Tổ chức lập báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính

Một phần của tài liệu 1613 tổ chức công tác kế toán tại CTY CP med aid công minh luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 44)

1.2.5.1. TỔ chức lập Báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính được lập theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán dùng để tổng hợp, thuyết minh về tình hình kinh tế, tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Hiện nay, tùy theo đặc điểm kinh doanh, doanh nghiệp lựa chọn áp dụng báo cáo tài chính theo một trong hai chế độ kế toán sau:

Thứ nhất: Các doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 phải lập các báo cáo tài chính năm gồm :

(1) Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B 01 - DN)

(2) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B 02- DN) (3) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B 03- DN)

(4) Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B 09- DN)

Theo thông tư này, Bảng cân đối kế toán và Thuyết minh báo cáo tài chính được trình bày theo mẫu riêng áp dụng cho doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục và doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động không liên tục.

Thứ hai: Các doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26/08/2016 phải lập các báo cáo tài chính năm gồm :

(1) Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B 01a - DNN)

(2) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B 02- DNN) (3) Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B 09- DNN)

Tùy theo đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý, doanh nghiệp có thể lựa chọn lập Báo cáo tình hình tài chính theo Mẫu số B01b - DNN thay cho Mẫu số B01a - DNN.

Báo cáo tài chính gửi cho cơ quan thuế phải lập và gửi thêm Bảng cân đối tài khoản (Mẫu số F01 - DNN).

Doanh nghiệp phải chấp hành đúng quy định về các mẫu biểu, nội dung, phương pháp tính toán, trình bày, thời gian lập và nộp báo cáo tài chính theo quy định của Chuẩn mực và các chế độ kế toán hiện hành.

Doanh nghiệp được bổ sung, cụ thể hoá: Báo cáo kế toán quản trị, bổ sung các chỉ tiêu cần giải thích trong bảng thuyết minh báo cáo tài chính, chuyển đổi báo cáo tài chính theo mẫu của công ty mẹ,...

1.2.5.2. Tổ chức thực hiện nộp và công khai báo cáo tài chính

Doanh nghiệp phải tổ chức thực hiện nộp báo cáo tài chính (BCTC) cho các cơ quan quản lý nhà nước theo thời hạn quy định.

Doanh nghiệp phải lựa chọn hình thức công khai BCTC và tổ chức thực hiện công khai báo cáo tài chính theo năm chế độ quy định.

Doanh nghiệp có các đơn vị kế toán cấp cơ sở khi công khai báo BCTC tổng hợp hoặc BCTC hợp nhất phải công khai cả BCTC của các đơn vị kế toán cấp cơ sở và BCTC của các công ty con.

Khi thực hiện công khai BCTC, doanh nghiệp phải công khai theo các nội dung sau: Tình hình tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu; kết quả hoạt động kinh doanh; trích lập và xử lý các quỹ; thu nhập của người lao động.

BCTC của doanh nghiệp đã được kiểm toán khi công khai phải kèm theo kết luận của tổ chức kiểm toán.

Doanh nghiệp có thể tổ chức công khai BCTC theo các hình thức sau: (1) Phát hành ấn phẩm

(2) Thông báo bằng văn bản (3) Niêm yết hoặc

(4) Các hình thức khác theo quy định của pháp luật

1.5.2.3. Tổ chức phân tích báo cáo tài chính

BCTC là nguồn thông tin chủ yếu và quan trọng cung cấp cho quản trị tài chính, phục vụ các loại quyết định quản trị tài chính của nhà quản trị doanh nghiệp.

- Tổ chức lập kế hoạch phân tích: Đây là khâu đầu tiên có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công tác phân tích. Lập kế hoạch phân tích bao gồm việc xác định mục tiêu, chương trình phân tích, nội dung phân tích, phạm vi phân tích, thời gian thực hiện và những thông tin cần thiết cho việc thực hiện các chỉ tiêu phân tích.

