Định hướng đối với công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGĂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CÔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM -CHI NHÁNH KHU CÔNG NGHIỆP PHÚ TÀI (Trang 94 - 96)

Với mục tiêu tiếp tục tăng trưởng và nâng cao chất lượng tín dụng phù hợp với kế hoạch đề ra trong giai đoạn tiếp theo, Vietinbank - Chi nhánh KCN Phú Tài đưa ra một số định hướng trong công tác quản trị rủi ro tín dụng, hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay khách hàng như sau:

- Thường xuyên theo dõi, đánh giá, rà soát lại khách hàng nhằm phát hiện rủi ro tiềm ẩn. Sàng lọc khách hàng thường xuyên, tìm kiếm khách hàng mới, hạn chế cho vay khách hàng kinh doanh kém hiệu quả và sử dụng vốn sai mục đích, không để nợ xấu, nợ quá hạn phát sinh.

- Tập trung quyết liệt rà soát cụ thể từng khoản nợ đã được xử lý, giao chỉ tiêu thu hồi nợ xấu, đặc biệt là các khoản nợ đã được xử lý rủi ro tín dụng tới từng phòng khách hàng, hàng tháng có đánh giá kết quả thực hiện và phương án kế hoạch cho tháng tiếp theo. Kiên quyết xử lý nợ tồn đọng bằng biện pháp mạnh, trên tinh thần chủ động phối hợp với khách hàng, cơ quan pháp luật. Đẩy mạnh xử lý thu hồi nợ thông qua khởi kiện, thi hành án, bán tài sản bảo đảm. Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu thu hồi nợ xử lý rủi ro do NHCT giao, trung bình đạt 7 - 12 tỷ đồng/năm.

- Nỗ lực chủ động cùng với khách hàng, các doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ, thủ tục pháp lý về đảm bảo tiền vay để tăng cường trách nhiệm, nghĩa vụ của bên vay, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý khi thu hồi nợ.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ QHKH theo tiêu chuẩn quy định, nâng cao năng lực trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao năng lực quản lý rủi ro, năng lực phân tích thị trường. Cán bộ QHKH phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, phát huy tinh thần tự nghiên cứu, có tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, thực hiện tốt nhiệm vụ thẩm định, xem xét và quyết định trình cấp tín dụng, quản lý kiểm soát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn vay, chủ động đôn đốc thu nợ đầy đủ cả gốc lẫn lãi theo từng kỳ hạn theo hợp đồng vay vốn, giảm thiểu phát sinh nợ quá hạn mới.

- Tích cực tìm kiếm, tiếp cận các khách hàng có năng lực tài chính lành mạnh, lựa chọn các dự án đầu tư, phương án kinh doanh có tính khả thi, hiệu quả cao, nguồn trả nợ chắc chắn để xem xét cho vay, đảm bảo tăng trưởng đi đôi với chất lượng, an toàn và hiệu quả.

- Đa dạng hoá hoạt động cho vay trên nguyên tắc phát huy lợi thế trong lĩnh vực bán lẻ, trong đó chú trọng mở rộng cung ứng vốn cho khách hàng doanh nghiệp siêu vi mô và khách hàng cá nhân. Phát triển thêm nhiều sản phẩm cho vay mới như cho vay thấu chi, cho vay mua nhà dự án, ...

+ Đa dạng hoá mặt hàng và lĩnh vực đầu tư theo hướng không tập trung quá lớn vào lĩnh vực sản xuất và một số ngành như bất động sản như thực trạng hiện nay.

+ Kiểm soát, khống chế tỷ lệ nợ quá hạn (Mục tiêu tỷ lệ nợ quá hạn dưới 1%).

+ Tăng trưởng tín dụng theo định hướng, kế hoạch của NHCT giao hàng năm, hoàn thành 100% kế hoạch về dư nợ cho vay và tăng trưởng lợi nhuận, phấn đấu tiếp tục đạt thành tích chi nhánh xuất sắc trong hoạt động kinh doanh.

3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàngTMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh KCN Phú Tài

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGĂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CÔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM -CHI NHÁNH KHU CÔNG NGHIỆP PHÚ TÀI (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w