Qua việc nghiên cứu kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng tại các chi nhánh NHTM trên, có thể rút ra các bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh KCN Phú Tài như sau:
Thứ nhất, xây dựng chính sách quản trị RRTD phù hợp. Chính sách quản trị rủi ro cũng quy định giới hạn cho vay đối với khách hàng, phân loại nợ, trích lập dự phòng. Chính sách phải vạch ra cho cán bộ tín dụng phương hướng hoạt động và một khung tham chiếu rõ ràng để làm căn cứ xem xét các nhu cầu vay vốn, cụ thể làm rõ các nội dung về: Mức ủy quyền phán quyết, giới hạn rủi ro, có danh mục cho vay theo từng thời kỳ, rà soát chính sách quản trị rủi ro theo từng thời kỳ
Thứ hai, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ tới từng cán bộ, lãnh đạo phòng ban. Việc đào tạo cán bộ cần có kế hoạc cụ thể trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Việc tuyển dụng cán bộ cần được tuân thủ theo quy định của NHCT và nên chú trọng tuyển dụng cán bộ đồng đều cả kinh nghiệm bán hàng và thẩm định.
Thứ ba, đa dạng hóa danh mục tín dụng để giảm thiểu RRTD: Chi nhánh cần đánh giá cụ thể rủi ro từng ngành hàng để phân loại danh mục tín dụng từng thời kỳ. Lựa chọn đa dạng các ngành nghề, đối tượng khách hàng để tiến hành cho vay. Ngoài ra cần chú trọng về cơ cấu cho vay theo thời hạn, hạn chế cho vay các ngành nghề rủi ro cao như xây dựng cơ bản, bất động sản,...
Thứ tư, cán bộ tín dụng cần tăng cường giám sát, kiểm tra hoạt động của khách hàng.
Sau khi cấp tín dụng các cán bộ phải thường xuyên tổ chức kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng vốn vay. Mục đích của việc kiểm tra sử dụng vốn vay đối với khách hàng nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời việc sử dụng vốn sai mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Đồng thời, việc thực hiện thường xuyên kểm tra sẽ giúp chi nhánh giám sát và quản lý được dòng luân chuyển vốn vay để thu hồi nợ. Để cán bộ QHKH thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra giám sát sau cho vay, chi nhánh cần đưa vào phân công nhiệm vụ cụ thể. Đồng thời phòng hỗ trợ tín dụng trong khâu kiểm soát hồ sơ giải ngân, yêu cầu phòng khách hàng bổ sung đầy đủ biên bản kiểm tra định kỳ của khách hàng và lưu hồ sơ. Việc rà soát của phòng hỗ trợ
Thứ năm, tăng cường công tác thu hồi nợ, xử lý nợ: đa dạng hoá công tác xử lý rủi ro như trích lập dự phòng, cơ cấu lại nợ, bán nợ... đồng thời linh hoạt áp dụng cho từng sản phẩm cho vay cụ thể góp phần làm giảm tỷ lệ nợ xấu, thu hồi được vốn và làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì tín dụng đóng vai trò rất quan trọng, vì đây là khâu trực tiếp cung ứng vốn cho nền kinh tế. Đi cùng với tín dụng là RRTD, các nhà kinh doanh ngân hàng song song với việc mở rộng và phát triển tín dụng là việc nâng cao chất lượng quản lý RRTD để đảm bảo hạn chế tốt nhất các RRTD có thể xảy ra. Và để có cơ sở xây dựng một hệ thống quản lý RRTD hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu và phù hợp với năng lực thực tế của các ngân hàng, chương 1 đã trình bày những vấn đề lý luận cơ bản nhất về tín dụng ngân hàng, khái niệm và phân loại RRTD, các nguyên nhân và tác động của RRTD.
Ngoài ra, chương 1 cũng chỉ ra nội dung của công việc quản lý RRTD bao gồm 4 bước: xây dựng chính sách tín dụng, nhận diện RRTD, đo lường RRTD, kiếm soát và xử lý RRTD. Từ cơ sở lý thuyết trên, tác giả sẽ áp dụng vào phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động quản trị RRTD tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh KCN Phú Tài trong chương 2.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT
NAM - CHI NHÁNH KCN PHÚ TÀI
2.1. Tổng quan về tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh KCN Phú Tài