TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh KCNPhủ Tài
Các văn bản pháp lý và các quy định mà VietinBank - Chi nhánh KCN Phú Tài sử dụng trong công tác quản trị rủi ro tín dụng:
- Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.
- Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010 và các văn bản sửa đổi, bổ sung.
- Thông tư 04/2011/TT-NHNN ngày 29/12/2011 Quy định hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng.
- Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích lập, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài.
- Thông tư 09/2015/TT-NHNN ngày 17/07/2015 quy định về hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015.
- Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.
Ngoài các văn bản quy phạm trên, VietinBank - Chi nhánh KCN Phú Tài vẫn luôn cập nhật thường xuyên liên tục, tuân thủ các quy định nội bộ của NHCT, hướng đến mục tiêu đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay, phát triển dư nợ, tăng lợi nhuận một cách bền vững, góp phần giảm thiểu rủi ro cho toàn hệ thống NHCT.
Bình Định là một trong năm tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có vị trí kinh tế đặc biệt quan trọng trong giao lưu khu vực và quốc tế, nằm ở trung điểm đường giao thông Bắc - Nam, là cửa ngõ ra biển gần nhất của Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia và Thái Lan thông qua quốc lộ 19 và cảng biển Quy Nhơn. Các ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh bao gồm công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy hải sản, vật liệu xây dựng, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, giày da, may mặc, cảng biển nước sâu, cơ khí, sản xuất lắp ráp đồ điện - điện tử, sản xuất điện, phát triển du lịch - dịch vụ hàng hải,... VietinBank - Chi nhánh KCN Phú Tài có địa bàn trụ sở chính nằm gần khu công nghiệp Phú Tài, một trong những khu công nghiệp quan trọng của thành phố Quy Nhơn và tỉnh Bình Định. Không những thế, các phòng giao dịch của chi nhánh trải dài khắp địa bàn các huyện từ thị xã An Nhơn, huyện Phù Cát, huyện Phù Mỹ, thị xã Hoài Nhơn theo trục quốc lộ 1A và địa bàn huyện Tây Sơn theo quốc lộ 19. Do vậy dư nợ tín dụng của chi nhánh giàn đều khắp các phòng giao dịch và có số dư tăng trưởng hàng năm.
Biểu đồ 2.1. Dư nợ cho vay tại chi nhánh giai đoạn 2018 - Quý 02/2021
Đơn vị tính: tỷ đồng
Dư nợ cho vay
---Dư nợ cho vay
Hoạt động tín dụng của chi nhánh được thể hiện chủ yếu qua hoạt động cho vay, dư nợ cho vay được thể hiện ở biểu đồ 2.1. Trong giai đoạn 2018 - quý 2/2021, chi nhánh có tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay tương đối ổn định. Năm 2019 dư nợ cho vay đạt 5.049,05 tỷ đồng, tăng gần 309 tỷ đồng so với năm 2018, tốc độ tăng trưởng đạt 6,5%; dư nợ năm 2020 là 5.714,41 tỷ đồng, tăng hơn 665 tỷ đồng so với năm 2019, tốc độ tăng trưởng đạt 13,2%, tăng gấp đôi so với năm 2019; đến 30/06/2021 thì dư nợ cho vay tại chi nhánh đã đạt 6015 tỷ đồng và dự kiến vẫn tăng vào cuối năm tuy nhiên số tăng có thể không vượt trội như năm 2020 do ảnh hưởng ít nhiều từ làn sóng dịch bệnh Covid-19 mới đây.
- Cơ cấu cho vay theo thời hạn vay
Biểu đồ 2.2. Dư nợ cho vay ngắn và trung dài hạn giai đoạn 2018 - quý 2/2021
Dư nợ cho vay
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Quý 2-2021
Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % VND 4.483,68 94,5 9 4.877,51 96,6 5.576,01 97,58 5.875,30 97,68 Ngoại tệ 256,4 4 5,4 1 171,5 4 3,4 138,4 242 139,71 2,32 Tổng cộng 4.740,12 1 OO 5.049.05 10 0 5.714,41 100^ 6.015,01 100
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Quý 2 - 2021
Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %
Biểu đồ 2.3. Tỷ trọng dư nợ cho vay theo thời hạn giai đoạn 2018 - quý 2/2021
(Nguồn: Phòng Tổng hợp, VietinBank - Chi nhánh KCNPhú Tài)
Dư nợ ngắn hạn năm 2018 đạt 3.426,4 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 72,29%; dư nợ trung và dài hạn năm 2018 đạt 1.313,72 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 27,71%. Trong 2 năm sau đó 2019 và 2020, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn lần lượt là 76,24% và 79,76%%; tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn lần lượt là 23,76% và 20,24%%. Đến quý 2/2021, tỷ trọng dư nợ trung hạn tiếp tục giảm nhẹ. Từ những con số trên có thể thấy tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn đang có xu hướng giảm dần qua các năm, chi nhánh tiếp tục tập trung vào các khoản vay có thời hạn ngắn hạn, cho vay vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên không vì thế mà chi nhánh không phát triển những khoản vay trung dài hạn, hiện tại chi nhánh vẫn tiếp nhận những dự án trung dài hạn về bất động sản du lịch, chung cư thương mại theo hình thức cho vay liên chi nhánh, cho vay cá nhân tiêu dùng mua căn hộ chung cư,...
