Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGĂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CÔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM -CHI NHÁNH KHU CÔNG NGHIỆP PHÚ TÀI (Trang 102 - 103)

Thứ nhất, cần đẩy nhanh tiến trình cơ cấu lại và lành mạnh hóa tài chính.

Các NHTM nhà nước và NHTM cổ phần nhằm xây dựng một hệ thống ngân hàng vững mạnh, tăng cường tính minh bạch, hiệu quả cạnh tranh và đảm nhận tốt vai trò trung gian trong việc huy động và phân bổ vốn. Tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, tranh giành khách hàng vay vốn giữa các ngân hàng, hạ thấp các tiêu chuẩn, điều kiện vay vốn khiến cho nguy cơ rủi ro tăng cao. Do đó NHNN cần có sự kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh của NHTM đảm bảo sự phát triển bền vững và an toàn.

Thứ hai, nghiên cứu và triển khai các công cụ bảo hiểm tín dụng như: Hoán đổi tín dụng (credit swap)...Đây là các công cụ của một thị trường tài chính phát triển cao giúp các NHTM phòng ngừa và bảo hiểm rủi ro, san sẻ rủi ro và tạo tính linh hoạt trong quản lý danh mục các khoản cho vay của mỗi ngân hàng.

Thứ ba, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật phù hợp với thông lệ quốc tế.

NHNN cần chú trọng trong việc rà soát, sửa đổi bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản liên quan đến hoạt động cho vay của NHTM theo hướng thông thoáng, linh hoạt, đơn giản như thật hiệu quả những thủ tục, điều kiện, quy trình cho vay DN, đưa ra cơ chế cho vay DN khác với các loại hình doanh nghiệp khác, giảm thiểu thời gian thẩm định cho vay hợp lý. NHNN cũng cần xem xét lại một số văn bản pháp lý quy định còn nhiều điểm chưa phù hợp, tạo nhiều khe hở trong hoạt động tín dụng, dẫn đến việc khó có thể tạo nên một nền kinh tế minh bạch hơn.

Thứ tư, NHNN cũng cần gia tăng áp lực lên các TCTD trong việc kiểm soát sử dụng vốn sai mục đích.

Chủ yếu hiện nay nguồn vốn tín dụng chảy vào các thị trường tiềm ẩn rủi ro như bất động sản nhiều hơn con số báo cáo trên thực tế. Công tác thanh tra giám sát

của NHNN nên kết hợp với kế hoạch thông báo trước và cả kế hoạch đột xuất để hạn chế việc làm đẹp hoạt động tín dụng tại các đơn vị được kiểm tra. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát công tác thanh tra, kiểm tra cần được thực hiện thường xuyên dưới nhiều hình thức để kịp thời phát hiện và ngăn chặn những vi phạm tiêu cực trong hoạt động tín dụng nhằm đưa hoạt động tín dụng của NH vào đúng quỹ đạo luật pháp, kiểm soát được mọi khâu trong hoạt động tín dụng của NHTM, thể hiện rõ vai trò cảnh báo và ngăn chặn, phòng ngừa rủi ro của NHNN. Xây dựng hệ thống các tiêu chí để đánh giá về chất lượng hệ thống kiểm soát rủi ro của NHTM. Các tiêu chí này cần cụ thể, rõ ràng và sát với thực tế để giúp NHNN có thể đánh giá được đúng đắn chất lượng của công tác QTRR tại các NHTM. Xây dựng hệ thống báo cáo và hệ thống mạng thông tin trực tuyến với các NHTM để đẩy mạnh công tác giám sát, quản lý từ xa. Tuy nhiên, để thực hiện điều này đòi hỏi NHNN phải áp dụng công nghệ cao, thực hiện quy chế kiểm tra nghiêm ngặt về bảo mật thông tin để đảm bảo bí mật kinh doanh cho các ngân hàng.

Thứ năm, tăng cường hiệu quả của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC).

Phát huy vai trò tích cực của trung tâm thông tin cho vay trong công tác đánh giá rủi ro cho vay là việc thiết thực mà NHNN có thể hỗ trợ cho NHTM trong việc hạn chế rủi ro cho vay.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGĂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CÔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM -CHI NHÁNH KHU CÔNG NGHIỆP PHÚ TÀI (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w