Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGĂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CÔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM -CHI NHÁNH KHU CÔNG NGHIỆP PHÚ TÀI (Trang 70 - 79)

Việt Nam - Chi nhánh KCNPhú Tài

2.2.4.1. Mô hình tổ chức quản lý rủi ro tín dụng

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (NHCT) xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng với mục tiêu hỗ trợ thúc đẩy phát triển hoạt động tín dụng trên cơ sở kiểm soát được rủi ro, giảm thiểu tổn thất phát sinh từ RRTD và duy trì hoạt động kinh doanh liên tục phù hợp với khẩu vị rủi ro đã được ban lãnh đạo NHCT phê duyệt, đảm bảo hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả, bền vững và tuân thủ đúng quy định của pháp luật và quy định của NHCT. Mô hình tổ chức quản trị rủi ro tín dụng của NHCT bao gồm:

Sơ đồ 2.2. Tổ chức quản trị rủi ro tín dụng tại NHCT

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam)

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam rất chú trọng công tác quản trị rủi ro tín dụng trên toàn hệ thống. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng được định hướng theo mô hình 3 tuyến bảo vệ, đề cao việc nhận diện, đánh giá, giảm thiểu rủi ro ngay từ tuyến bảo vệ thứ nhất. VietinBank - Chi nhánh KCN Phú Tài chủ yếu thực hiện nhiệm vụ quản trị rủi ro tín dụng với vai trò là tuyến bảo vệ thứ nhất trong sơ đồ 3 tuyến bảo vệ của NHCT. Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin cùng với năng lực quản trị của NHCT, mô hình đang áp dụng tại NHCT là mô hình quản trị RRTD phân tán. Theo mô hình này, thẩm quyền quyết định cấp tín dụng, quản lý khoản vay, quản lý rủi ro và xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến khoản vay không hoàn toàn tập trung ở trụ sở chính mà phân tán đều ở các chi nhánh. Mỗi chi nhánh đều có mức thẩm quyền riêng và chỉ khi vượt mức thẩm quyền, chi nhánh mới trình lên trụ sở chính. Mô hình tuyến bảo vệ thứ nhất được xây dựng cụ thể ở chi nhánh như sau:

- Bộ phận phát triển kinh doanh bao gồm các phòng KHDN, phòng KHBL, bộ phận tín dụng tại các phòng giao dịch: trực tiếp làm việc với khách hàng; chủ động nhận diện, đo lường, thực hiện các quyết định tín dụng có rủi ro; đánh giá, kiểm soát, giám sát và đề xuất các biện pháp để giảm thiểu rủi ro tín dụng; thực hiện báo cáo quản lý RRTD định kỳ.

- Bộ phận Hỗ trợ tín dụng: thực hiện hỗ trợ tác nghiệp cho các phòng khách hàng; kiểm soát nội dung cấp tín dụng, nhận tài sản bảo đảm, giải ngân, đảm bảo tuân thủ các quy trình, quy định của NHCT.

- Bộ phận Tổng hợp: Nhận diện, kiểm soát và đề xuất các biện pháp giảm thiểu RRTD thuộc phạm vi quản lý tại đơn vị; theo dõi, đôn đốc và hỗ trợ các phòng khách hàng xử lý các khoản nợ có vấn đề; tổng hợp các báo cáo quản lý RRTD định kỳ; tham mưu, hỗ trợ ban giám đốc chi nhánh thực hiện quản trị RRTD tại đơn vị trên cơ sở tuân thủ các chính sách của NHCT.

Ngoài các bộ phận nêu trên chịu trách nhiệm thực hiện công tác quản lý RRTD tại chi nhánh với vai trò là tuyến bảo vệ thứ nhất. NHCT cũng xây dựng tuyến bảo vệ thứ hai gồm các bộ phận đảm nhiệm vai trò xây dựng, giám sát quá trình thực thi các chính sách quản lý RRTD; xây dựng các mô hình đánh giá, đo lường rủi ro; xây dựng và đề xuất các chỉ tiêu và hạn mức khẩu vị rủi ro, hạn mức kiểm soát rủi ro, hạn mức rủi ro toàn hàng, hạn mức rủi ro cấp khối; bên cạnh đó độc lập giám sát TBV1, thực hiện cảnh báo, kiểm soát, phòng ngừa và đề xuất biện pháp kiểm soát rủi ro cho TBV1. Tuyến bảo vệ thứ ba thuộc về ban kiểm soát, là bộ phận kiểm soát nội bộ, được thành lập và phân chia theo từng khu vực vùng miền để thực hiện các chức năng nhiệm vụ: kiểm soát, rà soát, đánh giá việc tuân thủ cơ chế, chính sách, quy định nội bộ về quản lý RRTD của tất cả Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, TBV1 và TBV2; qua đó đưa ra các đề xuất, kiến nghị về các tồn tại, hạn chế của quản trị RRTD toàn hàng.