- Tổ chức thực hiện công tác phân tích: Là khâu triển khai kế hoạch phân tích đã đề ra. Khâu này gồm việc thu thập nguồn tài liệu, lựa chọn, tính toán các chỉ tiêu phân tích, xác định nguyên nhân và nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích. - Tổ chức báo cáo kết quả phân tích: Đây là khâu cuối cùng của phân tích

BCTC. Trên cơ sở các tính toán, phân tích, đưa ra các dự báo, nhà phân tích phải nêu nguyên nhân và trình bày kiến nghị, giúp nhà quản lý có cơ sở tin cậy cho việc ra quyết định điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh.

1.2.6. Tổ chức công tác kiểm tra kế toán

Kiểm tra kế toán là một nội dung quan trọng của tổ chức kế toán nhằm đảm bảo cho công tác kế toán thực hiện đúng yêu cầu, nhiệm vụ, chức năng trong công tác quản lý để cung cấp cho đối tượng sử dụng những thông tin trung thực, minh bạch, công khai, đúng chế độ, chính sách do Nhà nước quy định, cần phải thường xuyên tiến hành kiểm tra công tác kế toán trong nội bộ doanh nghiệp theo đúng nội dung, phương pháp kiểm tra.

Nội dung công tác kiểm tra kế toán bao gồm: - Kiểm tra việc thực hiện các nội dung công tác kế toán; - Kiểm tra việc tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán; - Kiểm tra việc tổ chức quản lý và hoạt động nghề nghiệp kế toán; - Kiểm tra việc chấp hành các quy định khác của pháp luật về kế toán.

Công tác kiểm tra kế toán trong nội bộ doanh nghiệp do Giám đốc và Kế toán trưởng chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo. Việc kiểm tra có thể được tiến hành với tất cả các nội dung và từng nội dung riêng biệt, cần thực hiện theo đúng chế độ. Tùy theo yêu cầu mà có thể kiểm tra thường xuyên, định kỳ, thí điểm, toàn diện hay bất thường.

chiếu số liệu giữa chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo kế toán với nhau, giữa số

liệu của doanh nghiệp với các doanh nghiệp có liên quan.

Căn cứ kiểm tra là các chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo kế toán và chế độ, chính sách quản lý kinh tế, tài chính, chế độ, thể lệ kế toán cũng như số liệu kế toán của các đơn vị liên quan.

Trình tự kiểm tra: Kiểm tra kế toán có thể tiến hành tuần tự từ kiểm tra chứng từ ban đầu, đối chiếu với số liệu trên chứng từ kế toán với sổ kế toán chi tiết, sổ tổng hợp, báo cáo kế toán hoặc theo trình tự ngược lại từ báo cáo tài chính, sau đến sổ và cuối cùng là chứng từ.

Kiểm tra kế toán có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý, công tác kế toán doanh nghiệp nhằm phát hiện, ngăn ngừa những hiện tượng vi phạm chính sách, chế độ quản lý và kế toán. Qua kiểm tra, đề xuất các biện pháp khắc phục những sai sót trong hạch toán kế toán và tổ chức hoạt động kinh doanh.

1.2.7. Tổ chức bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán

Sổ kế toán và các tài liệu, chứng từ kế toán được bảo quản và lưu trữ theo pháp luật. Kết thúc quá trình ghi sổ, khóa sổ kế toán, sổ kế toán được đưa vào lưu trữ theo quy định lưu trữ tài liệu kế toán tương tự như lưu trữ chứng từ kế toán.

Doanh nghiệp phải xây dựng được quy trình ghi chép, xử lý, sử dụng và lưu giữ sổ các loại ở từng khâu, từng nơi, từng bộ phận, từng cá nhân,.. .gắn với trách nhiệm của từng người. Ngoài ra, doanh nghiệp phải phân loại, sắp xếp sổ thuộc từng loại; sắp xếp theo thứ tự thời gian phát sinh theo mỗi niên độ kế toán, bảo đảm hợp lý, dễ tra cứu, sử dụng khi cần thiết. Việc bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán tại đơn vị phải tuân thủ các yêu cầu:

Một là, tài liệu kế toán phải được đơn vị bảo quản đầy đủ, an toàn trong quá trình sử dụng và lưu trữ;