nhằm ổn định tỷ trọng cho vay trung dài hạn. Tỷ trọng dư nợ trung dài hạn vẫn giữ ở mức ổn định trong những năm qua.
- Cơ cấu cho vay theo loại tiền tệ:
Bảng 2.4. Cơ cấu dư nợ cho vay theo loại tiền tệ giai đoạn 2018 - quý 2/2021
Đơn vị tính: tỷ đồng, %
(Nguồn: Phòng Tổng hợp, VietinBank - Chi nhánh KCNPhú Tài)
Dư nợ cho vay của chi nhánh chủ yếu là VND, dư nợ ngoại tệ chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ khoảng 3% - 4% tổng dư nợ cho vay của chi nhánh. Số dư nợ ngoại tệ cũng giảm dần qua các năm, năm 2019 giảm 84,9 tỷ đồng so với 2018, năm 2020 giảm 33,14 tỷ đồng so với năm 2019. Nguyên nhân là do đối tượng khách hàng vay vốn bằng ngoại tệ không nhiều, việc vay bằng ngoại tệ dễ dẫn đến rủi ro tỷ giá, đồng thời chính sách thắt chặt cho vay ngoại tệ của NHNN những năm gần đây cũng là nguyên nhân khách hàng hạn chế vay ngoại tệ .
- Cơ cấu cho vay theo phân khúc khách hàng:
Bảng 2.5. Cơ cấu cho vay theo phân khúc khách hàng giai đoạn 2018 - quý 2/2021
4 9 0 5 KHBL 2.429,78 51,2 6 3.025,06 59,9 1 3.794,36 66,4 0 4.092,2 6 68,03
Cơ cấu dư nợ của VietinBank - Chi nhánh KCN Phú Tài duy trì ổn định qua các năm. Chi nhánh cũng dần chuyển dịch cơ cấu tập trung vào đối tượng khách hàng bán lẻ theo định hướng chung của toàn hệ thống NHCT. Do vậy tỷ trọng dư nợ cho vay đối tượng khách hàng bán lẻ đã chiếm đến 68,03% tổng dư nợ tính đến quý 2 năm 2021. Chi nhánh tập trung đẩy mạnh mảng bán lẻ do đây là đối tượng khách hàng còn nhiều tiềm năng, hiệu quả lợi nhuận cao và là cơ hội để đẩy mạnh các dịch vụ ngân hàng khác. Việc chuyển trọng tâm tăng trưởng sang bán lẻ đem lại hiệu quả khả quan thông qua kết quả kinh doanh của chi nhánh, thể hiện ở thu dịch vụ cũng tăng lên đáng kể.
Ngoài ra, mảng bán lẻ hiện vẫn là thị trường giàu tiềm năng cần khai thác, đặc biệt là những khu vực tập trung kinh tế nông nghiệp nông thôn. Đây cũng là những khu vực mà Chính phủ và NHNN đang hướng đến phát triển tín dụng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nâng cao tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm nông nghiệp và gia tăng tỷ trọng trong xuất khẩu hàng hóa. Do vậy trong nhiều năm tới, thị trường bán lẻ vẫn sẽ là ưu tiên đẩy mạnh cho vay của VietinBank - chi nhánh KCN Phú Tài.
