hàng thời trang nữ của công ty TNHH Shopee Việt Nam giai đoạn 2021-2025
3 2 1 Cơ hội trong việc phát triển nguồn hàng nước ngoài ngành hàngthời trang nữ của công ty TNHH Shopee Việt Nam giai đoạn 2021-2025 thời trang nữ của công ty TNHH Shopee Việt Nam giai đoạn 2021-2025 Nhu cầu cho sản phẩm thời trang nữ gia tăng mạnh mẽ
Theo báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường Statista, toàn thị trường thời trang tại Việt Nam có giá trị rơi vào khoảng 5 3 tỷ USD trong năm 2020, và dự kiến duy trì mức tăng trưởng ổn định 10% trong giai đoạn 2020-2025 Trong đó, ngành hàng thời trang nữ chiếm tỉ trọng lớn nhất với giá trị ngành hàng lên đến 2 6 tỷ USD tương ứng với tỉ trọng gần 50% với mức tăng trưởng giai đoạn 2020-2025 dự kiến từ 13-16%, cao hơn so với mức tăng trưởng của toàn ngành thời trang Là quốc gia đang phát triển, với mức thu nhập bình quân đầu người tăng trưởng 15-20%/năm, báo cáo hành vi người tiêu dùng của Nielsen cũng chỉ ra rằng, thời trang xếp thứ 3 trong những ưu tiên chi tiêu của người tiêu dùng Việt Nam, chỉ sau đồ ăn và tiết kiệm Trong những năm trở lại đây, không khó để nhận thấy sự đổ bộ của hàng loạt các thương hiệu thời trang quốc tế nổi tiếng vào thị trường Việt Nam như H&M, Cotton On, Old Navy, và mới nhất là Uniqlo, ông lớn về thời trang Nhật Bản đã nhanh chóng mở rộng phạm vi hoạt động của mình với hàng loạt cửa hàng trong năm 2020 Từ trước đến nay, người tiêu dùng Việt Nam vẫn có tâm lý sính ngoại, thích hàng nước ngoài vì cho rằng các sản phẩm đó có chất lượng tốt hơn sản phẩm trong nước Đây là một cơ hội rất tốt cho mảng hàng quốc tế của ngành hàng thời trang nữ tại Shopee Việt Nam, vì nhu cầu tăng cao đồng nghĩa với việc các chương trình phát triển nguồn hàng có thể phát huy hiệu quả
Nhu cầu mua sắm trực tuyến tăng cao
Theo thống kê công bố đầu năm 2020 của We are social, trong 96 9 triệu dân cư tại Việt Nam thì có tới 68 17 triệu người sử dụng Internet, tương ứng với tỉ trọng 70%, tăng trưởng 10% so với thống kê đầu năm 2019 Xét riêng về mảng thương mại điện tử, 75% người khảo sát cho biết họ có thực hiện giao dịch mua sắm thông qua các nền tảng thương mại điện tử, tương ứng với 54 7 triệu người Thống kê về tổng giá trị giao dịch trên sàn thương mại điện tử, thời trang vẫn giữ vị thế số 1 với giá trị 717 triệu USD, xếp sau đó là ngành hàng điện tử (717 triệu USD) Thực phẩm và chăm sóc cá
nhân (517 triệu USD) Như vậy chỉ xét riêng giao dịch trực tuyến, ngành hàng thời trang đạt mức tăng trưởng là 17% chứng tỏ nhu cầu về mua sắm thời trang online đang tăng Tổng giao dịch trực tuyến theo mô hình B2C trong năm 2019 đạt gần 6 tỷ USD, tương ứng mức tăng trưởng trên 20% Đặc biệt là sau ảnh hưởng của đại dịch Covid 19, nhu cầu mua sắm trực tuyến tăng cao Theo nghiên cứu của Criteo, xu hướng mua hàng online tại Việt Nam tăng mạnh 5 tháng đầu năm 2020, 76% số người khảo sát cho biết họ mua sắm trực tuyến nhiều hơn so với giai đoạn trước, chỉ 9% cho biết họ mua sắm trực tuyến với tần suất ít hơn Chính sự tiện lợi trong việc mua sắm trực tuyến khi được hỗ trợ về thanh toán và vận chuyển, cộng với những chương trình khuyến mãi trên các sàn thương mại điện tử đã khiến cho người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng hình thức này Lượng người tiêu dùng tăng cao là cơ hội để Shopee Việt Nam đưa ra các biện pháp phát triển nguồn hàng để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và gia tăng thị phần cho sàn
Các doanh nghiệp đều đang chuyển đổi số
Trong ngành thời trang nữ hiện nay, sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp không còn chỉ nằm ở việc ai bán sản phẩm tốt hơn, mà còn ở ai đem đến trải nghiệm mua hàng tốt hơn, ai có dịch vụ khách hàng tốt hơn Vài năm trở lại đây, hàng loạt các thương hiệu thời trang quốc tế lần lượt phá sản do không bắt kịp với xu hướng của thời đại, điển hình là thương hiệu Forever21 Hàng loạt các cửa hàng thời trang tại các trung tâm thương mại phải đóng cửa, các doanh nghiệp chuyển dần lên mô hình thương mại điện tử Có nhiều lý do để một doanh nghiệp tham gia cuộc đua về thương mại điện tử, sự tiếp cận với tệp khách hàng lớn hơn, tối ưu chi phí vận hành, và kết hợp cùng hoạt động truyền thông quảng bá cho doanh nghiệp Từ dữ liệu nội bộ của Shopee, ông Trần Tuấn Anh, CEO của Shopee Việt Nam chia sẻ về 4 xu hướng trên sàn thương mại điện tử Thứ nhất, các doanh nghiệp tham gia sàn với mục tiêu gia tăng độ nhận diện thương hiệu, đồng thời khai thác chiến lược kinh doanh mới Thứ hai, hoạt động của các doanh nghiệp không chỉ dừng ở mua và bán mà còn đẩy mạnh tương tác với người tiêu dùng thông qua các hoạt động như chơi game, livestream, tặng quà, Thứ ba, Shopee xác định sự tiện lợi trong khâu thanh toán và dịch vụ logistics là yếu tố then chốt trong quyết định mua hàng của người tiêu dùng Với thế mạnh về uy tín, lượng truy cập lớn và dịch vụ hỗ trợ đi kèm rất tiện lợi, sự gia tăng trong nhu cầu của các doanh nghiệp thời trang quốc tế để tham gia sàn thương
mại điện tử là cơ hội để Shopee Việt Nam đưa các các biện pháp và chính sách phát triển nguồn hàng hướng tới nhóm đối tượng này Shopee Việt Nam có thể đóng vai trò là cầu nối, là giải pháp để giúp các thương hiệu thời trang quốc tế tiếp cận với thị trường Việt Nam một cách dễ dàng và tiện lợi hơn, cũng như tiết kiệm phần chi phí lớn trong việc mở cửa hàng trực tiếp