3 Những nhân tố bên trong doanh nghiệp Đặc tính của ngành hàng

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn hàng nước ngoài ngành thời trang nữ của công ty TNHH shopee việt nam (Trang 60 - 63)

Đặc tính của ngành hàng

Ngành công nghiệp thời trang là một trong những ngành phát triển mạnh mẽ nhất thế giới Các đặc trưng cơ bản của ngành hàng thời trang là vòng đời sản phẩm ngắn, sản phẩm phong phú đa dạng có thể chia thành nhiều ngành hàng nhỏ, nhu cầu thất thường, sản phẩm có tính mùa vụ Một trong những yếu tố then chốt trong ngành thời trang là xu hướng thời trang Về cơ bản, xu hướng thời trang là sự đổi mới về phong cách thời trang được chấp nhận rộng rãi tại một thời điểm nhất định Xu hướng thời trang không ngừng thay đổi, nó điều hướng phong cách và thị hiếu người tiêu dùng, khiến cho các sản phẩm thời trang liên tục cải tiến và thu hút Đặc trưng của ngành hàng thời trang nữ trên sàn thương mại điện tử Shopee cũng vậy, liên tục đổi mới, đa dạng các mẫu mã sản phẩm theo từng giai đoạn thời gian Để kích thích người tiêu dùng mua hàng, sàn liên tục đưa ra các chương trình quảng cáo đánh vào xu hướng mới nhất trên thị trường, đón đầu các xu thế thời trang ngoại nhập hay định hướng khách hàng của mình qua các bộ sưu tập, cách hiển thị sản phẩm bắt mắt Để làm được điều đó, hoạt động phát triển nguồn hàng của Shopee chú trọng định hướng nhóm người bán lớn đăng bán những sản phẩm hợp xu hướng, mùa vụ với mức giá cả cạnh tranh Shopee phát triển nguồn hàng của mình rất đa dạng, hướng tới mục tiêu đáp ứng nhu cầu của mọi khách hàng, ai cũng có thể tìm thấy sản phẩm phù hợp với mình Theo một nghiên cứu về 5 yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua sắm sản phẩm thời trang trực tuyến, báo cáo chỉ ra rằng người tiêu dùng quyết định dựa trên 5 yếu tố quan trọng: chất lượng sản phẩm, giá cả, đánh giá của người mua, dịch vụ hỗ trợ (thanh toán vận chuyển), dịch vụ chăm sóc khách hàng Có thể thấy 3 yếu tố đầu tiên liên quan trực tiếp tới chất lượng nguồn hàng, các biện pháp phát triển nguồn hàng của

Shopee cũng trực tiếp hướng tới việc đẩy mạnh các nguồn hàng chất lượng tương xứng với mức giá cạnh tranh

Tiềm lực vô hình của doanh nghiệp

Năm 2015, Shopee chính thức ra mắt thị trường Singapore, chưa đầy 1 năm sau đó, Shopee đã vươn ra thị trường Đông Nam Á và nhanh chóng trở thành sàn thương mại điện tử đứng đầu Đài Loan, đứng thứ 2 tại Malaysia, đặt hệ thống vận hành của mình tại 10 quốc giá, trong đó có 7 quốc gia có ứng dụng Shopee hoạt động Tại Việt Nam, Bản đồ thương mại điện tử do Iprice Group công bố, thống kê trong quý 2 năm 2020, Shopee đang bỏ xa các đối thủ cạnh tranh của mình về lượng truy cập trang web với 52 4 triệu lượt truy cập , chỉ thấp hơn một chút so con số 54,2 triệu, tổng lượt truy cập của ba sàn thương mại điện tử Lazada, Tiki và Sendo cộng lại Đây là quý thứ 3 liên tiếp, Shopee có sự tăng trưởng vượt trội về lượt truy cập Sự phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng của sàn thương mại điện tử Shopee trong khu vực Đông Nam Á đã tạo ra uy tín và vị thế của một doanh nghiệp công nghệ dẫn dầu trong ngành Chính vì thế, các biện pháp và chiến lược về phát triển nguồn hàng của Shopee vẫn tập trung phần lớn vào việc nâng cao chất lượng trong nhóm nhà bán quy mô lớn có đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng của ngành hàng Trong 2 năm trở lại đây, Shopee chú trọng thắt chặt khâu kiểm soát chất lượng sản phẩm, đặc biệt với các sản phẩm giả nhái, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ với mục tiêu định hướng hình ảnh của Shopee trong tâm trí của người tiêu dùng không chỉ là sàn thương mại điện tử đa dạng về sản phẩm và giá cả cạnh tranh, mà còn là nơi mua sắm đáng tin cậy, sản phẩm chất lượng tương xứng với giá tiền