Hai là, tài liệu kế toán lưu trữ phải là bản chính. Trường hợp tài liệu kế toán bị tạm giữ, bị tịch thu thì phải có biên bản kèm theo bản sao chụp có xác nhận;

Ba là, tài liệu kế toán phải đưa vào lưu trữ trong thời hạn mười hai tháng, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm hoặc kết thúc công việc kế toán;

tài liệu kế toán;

Năm là, tài liệu kế toán phải được lưu trữ theo thời hạn: tối thiểu năm năm đối với tài liệu kế toán dùng cho quản lý; tối thiểu mười năm đối với chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính; lưu trữ vĩnh viễn đối với tài liệu kế toán có tính sử liệu, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng. Chính phủ quy định cụ thể từng loại tài liệu kế toán phải lưu trữ, thời hạn lưu trữ, thời điểm tính thời hạn lưu trữ.

1.2.8. Tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán

Khoa học công nghệ thông tin, khoa học quản lý nói chung đang ngày càng phát triển cao. Việc thu nhận, cung cấp thông tin theo cách thủ công hay phương tiện máy tính giản đơn trong kế toán không còn phù hợp, điều đó đã thay thế bằng công nghệ máy vi tính hiện đại, công nghệ vi điện tử,... cho phép ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào công tác kế toán trong việc thu nhận, xử lý, tính toán, lưu trữ, tìm kiếm và cung cấp thông tin.

Nội dung tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán:

- Trang bị và lắp đặt hệ thống máy tính (phần cứng), bao gồm trang thiết bị lắp đặt máy tính, các thiết bị ngoại vi, thiết kế hệ thống mạng,...

- Lựa chọn và cài đặt phần mềm cần thiết, bao gồm phần mềm hệ điều hành, quản trị cơ sở dữ liệu, phần mềm chương trình kế toán,...

- Xây dựng hệ thống danh mục các đối tượng và tổ chức mã hóa đối tượng quản lý.

- Tổ chức bố trí, sắp xếp phân công cán bộ kế toán phù hợp, phân quyền cập nhật, khai thác thông tin.

- Tổ chức quản trị người dùng và bảo mật thông tin kế toán.

Tổ chức quản trị người dùng thông qua việc phân quyền thực hiện truy cập cũng như khai thác trên hệ thống, cá nhân được phân quyền chỉ được phép thực hiện công việc trong phạm vi phân quyền. Sử dụng các biện pháp mang tính kỹ thuật: các bức tường lửa và hệ thống chống virus nhằm đảm bảo an toàn dữ liệu cũng như bảo mật thông tin. Thiết lập được một quy trình cung cấp thông tin kế toán, công bố thông tin căn cứ theo quy định của pháp luật và doanh nghiệp.

Ket luận chương 1

Trong chương 1, luận văn đã trình bày làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp, làm rõ từng nội dung tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp. Từ đó làm cơ sở để tiến hành nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần Med-Aid Công Minh ở chương 2 và chương 3 của luận văn.

J______ 1 8

2_____ Tổng nợ phải trả_________________ 126.048.940.742Chương 29 114.827.543.51

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MED-AID CÔNG MINH

2.1. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNGTY CỔ PHẦN MED-AID CÔNG MINH TY CỔ PHẦN MED-AID CÔNG MINH

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Med-AidCông Minh Công Minh

Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Med-Aid Công Minh Tên tiếng Anh: Med-Aid Cong Minh Incorporation. Tên Công ty viết tắt: MCM.,INC

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cổ phần số 0104256969 do Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 17/11/2009.

Trụ sở Công ty: Số 2, Nguyễn Thị Định, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại/Fax: 0243.5190812/0243.5190810 Website: www.dieutriungthu.com

Người đại diện Pháp luật: Ông Vũ Trung Thuận - Chức vụ: Tổng Giám đốc Vốn điều lệ: 24.873.280.OOOđ (Hai mươi bốn tỉ, tám trăm bảy ba triệu, hai trăm tám mươi nghìn đồng').

