Công tác quản trị rủi ro tín dụng của một số ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGĂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CÔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM -CHI NHÁNH KHU CÔNG NGHIỆP PHÚ TÀI (Trang 46 - 48)

1.4.1.1. Công tác quản trị rủi ro tín dụng tại VietinBank - Chi nhánh Hà Giang

Trong những năm qua, VietinBank - chi nhánh Hà Giang đã đặc biệt quan tâm đến vấn đề quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh.

Thứ nhất, về măt cơ cấu tổ chức: thực hiện phân tách phòng tổng hợp có chức năng quản lý các khoản nợ có vấn đề, dự báo xu hướng ngành nghề, triển khai các công văn chỉ đạo hoạt động tín dụng của chi nhánh nhằm quản lý tốt rủi ro tín dụng. Còn các chuyên viên quan hệ khách hàng được yêu cầu thực hiện tốt quy trình cho vay.

Thứ hai, về công tác thẩm định tín dụng được thực hiện đầy đủ, đánh giá đầy đủ những thông tin về khách hàng: thông tin đánh giá về tư cách, khả năng, tài sản thế chấp; thông tin tín dụng đặc biệt là tình hình dư nợ tại các ngân hàng được phản ánh chính xác. Đã có những đánh giá về năng lực khách hàng về các mặt như: năng

lực tài chính, trình độ học vấn, quan hệ gia đình và xã hội, năng lực sản xuất kinh doanh,...

Thứ ba, công tác giám sát rủi ro được tiến hành chặt chẽ: cán bộ tín dụng đã thường xuyên kiểm tra tình hình khách hàng; giám sát các tài sản đảm bảo; giám sát dư nợ đảm bảo thu nợ đúng hạn.

Thứ tư, việc phân loại nợ và trích dự phòng rủi ro được thực hiện định kỳ thường xuyên theo quy định của Ngân hàng nhà nước.

Thứ năm, công tác xử lý nợ: hầu hết các khoản nợ có vấn đề được tiến hành theo trình tự thích hợp. Các khoản nợ khó đòi được xử lý thu nợ triệt để.

1.4.1.2. Công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank - Chi nhánh Thăng Long

Vietcombank cũng là một trong những ngân hàng chú trọng công tác quản trị rủi ro tín dụng. Vietcombank - Chi nhánh Thăng Long trong những năm qua đã tuân thử nghiêm túc quy định về quản trị rủi ro tín dụng của Vietcombank, cụ thể:

Thứ nhất, xây dựng chính sách tín dụng hiệu quả: đáp ứng các yêu cầu sau: Phản ánh được chính sách của Vietcombank trong từng thời kỳ; phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội trên địa bàn Tỉnh; phát huy được những thế mạnh của địa phương và có giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với những lĩnh vực, ngành nghề khó khăn, có độ rủi ro cao trên địa bàn; đáp ứng các yêu cầu hiệu quả kinh doanh, gia tăng thị phần chi nhánh Thăng Long trên địa bàn Hà Nội và khu vực phía Bắc, cân bằng giữa mục tiêu tăng trưởng, lợi nhuận với mục tiêu giảm thiểu rủi ro, đảm bảo khả năng tăng trưởng an toàn và đảm bảo tỷ lệ nợ xấu trong phạm vi chấp nhận đqợc của toàn hệ thống.

Thứ hai, nâng cao trinh độ chuyên môn nguồn nhân lực và đạo đức cán bộ.

Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực, có các kế hoạch phát triển ngắn hạn, trung và dài hạn; có cơ chế tuyển dụng phù hợp; thường xuyên giáo dục, rèn luyện phẩm chất đạo đức cho cán bộ tín dụng; thực hiện chế độ phân phối thu nhập theo vị trí, kết quả công việc thực tế của từng cá nhân.

Thứ ba, đa dạng hóa danh mục tín dụng để giảm thiểu RRTD: đầu tư vào nhiều ngành kinh tế khách nhau; đầu tư vào nhiều đối tượng khách hàng, nhiều loại hàng hóa khác nhau; cho vay đa dạng thời hạn; cân đối giữa cho vay VND và ngoại tệ; giám sát định kỳ danh mục cho vay nhằm nắm bắt những thay đổi trong danh mục để điều chỉnh lại cho hợp lý với chiến lược và tình hình thị trường.

Thứ tư, hoạt động giám sát thường xuyên được tăng cường: các cán bộ tín dụng phối hợp với nhau một cách chặt chẽ, có tính hệ thống mang lại hiệu quả và góp phần hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay tại ngân hàng.

Thứ năm, việc xử lý rủi ro được kịp thời và ngày càng hiệu quả bằng việc đa dạng hoá công tác xử lý rủi ro như trích lập dự phòng, cơ cấu lại nợ, bán nợ... đồng thời linh hoạt áp dụng cho từng sản phẩm cho vay cụ thể góp phần làm giảm tỷ lệ nợ xấu, thu hồi được vốn và làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

Thứ sáu, sử dụng các nghiệp vụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tín dụng như: Hợp đồng quyền chọn tín dụng, hoán đổi tín dụng, hoán đổi tổng thu nhập, ...

1.4.2. Bài học kinh nghiệm đối với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam —Chi nhánh KCN Phủ Tài

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGĂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CÔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM -CHI NHÁNH KHU CÔNG NGHIỆP PHÚ TÀI (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w