Tiềm lực hữu hình của doanh nghiệp

Tiềm lực tài chính: Công ty mẹ của Shopee Việt Nam là tập đoàn SEA, startup công nghệ có định giá cao nhất tại Đông Nam Á Trong năm 2020, giá trị thị trường của tập đoàn SEA tăng gần gấp đôi, từ 23,5 tỷ USD đầu năm 2020 lên 40 tỷ USD đầu đầu tháng 6/2020, mặc cho ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 Trong năm 2018, tập đoàn SEA rót thêm 1 2 tỷ đồng đầu tư cho Shopee Việt Nam, tương đương với khoảng 50 triệu USD, sang đến năm 2019, SEA tiếp tục đầu tư thêm 2500 tỷ đồng vào Shopee Việt Nam Trong hệ sinh thái SEA, Garena là công ty con đem lại lợi nhuận khổng lồ với mức tăng trưởng về lợi nhuận khoảng 40% một năm thì Shopee là cỗ máy đốt tiền, tính riêng ở Việt Nam lỗ lũy kế của Shopee hết năm 2019 đã lên đến 2 7 tỷ đồng

Nhưng do tiềm lực tài chính của công ty mẹ lớn, kết hợp với công ty con còn lại của SEA là ví Airpay, ví tài chính liên tục rót tiền vào các chương trình khuyến mãi của Shopee nhằm thu về lượng người dùng ví điện tử này cho phép Shopee tiếp tục triển khai các chương trình thu hút nhà bán hàng lớn, các chiến dịch quảng cáo, chiến dịch bán hàng giảm giá, các chương trình trợ giá sản phẩm để đưa sản phẩm về các mức giá không tưởng như 1000,9000 VNĐ Chỉ riêng chiến dịch ngày 10/10 vừa qua, tổng giá trị giao dịch của ngành hàng thời trang nữ trong 24h chiến dịch đạt tới 3,2 triệu USD, tương đương mức tăng trưởng 1 4 lần so với giá trị giao dịch trong chiến dịch 9/9 Shopee đang tập trung nguồn ngân sách của mình để mở rộng nguồn hàng và thu hút các nhà bán hàng chất lượng có khả năng về kho lớn và giá cạnh tranh, đồng thời đẩy mạnh cho nhóm người bán tốt hiện tại

Tiềm lực công nghệ: Với hẫu thuận là tập đoàn start-up về công nghệ hàng đầu Đông Nam Á, Shopee được đầu tư mạnh về mảng công nghệ Trong hoạt động phát triển nguồn hàng, toàn bộ hệ thống kiểm soát nguồn hàng, kiểm duyệt sản phẩm, truy cứu dữ liệu và quản lý nhà bán đều được ứng dụng những công nghệ và hệ thống nội bộ hàng đầu của tập đoàn SEA, giúp tiết kiệm thời gian, kiểm soát có hiệu quả nguồn hàng Với quy mô đang mở rộng và nguồn hàng quốc tế đến từ nhiều quốc gia khác nhau, Shopee đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong quá trình hoạt động và phối hợp giữa các thị trường quốc tế với nhau Hiện tại hệ thống dữ liệu nội bộ của Shopee đóng vai trò rất lớn giúp cho nguồn nhân lực của công ty có thể nắm được thông tin dữ liệu của nguồn hàng cập nhập tới thời điểm hiện tại và đưa ra các phân tích về định hướng phát triển nguồn hàng dựa trên nền tảng dữ liệu và dự báo

