22 Thách thức trong việc phát triển nguồn hàng nước ngoài ngành hàng thời trang nữ của công ty TNHH Shopee Việt Nam giai đoạn 2021-

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn hàng nước ngoài ngành thời trang nữ của công ty TNHH shopee việt nam (Trang 73 - 75)

hàng thời trang nữ của công ty TNHH Shopee Việt Nam giai đoạn 2021-2025 Gia tăng áp lực cạnh tranh từ các đối thủ trực tiếp trong ngành

Cuộc đua thương mại điện tử ở Việt Nam những năm trở lại đây vẫn là cuộc đua đốt tiền của 4 ông lớn Shopee, Lazada, Tiki và Sendo, với những con số lỗ lũy kế tăng chóng mặt qua mỗi năm Đằng sau những ông lớn này là những tập đoàn mẹ, quỹ đầu tư với nguồn lực tài chính dồi dào và không ngần tiếp tục rót tiền để giành giật thị phần Sự cạnh tranh gay gắt của các sàn thương mại điện tử dẫn đến việc chỉ cần một sàn đưa ra tính năng mới thì tất cả các sàn còn lại đồng loạt đưa ra tính năng tương tự Khởi đầu cho xu hướng hàng quốc tế bằng chương trình thử nghiệm cuối năm 2017, năm 2018, khi chương trình hàng quốc tế của Shopee đi vào hoạt động chính thức thì trong cùng năm, Lazada cho ra mắt mảng hàng quốc tế với nguồn hàng cũng xuất xứ từ Trung Quốc Năm 2019, Tiki gia nhập cuộc đua hàng quốc tế với ba thị trường Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc Tính tới năm 2020, ¾ ông lớn trong ngành đã phát triển nguồn hàng của mình tại 3 thị trường nước ngoài, đem đến sự đa dạng và mới mẻ cho người tiêu dùng tại Việt Nam Định hướng của cả ba sàn sẽ đều là tiếp tục phát triển và mở rộng mảng hàng quốc tế ra khu vực Đông Nam Á và châu Á, dẫn đến sự cạnh tranh và giành giật không chỉ là người mua hàng, mà còn là cả người bán hàng Hiện nay Shopee vẫn đang có ưu thế về thị trường Đài Loan và Malaysia khi là ứng dụng mua sắm số 1 Đài Loan, cạnh tranh trực tiếp với Tiki, và độc quyền cung cấp nguồn hàng xuất xứ từ Malaysia Nguồn hàng xuất xứ Trung Quốc là thị trường mà các ông lớn cạnh tranh gay gắt nhất, với hàng loạt chính sách hỗ trợ người bán được đưa ra nhằm lôi kéo sự trung thành và đầu tư của người bán cho sàn của mình Sắp tới khi các sàn chạm chán trực tiếp tại các thị trường quốc tế, cạnh tranh dự kiến còn gay gắt hơn trong việc phát triển nguồn hàng Nhất là khi hai sàn thương mại điện tử là Sendo và Voso (tân binh của Viettel) đều có thể tham gia mảng hàng quốc tế trong giai đoạn tới

Tiêu cực trong các hoạt động cố ý vi phạm và lách luật của nhà bán hàng nước ngoài

Vấn đề kiểm soát chất lượng nguồn hàng vẫn là một vấn đề đau đầu với mỗi sàn thương mại điện tử bởi phát triển nguồn hàng về số lượng phải đi đôi với chất lượng Chính sách về nguồn hàng nếu quá khắt khe và chặt chẽ sẽ không thể tiếp cận được với các nhà bán tiềm năng do sự bất tiện trong khâu đăng ký và quản lý bán hàng, nhưng chính sách hiện tại vẫn bộc lộ những khuyết điểm và lỗ hổng, cho phép một số nhà bán hàng nước ngoài lợi dụng để chuộc lợi, lưu thông hàng hóa kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái Chất lượng của nguồn hàng ảnh hưởng trực tiếp tới trải nghiệm của khách hàng và theo đó là uy tín và hình ảnh của sàn trong tâm trí người tiêu dùng Những tiêu cực từ nguồn hàng trái quy định vẫn được lưu thông sẽ đặt ra một bài toán khó trong giai đoạn tới, nhất là khi mục tiêu và định hướng của công ty trong giai đoạn này là nhanh chóng mở rộng ra các thị trường quốc tế có ứng dụng Shopee hoạt động

Cạnh tranh trực tiếp với nguồn hàng trong nước

Một thách thức đặt ra là khi phát triển ra các nguồn hàng ở nước ngoài, sẽ xảy ra tình trạng trùng lặp về sản phẩm, loại sản phẩm, và các sản phẩm đánh tới cùng nhóm khách hàng mục tiêu Những nguồn hàng này không chỉ cạnh tranh với nhau mà còn cạnh tranh trực tiếp với nguồn hàng trong nước Và trong sự cạnh tranh đó sẽ có những nhà bán không bán được hàng và rời bỏ sàn thương mại điện tử Từ góc nhìn của doanh nghiệp, về bản chất, Shopee chỉ cần gia tăng được về lượng người mua, giá trị giao dịch tăng thì doanh thu của Shopee cũng tăng nên sự cạnh tranh giữa những người bán vô hình chung lại càng giúp cho mức giá cả hạ xuống, nhà bán chạy nhiều chương trình hơn để thu hút người mua Tuy nhiên, mục tiêu và định hướng của doanh nghiệp là kết nối tất cả thị trường quốc tế thành một thị trường chung mà trong đó, người bán và người mua có thể bán hàng và mua hàng một cách dễ dàng và thuận lợi với nhau ở bất cứ đâu Chính vì thế, thách thức của Shopee là làm sao tạo được một môi trường buôn bán hàng hóa lành mạnh, tránh tình trạng phá giá hàng hóa, để cả người bán và người mua có trải nghiệm tốt nhất trên sàn và giảm tối đa tỉ lệ người bán rời bỏ sàn thương mại điện tử

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn hàng nước ngoài ngành thời trang nữ của công ty TNHH shopee việt nam (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w