Một nguyên nhân nữa dẫn đến thị trường khách hàng doanh nghiệp giảm trong những năm qua là sự rút giảm dư nợ của các KHDN lớn, chủ yếu là vay vốn bằng ngoại tệ và tín chấp, mức độ rủi ro cao. Vì vậy chi nhánh đã dần thu hẹp cho vay những đối tượng khách hàng này và tập trung cho vay các KHDN vừa và nhỏ (SME). Tuy nhiên chi nhánh vẫn chưa khai thác và phát triển được đối tượng khách hàng này để có thể bứt phá về số dư nợ. Địa bàn KHDN SME chi nhánh khai thác vẫn chỉ tập trung chủ yếu ở khu công nghiệp Phú Tài, địa bàn thị xã An Nhơn và thị xã Hoài Nhơn, dư nợ vẫn tập trung chủ yếu vào các khách hàng truyền thống.
Dư nợ cho vay
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Quý 2 - 2021
Tỷ đồng (%) Tỷ đồng (%) Tỷ đồng (%) Tỷ đồng (%) Không bảo đảm 639,5 8 13,4 9 330,40 6,54 104,66 1,83 104,15 173 Có bảo đảm 4.100,54 86,5 1 4.718,6 5 93,46 5.609,75 98,17 5.910,86 98,2 7 Tổng cộng 4.740,12 10 0 5.049,0 5 100 5.714,41 100 6.015,01 100
Biểu đồ 2.4. Cơ cấu cho vay theo ngành hàng giai đoạn 2018 - quý 2/2021.
(Nguồn: Phòng Tổng hợp, VietinBank - Chi nhánh KCNPhú Tài)
Từ biểu đồ 2.4 ta thấy, tỷ trọng dư nợ cho vay theo ngành nghề tại VietinBank - Chi nhánh KCN Phú Tài những năm gần đây có những thay đổi nhất định. Tỷ trọng dư nợ đối với ngành nông nghiệp có xu hướng tăng từ 18% năm 2018 lên đến
30% năm 2020, tỷ trọng dư nợ ngành thủy sản cũng tăng từ 9% năm 2018 lên 15% năm 2020. Các nhóm ngành còn lại đều giảm nhẹ trong giai đoạn 2018 - 2020. Điều này cho thấy chi nhánh đang hướng đến phát triển cho vay ở các địa bàn
huyện, khu vực nông thôn và ven biển, góp phần thúc đẩy nông nghiệp xanh, gia tăng sản lượng các sản phẩm nông nghiệp và ngư nghiệp, ổn định đời sống cho bà con nông dân và ngư dân trên địa bàn. Bên cạnh đó chi nhánh vẫn giữ ổn định các ngành hàng khác như thương mại, dịch vụ, vận tải, chế biến lâm sản, xây lắp... Việc đa dạng hóa danh mục cho vay cũng là mục tiêu chất lượng tín dụng đang được chi nhánh thực hiện tương đối tốt.
- Cơ cấu cho vay theo biện pháp bảo đảm:
Bảng 2.6. Dư nợ cho vay theo biện pháp bảo đảm giai đoạn 2018 - quý 2/2021
2 Nợ nhóm 1 4.730, 6 99, 8 5.042,7 99,87 5.707,99 99,89 5.816,15 96,7 Nợ nhóm 2 2,2 1 5 0,0 5 4,0 0,08 5- 0,1 0,003 5,78 0,4 Nợ nhóm 3 0, 5 0,0 1 0 ^^ 0^^ 4,4 0,08 0 0 Nợ nhóm 4 0 0 0 0 0^ 0 0,4 0,007 Nợ nhóm 5 68 1 4 0,1 3 2, 5 0,0 7^ 1,8 0,03 8 194,0 3,23 Nợ xấu (nợ nhóm 3,4,5) 1 7,3 5 0,1 3 2, 0,05 6,27 0,11 8 194,4 3,23 Nợ quá hạn 9,5 2 0,2^ 6,3 5 0,13 6,42 0,11 200,2 6 3,33
(Nguồn: Phòng Tông hợp, VietinBank - Chi nhánh KCNPhú Tài)
Tỷ trọng dư nợ cho vay không có bảo đảm tại chi nhánh giảm rõ rệt trong giai đoạn 2018 - 2020, thể hiện quyết tâm tái cơ cấu của ban lãnh đạo chi nhánh, đặt điều kiện tài sản bảo đảm lên hàng đầu trong việc thẩm định hồ sơ vay vốn. Tỷ trọng này giảm xuống chỉ còn chưa đến 2% trong năm 2020, giảm 11,66% so với cách đây 2 năm. Tỷ trọng dư nợ có tài sản đảm bảo tương ứng cũng tăng lên đến 98%, một con số đem lại sự an toàn cao cho chi nhánh trong việc thu hồi nợ.
