Cácchỉ tiêu đánh giá an toàn tín dụng của NHTM

Một phần của tài liệu 124 đảm bảo an toàn tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn thanh hóa thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 25 - 27)

5. Kết cấu luận văn

1.2. Bảo đảm an toàn trong hoạt động tín dụng của NHTM

1.2.2. Cácchỉ tiêu đánh giá an toàn tín dụng của NHTM

1.2.2.1. Chỉ tiêu định tính

a. Bảo đảm tuân thủ nguyên tắc cho vay: Tuân thủ quy chế cho vay theo quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN1 ngày 31/12/2001 và Quyết định 127/2005/QĐ/NHNN ngày 03/02/2005 của Thống đốc NHNN về sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định 1627, bảo đảm việc sử dụng tiền vay đúng mục đích, hiệu quả kinh tế, người vay trả nợ đúng hạn, đầy đủ cả gốc và lãi.

b. Bảo đảm thực hiện đúng các chính sách của Nhà nước trong công tác huy động vốn, cho vay.

c. Mức độ phối hợp với các cơ quan chức năng để thực hiện công tác cho vay như: Sở địa chính, công chứng Nhà nước, Cục đăng ký quốc gia về giao dịch bảo đảm, Uỷ ban nhân dân các quận huyện.

d. Bảo đảm được uy tín của ngân hàng với khách hàng gắn liền với thương hiệu và chất lượng dịch vụ.

Ý nghĩa: Các chỉ tiêu định tính cho thấy mức độ chấp hành các chế độ của Nhà nước trong hoạt động ngân hàng cũng như thấy được uy tín của ngân hàng trong hệ thống cũng như trong xã hội.

1.2.2.2. Chỉ tiêu định lượng

Theo Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn của TCTD; Thông tư 19/2010/TT-NHNN ngày 27/09/2010 và Thông tư 22/2011/TT-NHNN ngày 30/08/2011 sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 13, các TCTD hoạt động tại Việt Nam phải duy trì các tỷ lệ

bảo đảm an toàn sau đây: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu; giới hạn tín dụng; tỷ lệ khả năng chi trả; giới hạn góp vốn, mua cổ phần và tỉ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động.

Song vì Ngân hàng No&PTNT Thanh Hóa là đơn vị hoạch toán phụ thuộc nên đối với một số chỉ tiêu quan trọng, tác giả không có điều kiện đề cập đến. Trong khuôn khổ luận văn, tác giả xin đề cập đến 2 nhóm chỉ tiêu sau:

a. Các chỉ tiêu đánh giá an toàn trong hoạt động huy động vốn

A1: Tỷ trọng nguồn vốn huy động (A1)

A1 = (Nguồn vốn huy động / Tổng nguồn vốn) x 100%

Ý nghĩa: Chỉ tiêu A1 xác định khả năng và quy mô huy động vốn từ nền kinh tế của NHTM.

A2: Cơ cấu nguồn vốn so với nhu cầu vay vốn của khách hàng (A2)

A2 = (Nguồn vốn huy động kỳ hạn i / Dư nợ cho vay kỳ hạn i) x 100%

Ý nghĩa: Chỉ tiêu A2 xác định mức độ chênh lệch giữa lượng tiền gửi và cho vay theo các kỳ hạn xác định. Chỉ tiêu này cho phép các NHTM hoạch định được chính sách huy động vốn và cho vay sao cho hiệu quả nhất và an toàn thanh khoản nhất cho ngân hàng.

b. Các chỉ tiêu đánh giá an toàn trong hoạt động cho vay

B1: Tỷ lệ dư nợ/Giá trị TSĐB (B1)

B1 = (Dư nợ cho vay / Giá trị tài sản bảo đảm) x 100%

Ý nghĩa: Chỉ tiêu B1 cho phép xác định mức độ bù đắp cuối cùng khi các khoản vay có rủi ro. Thông thường mức cho vay tối đa bằng 70% giá trị rài sản bảo đảm.

B2: Tỷ lệ nợ quá hạn (B2 )

B2 = (Dư nợ quá hạn / Tổng dư nợ) x 100%

Ý nghĩa : Chỉ tiêu B2 là chỉ tiêu quan trọng nhất, cho phép xác định chất lượng tín dụng của ngân hàng thường mại. Trong đó, nợ quá hạn được phân thành nhiều loại :

+ Tỷ lệ nợ quá hạn dưới 90 ngày.

+ Tỷ lệ nợ quá hạn từ 90 ngày đến dưới 180 ngày. + Tỷ lệ nợ quá hạn từ 180 ngày đến dưới 360 ngày. + Tỷ lệ nợ quá hạn trên 360 ngày.

B3. Khả năng chống đỡ rủi ro (B3)

B3 = (Tổng mức dự phòng rủi ro tín dụng / Nợ quá hạn) x 100%

Ý nghĩa: Đối với các khoản nợ quá hạn, ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro theo quy định. Chỉ tiêu B3 giúp các NHTM xác định được mức độ chống đỡ rủi ro của ngân hàng mình tại một thời điểm nhất định để từ đó có sự điều chỉnh hợp lý về mức dự phòng rủi ro, nếu dự phòng đã trích không đủ để bù đắp thì ngân hàng phải sử dụng lợi nhuận thu được trong kỳ của mình để trang trải.

Một phần của tài liệu 124 đảm bảo an toàn tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn thanh hóa thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w