2.2.4.2. Công tác nhận dạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh

Công tác nhận dạng rủi ro khi cho vay tại VietinBank - Chi nhánh KCN Phú Tài là khâu đầu tiên trong quy trình cấp tín dụng. Việc nhận diện rủi ro được thực

hiện ngay khi cán bộ quan hệ khách hàng (QHKH) tiếp xúc với khách hàng hoặc tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng. Cán bộ QHKH phải thu thập đầy đủ các thông tin cơ bản về khách hàng, người có liên quan, nguồn thu nhập để trả nợ, mục đích vay vốn của khách hàng nhằm nhận diện đầy đủ các rủi ro có thể gặp phải khi thiết lập quan hệ với khách hàng, đặc biệt là với các khách hàng mới quan hệ với chi nhánh. Mọi hình thức cấp tín dụng phải phù hợp với các tiêu chí cấp tín dụng hiện hành của NHCT.

VietinBank - Chi nhánh KCN Phú Tài khi tiếp nhận hồ sơ của khách hàng luôn chú trọng xem xét các tiêu chí trước khi cấp tín dụng bao gồm: hồ sơ pháp lý của khách hàng đầy đủ, hợp lệ; tình hình tài chính hiện tại; mục đích sử dụng vốn vay; thẩm định tài sản bảo đảm; kế hoạch trả nợ. Cán bộ QHKH là người trực tiếp đánh giá khách hàng và trình hồ sơ qua lãnh đạo phòng, lãnh đạo phòng cùng với cán bộ QHKH tiếp tục tái thẩm định khách hàng để thu thập thêm các thông tin còn thiếu để củng cố hồ sơ, sau đó ra quyết định cấp tín dụng hoặc trình lên cấp phê duyệt cao hơn.

Trên thực tế đây có thể xem là bước “hiểu biết khách hàng”, ngoài những tiêu chí xem xét nêu trên phần nhiều dựa vào quy định của NHCT, thì cũng yêu cầu cán bộ QHKH có sự hiểu biết nhất định về khách hàng của mình . Điều này phụ thuộc rất nhiều vào khả năng nhận biết của cán bộ cũng như mức độ trung thực của khách hàng. Do vậy, cán bộ QHKH cũng như ban lãnh đạo phối hợp cùng nhau trong việc trao đổi thông tin liên quan đến khách hàng, thu thập từ những nguồn thông tin khác nhau, đối chiếu thông tin, xử lý thông tin để đi đến quyết định cho vay hay là không.

2.2.4.3. Công tác đo lường rủi ro tín dụng tại chi nhánh

VietinBank - Chi nhánh KCN Phú Tài hiện đang sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (XHTDNB) để đo lượng RRTD đối với từng khách hàng. Hệ thống XHTDNB gồm các bộ chỉ tiêu, các quy trình chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng trên cơ sở đánh giá các yếu tố định tính và định lượng, thông qua hệ thống công nghệ thông tin xác định khả năng không trả được nợ tiềm ẩn của một khách

hàng để phân loại khách hàng đó vào hạng rủi ro phù hợp. Hệ thống chấm điểm XHTDNB chia đối tượng khách hàng thành ba phân khúc: khách hàng doanh nghiệp, định chế tài chính phi tổ chức tín dụng và khách hàng bán lẻ. Hệ thống chấm điểm xếp hạng khách hàng được thực hiện qua 06 bước :

- Xác định ngành kinh tế - Xác định quy mô.

- Xác định loại hình sở hữu khách hàng. - Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính. - Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính. - Tổng hợp điểm và xếp hạng.

Kết quả chấm điểm được xác định ngay lập tức, tham khảo phụ lục 01.

Hiện tại hệ thống XHTDNB còn nhiều bất cập, chưa thực sự hỗ trợ chi nhánh trong việc đánh giá khách hàng và ra quyết định cấp tín dụng. Vì vậy chi nhánh chỉ xem đây là công cụ tham khảo, kết quả chấm điểm này được chi nhánh sử dụng chủ yếu để phân loại điều kiện cho vay đối với khách hàng như: chính sách lãi suất, cho vay có tài sản bảo đảm hay không, mức cho vay,...

