗ trợ người bán cho nhóm người bán MS (managed seller: những người bán có nhân viên của Shopee hỗ trợ hàng tháng) Đây là nhóm người bán có tỷ lệ đóng góp vào sự tăng trưởng của ngành hàng lớn, riêng nhóm này tính đến tháng 10 năm 2020 có 947 nhà bán trên tổng số 51707 nhà bán hàng thời trang nữ của Shopee, tương đương với 1 83% nhưng đóng góp tới 43 6% về lượng đơn hàng và 36 7% về tổng giá trị đơn hàng Đây là nhóm người bán giàu kinh nghiệm, có nguồn hàng tốt, sản phẩm đa dạng và phù hợp với người tiêu dùng Nhưng đi kèm theo đó là một bộ phận trong số họ đang bán sản phẩm của mình trên nhiều nền tảng trực tuyến khác nhau như Facebook, Zalo, Lazada, Việc duy trì hoạt động bán và chất lượng nguồn hàng của những nhà bán lớn này ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của ngành hàng Chính vì thế các chính sách và biện pháp phát triển nguồn hàng theo chiều sâu của Shopee chú trọng rất nhiều vào nhóm người bán này, do tệp khách hàng của nhóm nhà bán này lớn, khách hàng trung thành nhiều, nguồn đang phải được duy trì chất lượng ổn định, đa dạng thì mới giữ được người tiêu dùng

Hiện nay trên thị trường Việt Nam, 4 sàn lớn về thương mại điện tử cùng sử dụng mô hình kết hợp B2C và C2C là: Shopee, Lazada, Tiki và Sendo Cả 4 sàn thương mại điện tử này, đều cung cấp các sản phẩm từ ngành hàng thời trang nữ Bên cạnh các đối thủ cạnh tranh trực tiếp đó, Shopee còn chịu cạnh tranh rất lớn từ các nhóm đối thủ sau: Các trang mạng xã hội (Facebook, instagram, tiktok, youtube,zalo), Các trang website của chính các nhà bán và nhóm các tân binh trong lĩnh vực thương mại điện tử (Vỏ sò của Viettel) Năm 2020, các website thương điện tử mới ồ ạt ra mắt thị trường, có thể kể đến như Elise vn Choizoi vn, cùng cạnh tranh trong lĩnh vực thời trang nữ Bên cạnh cạnh tranh gay gắt về giá, chương trình khuyến mãi và các ưu đãi đi kèm, các ông lớn về thương mại điện tử còn phải rất chú trọng tới nguồn hàng được lưu thông trên nền tảng của mình Khách hàng hiện nay vô cùng khó tính trong việc lựa chọn sản phẩm, quyết định mua hàng của họ đến từ việc so sánh sản phẩm giữa các nền tảng, đọc đánh giá, xem hình ảnh, lựa chọn chương trình khuyến mãi và các tiện ích kèm theo phù hợp Mỗi sàn thương mại điện tử đều có một chiến lược khác nhau trong việc lôi kéo người tiêu dùng sử dụng dịch vụ của mình Trong 4 sàn thương mại điện tử Shopee, Tiki, Sendo và Lazada, Tiki được đánh giá là sàn có chất lượng sản phẩm ổn định nhất do quá trình kiểm duyệt sản phẩm vô cùng khắt khe, nhưng kéo theo đó là lượng người bán và sản phẩm được đăng bán trên đây ít hơn hẳn các sản thương mại còn lại Vì vậy người tiêu dùng tuy có niềm tin cao vào chất lượng sản phẩm trên sàn Tiki nhưng sự hạn chế trong mặt lựa chọn người bán và sản phẩm lại là một yếu điểm lớn của sàn này Xét riêng về mảng hàng quốc tế, hiện có 3 sàn thương mại đều cung cấp dịch vụ hàng quốc tế là Tiki (nguồn hàng về phụ kiện xuất xử Hàn Quốc, nguồn hàng Trung Quốc, nguồn hàng Đài Loan) Lazada (nguồn hàng Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) và Shopee Như vậy 3 sàn thương mại điện tử cạnh tranh trực tiếp nhất tại nguồn hàng xuất xứ Trung Quốc Việc một người bán có thể tham gia cả ba sàn đồng nghĩa với việc họ cũng có thể rời bỏ các sàn bất kì lúc nào để tập trung kinh doanh trên một sàn duy nhất Sự khác biệt trong các chính sách về nguồn hàng, hỗ trợ phát triển nguồn hàng và hỗ trợ người bán đóng vai trò rất quan trọng trong quyết định của người bán nước ngoài Chính vì thế, các biện pháp về phát triển nguồn hàng đóng vai trò quan trọng trong cả thu hút người mua, cạnh tranh với đối thủ và cả lôi kéo người bán tập trung cho sàn thương mại điện tử của mình Các ông lớn có các biện pháp khác nhau trong việc đảm bảo chất lượng nguồn hàng và đa dạng hóa nguồn hàng của mình nhưng đều hướng tới mục đích chung là cạnh tranh

với đối thủ Các sàn thương mại điện tử phải rất chú trọng để phần đánh giá sản phẩm của nguồn hàng vì nhiều đánh giá tiêu cực sẽ khiến cho ấn tượng của người tiêu dùng về sản phẩm không tốt và chuyển qua các sàn mà họ có thể an tâm về chất lượng của sản phẩm

Bên cạnh đó, các sàn thương mại điện tử ngoài việc phải phát triển những điểm mạnh riêng còn cần rất chú ý tới chính sách và biện pháp của đối thủ Có những chương trình gần như chỉ cần 1 sàn thương mại điện tử có là tất cả các sàn còn lại đều phát triển những tính năng tương tự

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn hàng nước ngoài ngành thời trang nữ của công ty TNHH shopee việt nam (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w