Khái niệm về quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGĂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CÔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM -CHI NHÁNH KHU CÔNG NGHIỆP PHÚ TÀI (Trang 33)

Trong lĩnh vực kinh doanh của NHTM, khái niệm quản trị RRTD được các nhà kinh tế học, các tổ chức tài chính, ngân hàng đưa ra theo nhiều cách tiếp cận khác nhau, có thể kể đến một số khái niệm điển hình:

Theo Nguyễn Minh Kiều (2012): “Quản trị RRTD là quá trình xây dựng và thực hiện chính sách, công cụ nhằm nhận diện, ngăn chặn, giảm thiểu rủi ro tín dụng và xử lý hậu quả khi xảy ra rủi ro.”

Theo Tổ chức Moody’s Analytics: “Quản trị RRTD là một quá trình thực hiện các biện pháp giảm tổn thất bằng cách hiểu một cách đầy đủ về vốn và dự phòng rủi ro tín dụng trong một khoảng thời gian nhất định.” Với quan điểm này thì quản trị RRTD thực chất là việc nhà quản trị có những biện pháp để quản lý vốn và dự phòng cho RRTD.

Theo Ủy ban Basel: “Quản trị RRTD là việc thực hiện các biện pháp tối đa hóa tỷ suất sinh lời điều chỉnh theo RRTD bằng cách duy trì số dư tín dụng trong phạm vi các tham số cho phép.” Khái niệm về quản trị RRTD của Ủy ban Basel đã làm rõ được vấn đề đó là mục đích của quản trị RRTD là tối đa há lợi nhuận dựa trên cơ sở đảm bảo tổn thất do RRTD gây ra nằm trong giới hạn mà ngân hàng có thể chấp nhận được.

Như vậy có thể thấy, khái niệm quản trị RRTD có nhiều cách tiếp cận khác nhau, nhưng bản chất về cơ bản đều giống nhau, ta có thể diễn giải như sau: “Quản trị rủi ro tín dụng là toàn bộ quá trình nhận diện, đo lường, đánh giá, kiểm soát, giám sát và xử lý rủi ro tín dụng nhằm tối đa hóa lợi nhuận trong phạm vi rủi ro chấp nhận được của ngân hàng.”

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGĂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CÔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM -CHI NHÁNH KHU CÔNG NGHIỆP PHÚ TÀI (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w