Kiến nghị phát triển nguồn hàng nước ngoài ngành thời trang nữ của công ty TNHH Shopee

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn hàng nước ngoài ngành thời trang nữ của công ty TNHH shopee việt nam (Trang 78 - 83)

ty TNHH Shopee

Hoàn thiện khung pháp lý cho Thương mại điện tử

Thương mại điện tử là một lĩnh vực còn mới nhưng có tiềm năng tăng trưởng rất mạnh tại Việt Nam Đặc thù của lĩnh vực này là sự kết hợp của yếu tố công nghệ và thị trường, dẫn đến còn nhiều lỗ hổng trong hành lang pháp lý dành cho TMĐT Nghị định gần nhất quy định về thương mại điện tử là Nghị định 52/2013/NĐ-CP, từ đó đến nay, vẫn chưa có một bộ luật chính thức nào quy định về hoạt động kinh doanh trên sàn thương mại điện tử tại Việt Nam, đặc biệt là thương mại điện tử có yếu tố nước ngoài Nghị định số 52 của chính phủ chưa đưa ra quy định với người bán nước ngoài trên sàn thương mại điện tử, tuy nhiên, hai năm trở lại đây các sàn thương mại điện tử mở rộng quy mô ra các thị trường quốc tế, mô hình thương mại điện tử xuyên biên giới và đã thu hút được sự quan tâm, yêu thích của người tiêu dùng Việt Nam Các nhà bán quốc tế đem lại sự đa dạng và phong phú về chủng loại danh mục hàng

hóa nhưng đồng thời cũng gây ra khó khăn trong công tác đảm bảo chất lượng và kiểm soát xuất xứ nguồn hàng, đặc biệt là nếu xảy ra phát sinh, tranh chấp của người mua, quyền và lợi ích của người tiêu dùng Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng

Tháng 10/2020, chính phủ thông qua đề nghị xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung cho nghị định số 52 về thương mại điện tử, theo đó Bộ Công thương phối hợp cùng các cơ quan, bộ ban ngành liên quan dự kiến trình Nghị định mới trong quý 1 năm 2021 Những bất cập hiện nay cần có quy định rõ ràng để gia tăng tính minh bạch và kiểm soát đối với hoạt động thương mại điện tử như sau:

Thứ nhất, quy định rõ ràng về hoạt động thương mại có yếu tố nước ngoài bao

gồm quyền và nghĩa vụ của nhà bán hàng nước ngoài, các loại giấy tờ pháp lý liên quan và quy trình về hải quan, xuất nhập khẩu

Thứ hai, quy định về giải quyết tranh chấp và khiếu nại phát sinh trên sàn

thương mại điện tử Hiện nay, theo luật hiện hành, thì bằng chứng trong tranh chất và khiếu nại của TMĐT là “Thông điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử ” (Bộ luật dân sự, 2015), nghĩa là có thể hiểu: Bằng chứng là chứng cứ được lưu ở dạng dữ liệu điện tử, tuy nhiên không có bất kì văn bản hướng dẫn chi tiết nào về việc bằng chứng này sẽ được thu thập như thế nào, quy trình ra sao, ai là người có quyền thu thập và việc sử dụng công nghệ kỹ thuật vào như thế nào trong trường hợp dữ liệu bị xóa Nhất là nếu phát sinh tranh chấp giữa người tiêu dùng Việt Nam và nhà bán hàng nước ngoài thì sẽ được xử lý như thế nào

Thứ ba, quy định và tăng cường trách nhiệm của chủ sở hữu các sàn thương

mại điện tử trong việc kiểm soát chất lượng, minh bạch về thông tin và xuất xứ hàng hóa lưu thông trên sàn, quy định về trách nhiệm của sàn trong các giao dịch phát sinh trên sàn

Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực cho TMĐT

Nguồn nhân lực cho lĩnh vực TMĐT cần hội tụ kiến thức chuyên môn về thị trường, sản phẩm, kinh doanh nhưng cũng nhất thiết phải có kiến thức về công nghệ, để bắt kịp với các công nghệ mới Thống kê của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số trong sách trắng về TMĐT Việt Nam 2019 chỉ ra rằng tới 45% doanh nghiệp khảo

sát gặp khó khăn trong việc tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực có khả năng quản lý và vận hành trang TMĐT Hiện nay, ngành đào tạo chuyên sâu về Thương mại điện tử cũng đã bắt đầu xuất hiện tại các trường đại học uy tín, tuy nhiên đây vẫn là một ngành còn mới, đòi hỏi sự đầu tư thêm về chương trình giảng dạy, kết hợp giữa việc học và thực tế Cần thiết phải đầu tư thêm cho chương trình học, các chương trình trao đổi, mới chuyên gia, đội ngũ giảng viên chuyên môn cao để phát triển nguồn nhân lực cho lĩnh vực Thương mại điện tử từ ghế nhà trường

Cổng thông tin chính thống về các trang Thương mại điện tử uy tín

Mọi hoạt động TMĐT đều phải đăng ký với Cục TMĐT của Bộ Công thương Quy định hiện nay cũng cho phép bộ Công thương công khai danh sách các trang TMĐT bị phản ánh có dấu hiệu vi phạm, lừa đảo hay không minh mạch trên cổng thông tin chính thức về quản lý hoạt động TMĐT, nhằm tăng cường bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng Tuy nhiên rất ít doanh nghiệp thực hiện đăng ký, bởi ko có quy định nào cụ thể về việc ai sẽ đứng ra kiểm tra, giám sát việc đăng ký này, mà chỉ quy trách nhiệm đăng ký về cho doanh nghiệp Cần có quy định rõ ràng và cụ thể về việc đăng ký hoạt động với Bộ Công thương và lấy đó làm cơ sở dữ liệu để thông tin chính thức tới người tiêu dùng về mức độ tin cậy của các trang thương mại điện tử hiện nay Bên cạnh đó, cũng cần làm rõ về danh sách các trang TMĐT thiếu uy tín, có dấu hiệu vi phạm pháp luật sẽ được đăng tải như thế nào, ai chịu trách nhiệm kiểm tra vi phạm, ai được quyền tố cáo, để tránh việc các đối thủ lợi dụng điểm này để cạnh tranh không lành mạnh Một cổng thông tin chính thức của chính phủ về mức độ uy tín của các trang TMĐT sẽ là một biện pháp hữu hiệu để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng

Khuyến khích đầu tư và xây dựng hạ tầng kỹ thuật

Phát triển các hạ tầng kỹ thuật, cần xây dựng các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động TMĐT như đơn giản hóa thủ tục công: Kê khai hải quan trực tuyến, xuất nhập khẩu điện tử, tăng cường tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại điện tử đối với người tiêu dùng Việt Nam để giúp gia tăng doanh thu và quy mô của lĩnh vực TMĐT

KẾT LUẬN

Phát triển nguồn hàng là hoạt động có tầm quan trọng lớn và ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp về thương mại điện tử Phát triển nguồn hàng không chỉ là hoạt động về thu thập thông tin nhà bán, thu hút người bán tham gia sàn và bán hàng trên sàn gia tăng sự đa dạng về sản phẩm mà còn là hoạt động về nâng cao chất lượng, kiểm soát chất lượng của nguồn hàng lưu thông và xây dựng mối quan hệ bên vững với nhà bán hàng lớn Nguồn hàng tốt là tài sản vô giá của doanh nghiệp, giúp định hình hình ảnh của sàn trong tâm trí người tiêu dùng và cạnh tranh với đối thủ trong ngành

Công ty TNHH Shopee với định hướng mở rộng mảng hàng quốc tế của mình ra tất cả các thị trường có hệ thống vận hành của Shopee trong khu vực để thực hiện mục tiêu đem đến trải nghiệm mua sắm tiện ích và đa dạng cho cả cả người mua và người bán, càng cần phải chú trọng cho hoạt động phát triển nguồn hàng nước ngoài Đối với mảng hàng thời trang nữ, đây là ngành hàng chiến lược, chủ chốt và có đóng góp lớn vào sự tăng trưởng của sàn nói chung và ngành thời trang trên sàn nói riêng Đứng trước cơ hội về nhu cầu của người tiêu dùng và tiềm năng phát triển ngành, công ty TNHH Shopee cần chú trọng mở rộng thị trường đi đôi với tăng cường kiểm soát chất lượng, thắt chặt mối quan hệ với người bán và tiến tới mảng hàng hóa cao cấp, chất lượng hơn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu công ty

1 Phòng phát triển kinh doanh, “Báo cáo kết quả kinh doanh ngành hàng thời trang nữ quốc tế 2018”, 2018

2 Phòng phát triển kinh doanh, “Báo cáo kết quả kinh doanh ngành hàng thời trang nữ quốc tế 2019”, 2019

3 Hệ thống dữ liệu nội bộ trực tuyến

4 Phòng kiểm soát chất lượng nguồn hàng, “Chính sách đăng bán và kiểm duyệt sản phẩm”, 2019

5 Phòng kiểm soát chất lượng nguồn hàng, “Chính sách xử lý vi phạm về sản phẩm”, 2019

6 Phòng kiểm soát chất lượng nguồn hàng, “Chính sách phê duyệt nhà bán hàng quốc tế”, 2019

7 Phòng hành chính- nhân sự, “Giới thiệu về công ty TNHH Shopee Việt Nam”, 2020

8 Phòng hành chính- nhân sự, “Giới thiệu về sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty TNHH Shopee Việt Nam”, 2020

9 Kênh người bán: Hệ thống quản lý người bán trực tuyến của công ty TNHH Shopee Việt Nam

Luận văn:

1 Huy Thị Hạnh – QTKDQT 46B, “Quản trị cung ứng nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Nagakawa Việt Nam”, 2008

2 Bùi Thị Yến Thư, “Xây dung quy trình lựa chọn và quản lý nhà cung ứng tại công ty TNHH ScanCom Việt Nam”, 2012

Tài liệu khác:

1 We are social, Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam 2019,

https://datareportal com/reports/digital-2019-ecommerce-in-vietnam

2 https://thoibaonganhang vn/thuong-mai-dien-tu-co-hoi-lon-thach-thuc-nhieu- 97897 html

3 http://tapchitaichinh vn/nghien-cuu-trao-doi/yeu-to-anh-huong-den-y-dinh- mua-hang-thoi-trang-truc-tuyen-cua-nguoi-tieu-dung-tai-tp-ho-chi-minh- 302417 html 4 http://tapchitaichinh vn/tai-chinh-kinh-doanh/san-thuong-mai-dien-tu-canh- tranh-bang-cac-dich-vu-moi-313814 html 5

https://vi wikipedia org/wiki/Th%E1%BA%A3o_lu%E1%BA%ADn:Th%C6 %B0%C6%A1ng_m%E1%BA%A1i_%C4%91i%E1%BB%87n_t%E1%BB %AD

6

https://vi wikipedia org/wiki/Th%C6%B0%C6%A1ng_m%E1%BA%A1i_% C4%91i%E1%BB%87n_t%E1%BB%AD

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn hàng nước ngoài ngành thời trang nữ của công ty TNHH shopee việt nam (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w