Bên cạnh hệ thống XHTDNB, chi nhánh còn tham khảo thêm xếp hạng đánh giá khách hàng qua tra cứu thông tin tín dụng trên trang Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC). Những thông tin về dư nợ hiện tại, nhóm nợ hiện tại, lịch sử nợ quá hạn, nợ xấu trên CIC,... được chi nhánh khai thác triệt để để đưa ra những quyết định phù hợp trước khi cho vay.

Ngoài phương pháp định lượng nêu trên, chi nhánh luôn chú trọng sử dụng phương pháp định tính trong khâu thẩm định khách hàng. Với vai trò là TBV1, chi nhánh chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ về hồ sơ đề xuất cấp tín dụng trước khi trình cấp phê duyệt. Kết quả thẩm định toàn bộ được thể hiện trong tờ trình cấp tín dụng, bao gồm các nội dung: Thẩm định về mặt pháp lý, thẩm định tình hoạt động sản xuất kinh doanh, thẩm định tình hình tài chính, thẩm định biện pháp bảo đảm tiền vay, thẩm định về các điều kiện và xu hướng ngành nghề của khách hàng. Hiện tại chi nhánh có hai nhóm khách hàng chính là khách hàng doanh nghiệp

và khách hàng bán lẻ, tùy vào tình hình thực tế của từng khách hàng và những quy định hiện hành của NHCT, chi nhánh tiến hành thẩm định cấp tín dụng.

2.2.4.4. Công tác theo dõi, kiểm soát rủi ro tín dụng tại chi nhánh

Sau khi thực hiện cấp tín dụng, chi nhánh thực hiện giám sát liên tục khách hàng và các khoản vay nhằm phát hiện các dấu hiệu cảnh báo sớm rủi ro hoặc có sự gia tăng mức độ rủi ro để có biện pháp ứng xử kịp thời. Trong quá trình giám sát, chi nhánh sử dụng hệ thống cảnh báo sớm EWS. Hệ thống EWS là công cụ cảnh báo rủi ro sớm được xây dựng bởi NHCT, hỗ trợ quy trình cấp, quản lý và theo dõi chất lượng các khoản vay của các khách hàng hiện có nhóm nợ là nhóm 1 tại chi nhánh. Công cụ cảnh báo sớm EWS không chỉ hỗ trợ chi nhánh quản trị rủi ro tín dụng từ cấp độ khách hàng riêng lẻ mà còn giúp chi nhánh có cái nhìn tổng thể hơn về toàn bộ danh mục tín dụng được phân loại nợ nhóm 1. EWS thực hiện thu thập các thông tin có sẵn của khách hàng trên hệ thống Core Sunshine VietinBank, tiến hành chiết xuất các khách hàng có những dấu hiệu rủi ro và gửi thông báo đến chi nhánh. Theo đó, chi nhánh phải thực hiện trả lời bảng câu hỏi mà hệ thống đưa ra, chủ yếu là câu hỏi điều tra về hoạt động kinh doanh hiện tại của khách hàng, hoạt động quản lý của doanh nghiệp, việc thực hiện cam kết của khách hàng tại các TCTD khác, các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến khách hàng và các thông tin bên ngoài khác. Dựa trên toàn bộ việc chấm điểm các chỉ tiêu chiết xuất của EWS và bảng trả lời câu hỏi điều tra, hệ thống sẽ tự phân loại mức độ cảnh báo sớm RRTD cho từng khách hàng như sau:

- Cảnh báo đỏ: Khách hàng có mức độ rủi ro cao, suy giảm khả năng trả nợ lớn, có nguy cơ chuyển nhóm nợ cao.

- Cảnh báo vàng: khách hàng có mức độ rủi ro trung bình, có khả năng chuyển nhóm nợ trong trong thời gian tới nếu không có biện pháp ứng xử kịp thời.

- Cảnh báo xanh: khách hàng được đánh giá chưa tiềm ẩn khả năng chuyển nhóm nợ trong thời gian tới, hiện thời đang gặp khó khăn tạm thời, không bắt buộc đề xuất và thực hiện các biện pháp ứng xử nhưng cần theo dõi, giám sát hơn.

Hệ thống EWS sẽ thực hiện gửi đánh giá hàng tháng để chi nhánh thường xuyên theo dõi, đánh giá tình hình khách hàng và danh mục tín dụng và đưa ra các biện pháp ứng xử phù hợp.

Ngoài ra sau khi thực hiện cho vay, cán bộ QHKH tại chi nhánh sẽ thực hiện đánh giá khách hàng định kỳ 3 tháng/lần, kiểm tra tình hình sử dụng vốn, tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng. Đối với các khách hàng được cảnh báo rủi ro sớm, chi nhánh sẽ thực hiện kiểm tra đột xuất nếu cần thiết. Chi nhánh cũng chủ động giám sát khách hàng, phát hiện sớm và báo cáo các khoản nợ tiềm ẩn rủi ro, chủ động quản lý tài sản bảo đảm, theo dõi lịch trả nợ, nhắc nhở khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ, báo cáo kịp thời cho các cấp có thẩm quyền khi khách hàng có nguy cơ không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ. Đối với các khoản nợ có vấn đề, nợ xấu đã phát sinh, phòng khách hàng và phòng tổng hợp chi nhánh phối hợp thực hiện công tác theo dõi và quản lý thường xuyên liên tục, bao gồm việc đưa ra các giải pháp, phương án thu hồi nợ tùy từng khoản vay khác nhau. Các bước kiểm tra khi cho vay được thực hiện như sau:

- Trước khi giải ngân, cán bộ QHKH phải kiểm tra chứng từ giải ngân, trực tiếp kiểm tra việc giao kết kinh tế trong hợp đồng mua bán, vật tư hàng hóa... và lập thành biên bản kiểm tra đối tượng giải ngân trước khi cho vay lưu kèm hồ sơ giải ngân.

- Cán bộ QHKH thực hiện kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng trong thời hạn tối đa là ba tháng đối với các khoản vay ngắn hạn và tối đa sáu tháng đối với khoản vay trung dài hạn sau khi giải ngân. Việc kiểm tra sau khi cho vay được thực hiện một lần hay nhiều lần tuỳ thuộc vào phương án vay, dự án đầu tư của khách hàng, bao gồm kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất.

- Cán bộ QHKH thường xuyên theo dõi nguồn thu của khách hàng, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng kế hoạch. Nhờ có sự hỗ trợ của công nghệ, khách hàng sẽ được hệ thống tự động nhắc nợ sớm 7 ngày trước khi khoản nợ gốc/lãi đến hạn và khách hàng phải thanh toán trong vòng 10 ngày kể từ ngày đến hạn. Việc chậm trễ vài ngày cũng sẽ làm ảnh hưởng đến khách hàng vì đây là chỉ tiêu mà hệ thống cảnh

báo sớm EWS thu thập để đưa ra cảnh báo. Vì vậy công tác nhắc nhở, theo dõi và thu hồi nợ là công tác đòi hỏi cán bộ QHKH phải luôn chú trọng thực hiện hàng ngày.

- Việc phân tích tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh và đánh giá lại tài sản bảo đảm: được thực hiện tối thiểu mỗi năm một lần.

Phòng hỗ trợ tín dụng chi nhánh thực hiện các công việc hỗ trợ các phòng khách hàng trong công tác theo dõi, kiểm soát RRTD. Phòng hỗ trợ tín dụng thực hiện kiểm soát tất cả các khoản vay có hạn mức từ 300 triệu đồng trở lên, kiểm soát chứng từ và việc bồi hoàn chứng từ giải ngân đúng và kịp thời, kiểm soát các nội dung liên quan đến tài sản bảo đảm, các nội dung liên quan đến thẩm quyền tín dụng, quy định cấp tín dụng, quy trình nhận bảo đảm, tỷ lệ cho vay trên tài sản bảo đảm, và các định hướng tín dụng theo từng thời kỳ mà NHCT đề ra nhằm hạn chế tối đa những sai sót có thể gặp phải trong quá trình cho vay.

Ngoài các phòng ban, bộ phận thực hiện công việc kiểm soát RRTD tại chi nhánh, NHCT còn bố trí một lớp kiểm soát ở tuyến bảo vệ thứ 3, đó là bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ của NHCT. Bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ (KTKSNB) được phân chia quản lý các chi nhánh theo từng khu vực cụ thể. Phòng KTKSNB khu vực sẽ thực hiện các khâu kiểm tra trong và sau khi cho vay tại chi nhánh theo định kỳ, kiểm tra đột xuất và kiểm tra theo chuyên đề. Hiện tại phòng KTKSNB khu vực luôn có các chuyên đề kiểm tra hàng tháng đối với các khách hàng vay vốn bất kỳ, khách hàng mới hoặc khách hàng có dư nợ lớn; kiểm tra đột xuất đối với các khách hàng chuyển nhóm nợ, khách hàng có thông tin bất lợi bên ngoài,... và kiểm tra chuyên đề theo yêu cầu của NHCT trong từng thời điểm. Chi

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGĂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CÔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM -CHI NHÁNH KHU CÔNG NGHIỆP PHÚ TÀI (Trang 70 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w