Nguyên tắc và mô hình quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGĂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CÔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM -CHI NHÁNH KHU CÔNG NGHIỆP PHÚ TÀI (Trang 34 - 36)

mại

1.3.3.1. Nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng

Các nguyên tắc về quản trị RRTD đã được Ủy ban Basel đề xuất với 17 nguyên tắc cơ bản, tập trung vào bốn nội dung sau:

- Thiết lập một môi trường tín dụng thích hợp:

+ Nguyên tắc 1: Phê duyệt và xem xét chiến lược RRTD theo định kỳ. Xem xét những vẫn đề như mức độ rủi ro có thể chấp nhận được, khả năng sinh lời.

+ Nguyên tắc 2: Thực hiện chiến lược chính sách tín dụng; xây dựng các chính sách tín dụng; xây dựng các quy trình thủ tục cho các khoản vay riêng lẻ và toàn bộ danh mục tín dụng nhằm xác định, đánh giá, quản lý, và kiểm soát RRTD.

+ Nguyên tắc 3: Xác định và quản trị RRTD trong tất cả các sản phẩm và các hoạt động. Đảm bảo rằng các sản phẩm và hoạt động mới đều trải qua đầy đủ các thủ tục, các quy trình kiểm soát thích hợp và được phê duyệt đầy đủ.

- Hoạt động theo một quy trình cấp tín dụng hợp lý:

+ Nguyên tắc 4: Tiêu chuẩn cấp tín dụng đầy đủ gồm có: Những hiểu biết về người vay, mục tiêu và cơ cấu tín dụng, nguồn thanh toán.

+ Nguyên tắc 5: Thiết lập hạn mức tín dụng (HMTD) tổng quát cho từng khách hàng riêng lẻ, nhóm những khách hàng vay có liên quan với nhau, trong và ngoài bảng cân đối kế toán.

+ Nguyên tắc 6: Có các quy trình rõ ràng được thiết lập cho việc phê duyệt các khoản tín dụng mới, gia hạn các khoản tín dụng hiện có.

+ Nguyên tắc 7: Việc cấp tín dụng cần phải dựa trên cơ sở giao dịch thương mại thông thường, quản lý chặt chẽ các khoản vay đối với các doanh nghiệp và cá nhân có liên quan, làm giảm bớt rủi ro cho vay đối với các bên có liên quan.

- Duy trì một quy trình quản lý, đánh giá và kiểm soát tín dụng có hiệu quả: + Nguyên tắc 8: Áp dụng quy trình quản lý tín dụng có hiệu quả và đầy đủ đối với các danh mục tín dụng.

+ Nguyên tắc 9: Có hệ thống kiểm soát đối với các điều kiện liên quan đến từng khoản tín dụng riêng lẻ, đánh giá tính đầy đủ của các khoản dự phòng rủi ro.

+ Nguyên tắc 10: Xây dựng và sử dụng hệ thống đánh giá rủi ro nội bộ. Hệ thống đánh giá cần phải nhất quán với các hoạt động của NHTM.

+ Nguyên tắc 11: Hệ thống thông tin và kỹ thuật phân tích giúp ban quản lý đánh giá RRTD cho các hoạt động trong và ngoài bảng cân đối kế toán, cung cấp thông tin về cơ cấu và thành phần danh mục tín dụng, bao gồm cả việc phát hiện các tập trung rủi ro.

+ Nguyên tắc 12: Có hệ thống nhằm kiểm soát đối với cơ cấu tổng thể của danh mục tín dụng, chất lượng danh mục tín dụng.

+ Nguyên tắc 13: Xem xét ảnh hưởng của những thay đổi về điều kiện kinh tế có thể xảy ra trong tương lai trong những tình trạng khó khăn khi đánh giá danh mục tín dụng.

- Đảm bảo quy trình kiểm soát đầy đủ đối với RRTD:

+ Nguyên tắc 14: Thiết lập hệ thống xem xét tín dụng độc lập và liên tục, và cần thông báo kết quả đánh giá cho Hội đồng quản trị (HĐQT)/ Hội đồng thành viên (HĐTV) và ban quản lý cấp cao.

+ Nguyên tắc 15: Quy trình cấp tín dụng cần phải được theo dõi đầy đủ, cụ thể: Việc cấp tín dụng phải tuân thủ với các tiêu chuẩn thận trọng, thiết lập và áp dụng kiểm soát nội bộ, những vi phạm về các chính sách, thủ tục và hạn mức tín dụng cần được báo cáo kịp thời.

+ Nguyên tắc 17: Có một hệ thống hữu hiệu để xác định, đo lường, theo dõi và kiểm soát RRTD như là một phần của cách tiếp cận tổng thể về quản lý rủi ro.

1.3.3.2. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng

Mô hình quản trị RRTD là hệ thống các mô hình bao gồm mô hình tổ chức quản trị rủi ro, mô hình đo lường rủi ro và mô hình kiểm soát rủi ro được xây dựng và vận hành một cách đầy đủ, toàn diện và liên tục.

Hiện tại các NHTM Việt Nam có hai mô hình quản trị RRTD: mô hình quản trị RRTD tập trung và mô hình quản trị RRTD phân tán.

- Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung:

Mô hình này có sự tách biệt một các độc lập giữa ba chức năng: quản trị rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp. Sự tách biệt giữa ba chức năng nhằm mục tiêu hàng đầu là giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất đồng thời phát huy tối đa kỹ năng chuyên môn của từng vị trí cán bộ.

Ưu điểm: Quản trị rủi ro có hệ thống trên quy mô toàn hàng, đảm bảo tính cạnh tranh lâu dài. Đồng thời mô hình cũng thiết lập và duy trì môi trường quản trị rủi ro đồng bộ, phù hợp với các quy trình quản lý gắn liền với hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực đo lường và giám sát rủi ro.

Nhược điểm: Đòi hỏi nhiều công sức, sự đầu tư, thời gian và đội ngũ cán bộ chuyên môn vững vàng.

- Mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán:

Mô hình này chưa có sự tách bạch giữa chức năng quản trị rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp. Trong đó bộ phận tín dụng của ngân hàng thực hiện toàn bộ ba chức năng và chịu trách nhiệm đối với tất cả những khâu thực hiện đó.

Ưu điểm: Mô hình gọn nhẹ, cơ cấu tổ chức đơn giản, thích hợp với ngân hàng có quy mô nhỏ.

Nhược điểm: Công việc tập trung một mối dễ dẫn đến thiếu chuyên môn sâu, rủi ro dễ phát sinh; việc quản lý hoạt động tín dụng đều theo phương thức từ xa dựa trên số liệu chi nhánh báo cáo hoặc quản lý gián tiếp thông qua chính sách tín dụng.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGĂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CÔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM -CHI NHÁNH KHU CÔNG NGHIỆP PHÚ TÀI (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w