NHTM như những sợi dây kết nối toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy khi một NHTM gặp RRTD không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng đó mà còn có thể tác động xấu đến toàn bộ nền kinh tế.
- RRTD làm tăng tỷ lệ nợ xấu, giảm khả năng thanh toán và làm tăng nguy cơ phá sản của NHTM đó.
- RRTD làm giảm lòng tin của công chúng vào hệ thống tài chính cũng như việc điều hành chính sách tiền tệ của Chính phủ.
- RRTD dẫn đến tình trạng tồi tệ hơn cho nền kinh tế như lạm phát và thất nghiệp tăng, xã hội bất ổn, chất lượng cuộc sống giảm sút.
1.2.4.2. Ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng thương mại
Khi NHTM gặp phải các vấn đề về RRTD, hậu quả đầu tiên là khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn, dẫn đến những tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
- RRTD làm gia tăng chi phí, giảm lợi nhuận của ngân hàng: Khi RRTD xảy ra, chi phí phát sinh sẽ tăng cao như chi phí quản lý, trích lập dự phòng rủi ro, giám sát, thu nợ; RRTD xảy ra làm mất cân đối trong thu chi, vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng giảm, làm giảm lợi nhuận của ngân hàng.
- RRTD làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng: Khi xảy ra RRTD, các khoản nợ quá hạn không có khả năng thu hồi nhưng ngân hàng vẫn phải thực hiện chi trả gốc và lãi đầy đủ các khoản nguồn vốn huy động, điều này dẫn đến rủi ro thanh khoản cao.
- RRTD làm giảm uy tín của ngân hàng: RRTD xảy ra phản ánh hiệu quả hoạt động và quản lý của ngân hàng không được tốt. Ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn cao sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của khách hàng, việc huy động vốn trở nên khó khăn hơn và gặp nhiều trở ngại trong việc cạnh tranh với ngân hàng khác, dễ dẫn đến rủi ro thanh khoản. Rủi ro thanh khoản xảy ra buộc ngân hàng phải đi vay từ nhiều nguồn khác nhau, dẫn đến uy tín của ngân hàng trên thị trường tài chính cũng sụt giảm nghiêm trọng, hậu quả xấu nhất có thể khiến ngân hàng rơi vào tình trạng phá