a. Kiểm tra, kiểm soát quá trình xét duyệt cho vay
- Kiểm soát thủ tục đề nghị vay vốn nhằm đảm bảo rằng mọi hồ sơ đề nghị vay vốn của khách hàng đều được cấp thẩm quyền theo dõi chặt chẽ để ghi nhận và phân công cho nhân viên tín dụng hoặc nhóm thẩm định thích hợp thực hiện thẩm định khoản vay.
- Kiểm soát việc thực hiện tiêu chuẩn cho vay nhằm đảm bảo rằng việc đề xuất cho vay tuan theo đúng các tiêu chuẩn về điều kiện cấp tín dụng.
- Kiểm soát việc thực hiện phân tích thông tin tín dụng nhằm đảm bảo thông tin tín dụng được trình bày trung thực, chính xác và được phân tích khách quan, cẩn trọng để làm cơ sở cấp xét duyệt ra quyết định cho vay như: Phân tích đánh giá tư cách pháp ký của khách hàng nhằm xem xét khách hàng có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp lý để ký kết HĐTD không; thu thập thông tin về lịch sử hoạt động kinh doanh, quá trình thanh toán của khách hàng trước đây, thiện chí của khách hàng trong việc sử dụng và trả nợ vốn vay nếu có; Xem xét thu nhập, các khoản phải trả, phải thu và hàng tồn kho để đánh giá khả năng trả nợ vay ngân hàng của khách hàng.
- Kiểm soát việc HĐTD có được ký kết một cách đúng đắn và hợp lệ không. Một hợp đồng hợp lệ phải tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn theo kế hoạch và trả nợ thuận lợi, phải bảo vệ được quyền lợi của ngân hàng bằng cách quy định những điều khoản giới hạn hoạt động của người vay, nếu các hoạt động này đe dọa đến khả năng thu hồi vốn của ngân hàng.
- Kiểm soát kết quả định giá tài sản đảm bảo và xem xét tính hợp lệ của hồ sơ tài sản bảo đảm nhằm bảo đảm rằng việc định giá đã được tiến hành trên cơ sở các căn cứ định giá do Ngân hàng đề ra và tài sản bảo đảm đủ tiêu chuẩn nhận thế chấp, cầm cố, bảo lãnh.
- Kiểm soát thực hiện quyền phán quyết tín dụng nhằm đảm bảo việc xét duyệt cấp tín dụng là đúng thẩm quyền và nằm trong hạn mức xét duyệt đã đuợc phê chuẩn bởi cấp điều hành cao nhất của ngân hàng.
- Kiểm soát việc thực hiện các thủ tục pháp lý đối với tài sản bảo đảm và HĐTD nhằm đảm bảo rằng các thủ tục pháp lý cần thiết đã đuợc tiến hành đầy đủ và không có cơ sở nào về mặt pháp lý có thể ảnh huởng rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
- Kiểm soát việc thực hiện hạn mức tín dụng đã đuợc duyệt nhằm đảm bảo
rằng việc giải ngân là hợp lệ vì nằm trong hạn mức tín dụng đã đuợc duyệt và phù
hợp với các điều kiện giải ngân đã xác định khi xét duyệt cấp tín dụng.
- Kiểm soát cách thức và điều kiện giải ngân, ghi chép sổ sách và lập báo
cáo kế toán liên quan.
b. Kiểm tra, Kiểm soát quá trình giải ngân
Ở giai đoạn này kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hơp lệ của hồ sơ khách hàng, hồ sơ vay vốn, hồ sơ bảo đảm tiền vay và các yếu tố chứng từ; kiểm tra sự khớp đúng giữa các yếu tố trong hồ sơ vay vốn, chứng minh thu và người vay, giữa người nhận tiền và người có tên trên Giấy đề nghị vay vốn, chữ ký của người nhận tiền và chữ ký trên hồ sơ vay vốn.
Ngoài ra cần kiểm tra hình thức và nội dung chứng từ chứng minh mục đích sử vốn vay phải phù hợp với mục đích vay vốn trên HĐTD, kiểm soát việc ghi chép sổ sách và lập các báo cáo liên quan.
c. Kiểm tra, Kiểm tra quá trình giám sát sau khi giải ngân
- Kiểm soát quá trình giám sát việc tuân thủ các cam kết trọng HĐTD: về sử dụng vốn vay, về than toán nợ gốc và lãi.
vay và việc ghi nhận kết quả thẩm tra trong các biên bản kiểm tra nhằm bảo đảm rằng thủ tục kiểm tra, giám sát sau cho vay đã được thực hiện đầy đủ.
- Kiểm soát việc tập hợp các báo cáo về vốn và lãi vay quá hạn nhằm đảm bảo rằng các báo cáo về vốn và lãi vay quá hnaj, chậm thanh toán được cung cấp đầy đủ kịp thời cho các cấp có thẩm quyền và nhà quản trị cấp cao nhất để có những biện pháp ứng phó thích hợp. Đây là yếu tố thuộc về thông tin và truyền thông trong hệ thống kiểm soát nội bộ. Để đạt được điều này, yêu cầu ngân hàng phải có hệ thống thông tin kế toán hiệu quả, kịp thời và hệ thống kiểm soát trong môi trường xử lý thông tin máy tính hữu hiệu.
- Kiểm soát số liệu báo cáo tín dụng nhằm bảo đảm tính chính xác và thời gian cung cấp kịp thời cho nhà quản lý để phục vụ cho việc phân tích, giám sát danh mục tín dụng.
- Kiểm soát quá trình thu hồi nợ xấu và đánh giá khả năng thu hồi của các khoản nợ xấu để quyết định mức trích lập dự phòng thích hợp.
1.3. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VÀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CÔNGTÁC KIỂM TRA KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN