Định hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGĂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CÔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM -CHI NHÁNH KHU CÔNG NGHIỆP PHÚ TÀI (Trang 93 - 94)

Việt Nam — Chi nhánh KCNPhú Tài giai đoạn 2021 — 2025

Chiến lược hoạt động kinh doanh thể hiện hướng phát triển tín dụng của Vietinbank - Chi nhánh KCN Phú Tài. Nội dung cơ bản của định hướng hoạt động phát triển tín dụng bao gồm:

- Xác định các mục tiêu tổng quát về tổng dư nợ, cơ cấu khách hàng, lĩnh vực đầu tư, thời hạn, loại tiền cho vay theo định hướng chiến lược của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trong từng thời kỳ.

- Xác định các biện pháp và nguồn lực cần phải thực hiện để đạt được mục tiêu đề ra. Những giải pháp trong chiến lược tín dụng thường có phạm vi lớn, dài hạn và có ảnh hưởng đáng kể đến hướng phát triển của ngân hàng nói chung.

Về chỉ tiêu kế hoạch 5 năm tiếp theo, VietinBank - Chi nhánh KCN Phú Tài tiếp tục bám sát các chỉ tiêu kế hoạch do HĐQT NHCT giao nhằm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và hướng tới phát triển an toàn, bền vững.

Một số chỉ tiêu trọng yếu:

- Dư nợ cho vay nền kinh tế: tốc độ tăng trưởng trung bình đạt từ 10 - 15%, phấn đấu đến 2025 đạt trên 10.000 tỷ dư nợ.

- Nguồn vốn huy động: tốc độ tăng trưởng trung bình từ 5 - 10%; phấn đấu đến 2025 đạt trên 3.000 tỷ đồng vốn huy động.

- Thu thuần từ dịch vụ ngân hàng: giữ vững tốc độ tăng trưởng trên 30%.

- Thu hồi nợ xử lý rủi ro: phấn đấu thu hồi nợ xử lý rủi ro trung bình từ 10 tỷ/năm.

- Tổng lợi nhuận: Giữ vững tốc độ tăng trưởng 30%, phấn đấu đến năm 2025 đạt trên 400 tỷ lợi nhuận/năm.

Một số nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp:

- Đối với hoạt động huy động vốn: tập trung tiếp cận và khai thác các đối tượng và khu vực sau:

+ Các KHDN , nhóm KHDN hoạt động sản xuất theo thời vụ có tiền nhàn rỗi tạm thời.

+ KHDN có hoạt động bảo lãnh, thanh toán trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, xây dựng cơ bản.

+ Khách hàng là các đoàn thể, cơ quan, trường học, các đơn vị tổ chức đấu giá, các dự án xây dựng nhà ở chung cư,...

+ Vẫn chú trọng nguồn tiền gửi từ dân cư, khu vực dân cư đông đúc ven thành phố, thị xã, thị trấn trong tỉnh.

+ Tiếp cận các dự án đền bù giải phóng mặt bằng, thu tiền đấu giá đất.

- Đối với hoạt động cho vay: Chủ động tìm kiếm khách hàng mới, chăm sóc và duy trì khách hàng cũ.

+ Đối với KHDN: tìm kiếm khách hàng có tiềm lực tài chính tốt, phương án dự án sản xuất kinh doanh có hiệu quả để cho vay. Đẩy mạnh tìm kiếm khách hàng hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, xây dựng cơ bản, chế biến thức ăn chăn nuôi,... Chủ động đón các nhà đầu tư, chủ dự án tại các khu công nghiệp với các ngành nghề như chế biến gỗ, đá granite, may mặc,...Chủ động phối hợp cho vay liên chi nhánh trong hệ thống NHCT.

+ Đối với KHBL: Chú trọng phát triển cho vay ở khu vực đông dân cư ở địa bàn các huyện, khu vực kinh tế tập trung ở vùng nông thôn, đối tượng phục vụ là các hộ cá nhân sản xuất kinh doanh buôn bán lớn, các trang trại, làng nghề truyền thống,...

3.1.3. Định hướng đối với công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCPCông thương Việt Nam — Chi nhánh KCN Phú Tài giai đoạn 2021 — 2025

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGĂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CÔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM -CHI NHÁNH KHU CÔNG NGHIỆP PHÚ TÀI (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w