Kiến nghị đối với cơ quan Nhà nước

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGĂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CÔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM -CHI NHÁNH KHU CÔNG NGHIỆP PHÚ TÀI (Trang 100 - 102)

Thứ nhất, Nhà nước cần tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định.

Sự ổn định nền kinh tế vĩ mô ảnh hưởng trực tiếp đến mọi chủ thể của nền kinh tế. Hệ thống NHTM được ví như những “huyết mạch” của nền kinh tế và có sự liên quan chặt chẽ với nhau. Một nền kinh tế ổn định tạo điều kiện cho hoạt động ngân hàng thuận lợi, ngược lại hệ thống ngân hàng hoạt động hiệu quả sẽ làm cho nền kinh tế ngày càng ổn định và phát triển. Sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô tạo điều tốt cho sự phát triển của các doanh nghiệp, tổ chức, giảm thiểu rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của các chủ thể kinh tế.

Thứ hai, cần tạo môi trường pháp lý đồng bộ cho hoạt động của ngân hàng.

Khung pháp lý trong thời gian vừa qua đã được tạo lập tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Do đó Nhà nước cần hoàn thiện các văn bản pháp luật tạo điều kiện cho hoạt động của ngân hàng. Tiếp tục hoàn thiện, sửa đổi, ban hành các bộ luật, văn bản dưới luật có liên quan đến hoạt động kinh tế nói chung, đến hoạt động các ngân hàng nói riêng, tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động của doanh nghiệp

và các NHTM đi đúng giới hạn cho phép và phân rõ trách nhiệm của người đi vay và người cho vay trong quan hệ tín dụng.

Thứ ba, hoàn thiện cơ sở hạ tầng về hệ thống thông tin kinh tế.

Hiện tại, RRTD xảy ra phần lớn do sự bất cân xứng về thông tin. Hệ thống các thông tin do khách hàng cung cấp vẫn chưa đảm bảo tính khách quan và chính xác. Do đó, Nhà nước cần đưa ra một số biện pháp thiết thực nhằm hoàn thiện hệ thống thông tin, kiểm toán, kế toán phù hợp với chuẩn mực quốc tế, nâng cao tính minh bạch của các thông tin do doanh nghiệp cung cấp. Thêm vào đó, Nhà nước cần có chính sách phù hợp để công khai hóa các thông tin về giao dịch bất động sản. Điều này sẽ hỗ trợ cho ngân hàng trong công tác định giá tài sản; định giá chính xác tài sản sẽ tránh được những rủi ro sụt giảm giá khi phát mại tài sản bảo đảm.

Thứ tư, sự thay đổi các chính sách của Nhà nước cần được công bố rõ ràng và có thời gian cần thiết để chuyển đổi.

Mọi tổ chức kinh tế, cá nhân đều hoạt động trong một môi trường kinh tế, xã hội. Khi có bất kỳ sự thay đổi nào về chính sách kinh tế, xã hội của Nhà nước đều tác động đến hoạt động của các tổ chức, cá nhân và các kế hoạch phát triển trong tương lai. Trong thời điểm nhạy cảm do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Nhà nước cần phải có chính sách hỗ trợ kinh tế rõ ràng, thực hiện một cách có hệ thống, đảm bảo nguồn hỗ trợ được nhân dân và các doanh nghiệp tiếp nhận kịp thời. Việc giao thương cũng cần những chính sách linh hoạt, thông suốt. Các ngành kinh tế bị ảnh hưởng cần có những chính sách cụ thể để khôi phục hoạt động sản xuất, khôi phục chuỗi cung ứng thị trường trong và ngoài nước,... Bất kỳ sự thay đổi nào trong chính sách kinh tế, xã hội của Nhà nước cần công bố công khai các nội dung dự kiến thay đổi và có một khoảng thời gian cần thiết nhất định để các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực liên quan chuyển đổi hoạt động cho phù hợp hoặc Nhà nước phải có biện pháp hỗ trợ cho những thiệt hại do sự thay đổi trong chính sách của Nhà nước.

Thứ năm, Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật

chấp liên quan đến tài sản, ... Phân luồng rõ ràng chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan ban ngành và đề nghị sự hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời, chính xác các vướng mắc liên quan đến công tác xử lý nợ, xử lý tài sản bảo đảm tại các NHTM, tránh để thời gian thi hành án, kiện tụng kéo dài, gây lãng phí cho các bên liên quan.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGĂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CÔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM -CHI NHÁNH KHU CÔNG NGHIỆP PHÚ TÀI (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w