Mục tiêu và định hướng phát triển của doanh nghiệp

Sứ mệnh của Shopee là "Đối với người dùng trong khu vực, Shopee mang đến trải nghiệm mua sắm tích hợp với vô số sản phẩm đa dạng chủng loại, cộng đồng người dùng năng động và chuỗi dịch vụ liền mạch " Shopee xây dựng nền tảng thương mại của mình hướng tới sự đa dạng, mục tiêu có thể phục vụ tất cả các người dùng tiêu Với ngành hàng thời trang nữ, một trong những ngành hàng trọng điểm tại Shopee, Shopee mong muốn trở thành địa điểm mua sắm trực tuyến cho tất cả khách hàng có nhu cầu về sản phẩm may mặc, bất kể là ở phân khúc khách hàng nào, từ bình dân tới cao cấp, từ trẻ con tới trung niên, bất kể giới tính, nhu cầu và mục đích sử dụng, tất cả đều có trên Shopee với chất lượng phù hợp giá tiền Mục tiêu và định hướng của

Shopee cũng chính là mục tiêu và định hướng của bộ phận phát triển kinh doanh, phát triển ngành hàng Tại Shopee, bộ phận phát triển ngành hàng được chia nhỏ thành các phân khúc sản phẩm và nguồn nhân lực của từng nhóm sản phẩm nhỏ sẽ phụ trách phát triển nhóm sản phẩm đó để đảm bảo nguồn hàng trên shopee được phát triển một cách đa dạng và đồng đều Bên cạnh đó tầm nhìn của doanh nghiệp đưa công nghệ để kết nối con người, đem đến trải nghiệm mua sắm- bán hàng dễ dàng và tiện lợi cho cả người mua và người bán Là một ứng dụng mua bán trực tuyến, yếu tố công nghệ tại Shopee luôn luôn được chú trọng để nâng cao trải nghiệm người dùng, tối ưu hóa vận hành, tối ưu hóa giao diện phù hợp với thị trường Việt Nam, đồng thời, yếu tố công nghệ được ứng dụng trực tiếp trong các hoạt động phát triển nguồn hàng của Shopee Shopee hướng tới việc ứng dụng hoàn toàn công nghệ vào quá trình kiểm soát chất lượng sản phẩm với hệ thống kiểm duyệt sản phẩm và báo cáo vi phạm Toàn bộ hệ thống dữ liệu về sản phẩm, nhà bán, đơn hàng và các chương trình liên quan đều được kiểm soát thông qua một kênh nội bộ gọi là Backend Hệ thống này cho phép truy xuất và tra cứu dữ liệu liên quan tới nguồn hàng và đưa ra các báo cáo về sản phẩm bán chạy, xu hướng sản phẩm, phân tích nhu cầu của khách hàng dựa trên dữ liệu về đơn đặt hàng, cảnh báo sản phẩm vi phạm và các lỗi mà nhà bán hàng thường gặp Từ các báo cáo theo tháng và quý của hệ thống Backend, ngành hàng thời trang nữ của Shopee đưa ra các kế hoạch phát triển ngành hàng theo tháng, chú trọng vào những xu hướng thời trang mới nổi, từ đó đưa ra các kế hoạch phát triển nguồn hàng nhằm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng Bên cạnh đó Shopee, về đường dài muốn liên kết tất cả các thị trường quốc tế của mình thành một thị trường thống nhất, để người mua và người bán tại bất kì thị trường nào cũng có thể tiếp cận với nguồn hàng từ một thị trường khác, với những dịch vụ hỗ trợ mua bán tiện ích Năm 2020 là năm Shopee Việt Nam đầu tư rất nhiều cho mảng hàng quốc tế

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn hàng nước ngoài ngành thời trang nữ của công ty TNHH shopee việt nam (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w