2.2.3. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam —Chi nhánh KCN Phủ Tài Chi nhánh KCN Phủ Tài
2.2.3.1. Nợ quá hạn, nợ xấu và tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu
Trong những năm qua, tình hình hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động cho vay nói riêng tại VietinBank - Chi nhánh KCN Phú Tài không ngừng tăng lên cả về quy mô lẫn tốc độ tăng trưởng. Bên cạnh đó, chất lượng tín dụng của chi
nhánh đã và đang được kiểm soát đúng định hướng của ban lãnh đạo đề ra. Chi nhánh đã thực hiện nhiều biện pháp để kiểm soát nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh và đồng thời cũng đôn đốc xử lý những khoản nợ xấu còn tồn đọng.
Bảng 2.7. Tình hình phân loại nợ tại chi nhánh giai đoạn 2018 - quý 2/2021
tổng dư nợ. Nhìn chung các năm từ 2018 - 2020 chi nhánh thực hiện việc kiểm soát chất lượng tín dụng tương đối tốt, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu không vượt quá 0,2%, các khoản nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh đều được xử lý kịp thời. Tuy nhiên cần lưu ý tại thời điểm 30/06/2021, nợ xấu tại chi nhánh đã tăng đột biến từ 6,27 tỷ đồng năm 2020 lên đến 194,48 tỷ (tăng gấp 31 lần), tỷ lệ nợ xấu quý 2/2021 cũng chiếm 3,23% tổng dư nợ cho vay của chi nhánh. Đây là con số cần lưu tâm vì trong 5 năm trở lại đây, chi nhánh luôn kiểm soát nợ xấu với tỷ lệ thấp không vượt quá 0,2%.
—
15 010 0 50
0 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Quý 2-2021 VietinBank - Chi nhánh KCN
Phú Tài
7.31 2.3 6.27 194.48 Khu vực 52.46 39.47 72.49 99.89 Toàn hàng 77.68 68.15 58.91 89.06
Biểu đồ 2.5. Tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2018 - quý 2/2021
(Nguồn: Phòng Tổng hợp, VietinBank - Chi nhánh KCNPhú Tài)
Nhìn vào biểu đồ 2.5, ta có thể thấy xu hướng thay đổi của tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu tại chi nhánh giai đoạn 2018 - quý 2/2021. Trong giai đoạn trước đó, nền kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam nói chung phát triển mạnh mẽ và tương đối ổn định. Do vậy tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh cũng luôn giữ vững tốc độ tăng trưởng cả về quy mô lẫn chất lượng nợ, với tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu luôn duy trì ổn định ở mức thấp và rất đáng khen ngợi. Tuy nhiên chỉ sau hơn 1 năm trải qua nhiều làn sóng dịch bệnh của đại dịch toàn cầu Covid-19, khiến cho mọi hoạt động kinh tế đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng, các doanh nghiệp, người lao động trong nước cũng chịu nhiều tác động tiêu cực do khủng hoảng y tế, những biện pháp tăng cường giãn cách dẫn đến đình trệ lưu thông hàng hóa, các hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu, các dịch vụ vui chơi giải trí, hoạt động du lịch, vận tải,... đều bị ảnh hưởng sâu rộng. Và điều này cũng tác động tiêu cực đến chất lượng nợ tại các NHTM trong nước, trong đó có VietinBank - Chi nhánh KCN Phú Tài. Tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh trong quý 2/2021 lên đến 3,23%, vượt ngưỡng mục tiêu kiểm soát nợ xấu dưới 3% mà NHNN đặt ra.
Trên thực tế, khoản tăng nợ xấu bất thường trên đến từ một khoản vay lớn của chi nhánh, tài trợ cho dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn và cải tạo, nâng cấp quốc lộ 18 đoạn Hạ Long - Mông Dương theo hình thức hợp đồng BOT của Công ty Cổ phần BOT Biên Cương. Dự án tài trợ vốn lên đến 8.866 tỷ đồng, thời hạn cho vay là 25 năm, dưới hình thức cho vay liên chi nhánh, với sự tham gia của 24 chi nhánh trong hệ thống ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. VietinBank - Chi nhánh KCN Phú Tài là một trong các chi nhánh thành viên, hạn mức dư nợ được chia sẻ là 200 tỷ đồng. Nợ xấu của khoản vay đến ngày