Ngành nghề kinh doanh: Đầu tư trong lĩnh vực y tế

Công ty CP Med-Aid Công Minh được thành lập từ năm 2009 trên cơ sở hợp tác của Công ty Tài chính Cổ phần Xi măng và Công ty Cổ phần Thiết bị Y tế Ung thư với mục tiêu ban đầu là hợp tác xã hội hóa với các Bệnh viện công trong nước để thành lập và phát triển chuỗi các Trung tâm Ung bướu kỹ thuật công nghệ cao. Tuy nhiên, do ra đời trong thời kỳ thị trường tài chính Việt Nam có những biến động lớn ngoài dự đoán đồng thời với đặc thù thị trường y tế, nên đến thời điểm hiện tại Công ty CP Med-Aid Công Minh (Công ty MCM) chỉ xây dựng và tập trung phát triển Trung tâm Ung bướu và Y học hạt nhân-Bệnh viện 115.

Một số nét khái quát về Dự án Trung tâm Ung bướu và Y học hạt nhân- Bệnh viện 115 như sau:

- Là Dự án xã hội hoá hợp tác giữa Công ty MCM và Bệnh viện Nhân dân 115 (BVND115) với tổng số vốn đầu tư trên 129 tỉ đồng. Trong đó, toàn bộ vốn do Công ty MCM đầu tư và thu hồi dần thông qua khấu hao, BVND115 đóng góp lực lượng nhân sự. Trung tâm được xây dựng trên khuôn viên đất Bệnh viện. BVND115 là đầu mối hạch toán doanh thu, chi phí, nộp thuế cho Nhà nước và phân chia cho các bên theo lợi nhuận sau thuế.

- Là đơn vị đầu tiên tại Tp.HCM cung cấp Qui trình khép kín từ chẩn đoán đến điều trị Ung Thư với hệ thống trang thiết bị hiện đại như máy Gia tốc tuyến tính, hệ thống Gamma Knife, CT-SIM, PET-CT, MRI,...

- Doanh thu khám và điều trị qua các năm tại Trung tâm (Bảng 2.1):

(Đơn vị tính: tỉ đồng)

(Nguồn: Báo cáo quản trị Công ty Cổ phần Med-Aid Công Minh)

Bảng 2.1: Tổng hợp Doanh thu của Dự án Trung tâm Ung bướu và Yhọc hạt nhân từ năm 2011 đến 2017

Một số chỉ tiêu kinh tế của Công ty CP Med-Aid Công Minh năm 2016-2017 như sau (Bảng 2.2):

_5___Doanh thu hoạt động tài chính______ 1.556.784.582 5 16.656.394.07 _6____ Lợi nhuận trước thuế_____________ 3) (17.747.790.31 0 5.024.111.36 7____ Lợi nhuận sau thuế_______________ 3) (17.747.790.31 0 5.024.111.36

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Côngty Cổ phần Med-Aid Công Minh ty Cổ phần Med-Aid Công Minh

2.1.2.1. Cơ cấu tổ ch ức công ty:

Mô hình tổ chức bộ máy được xác lập là mô hình trực tuyến chức năng, bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Ban kiểm soát, Hội đồng quản trị (đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng Quản trị), Tổng Giám đốc điều hành và 03 phòng ban/đơn vị công ty.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty MCM (Sơ đồ 2.1).

Ghi chú: ---► Quan hệ trực tuyến ---Quan hệ chức năng

Trong đó, chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận, phòng ban như sau:

Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty, có nhiệm vụ thông qua các mục tiêu chiến lược, báo cáo tài chính hàng năm, thông qua ngân sách hàng năm, quyết định lựa chọn công ty kiểm toán độc lập hàng năm; Thực hiện họp thường niên hàng năm, ngoài ra có thể họp bất thường theo yêu cầu công việc.

Ban kiểm soát: Ban kiểm soát thực hiện giám sát Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty; chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị quyết định các mục tiêu phát triển trung và dài hạn, kiểm soát các mục tiêu hoạt động kinh doanh hàng quý/năm.

Đứng đầu Hội đồng quản trị là Chủ tịch Hội đồng Quản trị. Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu Công ty, thực hiện một số quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu tại Công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu Công ty về thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

Một phần của tài liệu 1613 tổ chức công tác kế toán tại CTY CP med aid công minh luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w