5. Kết cấu luận văn
3.3. Kiến nghị
3.3.3. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Là thành viên trực thuộc Ngân hàng No&PTNT Việt Nam, hoạt động của Ngân hàng No&PTNT Thanh Hóa không thể tách rời hoạt động chung của toàn hệ thống. Vì vậy, để bảo đảm giữ vững thị phần hiện tại và không ngừng phát triển thị phần, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ đề nghị Ngân hàng No&PTNT Việt Nam sớm triển khai, hoàn thiện các quy chế, quy định sau:
- Hoàn thiện cơ chính chính sách khách hàng, bảo đảm cơ chế chính sách này là kim chỉ nam cho toàn bộ hoạt động dịch vụ của Ngân hàng No&PTNT, bảo đảm để Ngân hàng No&PTNT có thể phục vụ toàn bộ, xuyên suốt, trọn gói các nhu cầu của khách hàng, đặc biệt với nhóm khách hàng xếp loại VIP.
- Ngân hàng No&PTNT Việt Nam thoả thuận chỉnh sửa lại Hợp đồng với W.U để có thể ký thêm hợp đồng làm đại lý cho các Công ty kiều hối khác và dịch vụ giao tiền tận nhà, khắc phục tình trạng duy nhất một công ty W.U như hiện nay.
các dịch vụ chất lượng cao cho khách hàng đáp ứng nhu cầu thông tin quản lý cho các chi nhánh, nhanh chóng đưa ra thị trường các sản phẩm dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu thị trường, bảo đảm sản phẩm có tính cạnh tranh.
- NHNo Việt Nam cần phải xây dựng và phát triển thương hiệu - văn hóa kinh doanh, từng bước hình thành - phát triển - chọn lọc một hệ thống các giá trị kế thừa truyền thống văn hóa hơn 20 năm hoạt động.
- Ngân hàng No&PTNT Việt Nam sớm xây dựng một hệ thống các sản phẩm dịch vụ cho tất cả các hoạt động - lĩnh vực kinh doanh.
- Agribank Thanh Hoá có 11 huyện miền núi chiếm tới 40% doanh số hoạt động, môi trường kinh doanh hết sức khó khăn, nguồn thu chủ yếu từ hoạt động tín dụng, để bảo đảm đủ lương là hết sức khó khăn. Đề nghị Ngân hàng No&PTNT Việt Nam nghiên cứu điều chỉnh tăng đơn giá tiền lương cho Agribank Thanh Hoá.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong Chương III, tác giả đã cố gắng đưa ra các giải pháp mang tính thực tiễn cao để có thể áp dụng tại đơn vị nghiên cứu. Hệ thống giải pháp bao gồm các giải pháp về nhân sự, công tác quản lý, công tác tín dụng, và công tác marketing. Các giải pháp này mang ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong bối cảnh hiện nay khi Ngân hàng No&PTNT Thanh Hóa nói riêng và Ngân hàng No&PTNT Việt Nam nói chung đang trong lộ trình gia nhập vào môi trường kinh tế quốc tế, nơi các đối thủ cạnh tranh đã có lịch sử tài chính phát triển hàng trăm năm và trình độ công nghệ, quản lý đã đi trước chúng ta hàng chục năm.
Tác giả hy vọng với hệ thống giải pháp này, Ngân hàng No&PTNT Thanh Hóa có thể nghiên cứu áp dụng vào thực tiễn để cải thiện và nâng cao chất lượng Bảo đảm an toàn tín dụng trong hệ thống của mình.
KẾT LUẬN
Kinh tế Việt Nam đã chuyển sang nền kinh tế thị trường được hơn 20 năm - Hơn 20 năm đổi mới, các doanh nghiệp trong nước đã và đang dần tích lũy cho mình hành trang để bước vào chặng đường mới - Hội nhập quốc tế. Tuy nhiên các doanh nghiệp Nhà nước nói chung và các NHTM Nhà nước nói riêng vẫn chưa xây dựng được cho mình một phương pháp quản lý hiệu quả, phần lớn các hoạt động chủ yếu dựa trên các kế hoạch ngắn hạn mang tính tình thế, thiếu chủ động, các kinh nghiệm và sự đánh giá chủ quan của các cấp lãnh đạo mà chưa được nghiên cứu đánh giá đẩy đủ về môi trường kinh doanh, thị trường mục tiêu, cũng như nghiên cứu chưa đẩy đủ về nội lực bên trong một cách có hệ thống.
Tham gia vào nền kinh tế quốc tế, ngành Ngân hàng nói chung và Ngân hàng No&PTNT Thanh Hóa nói riêng đứng trước cơ hội lớn để hội nhập sâu rộng và mở rộng thị trường ra quốc tế, các hoạt động Tài chính - Ngân hàng, đang đứng trước sự cạnh tranh gay gắt bởi các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài, với năng lực lãnh đạo, năng lực tài chính và nền tảng công nghệ thông tin nổi trội. Để tồn tại và giành thắng lợi trong công cuộc cạnh tranh đòi hỏi Ngân hàng No&PTNT Thanh Hóa cần quan tâm nhiều hơn đến công tác bảo đảm an toàn tín dụng vì đây là hoạt động xương sống của mỗi ngân hàng. Đổi mới năng lực tư duy ý tưởng - phương pháp tiếp cận từng vấn đề từ nhận thức đến hành động. Và sống còn là chất lượng nguồn nhân lực, đội ngũ lãnh đạo các cấp bên cạnh việc nâng cấp, đầu tư công nghệ hiện đại đủ sức cạnh tranh.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về Đảm bảo an toàn tín dụng và thực tiễn tình hình đảm bảo an toàn tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Hóa, luận văn đã đưa ra được những đánh giá về những mặt làm được và những tồn tại, nguyên nhân của hạn chế để đưa ra được hệ thống giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bảo đảm an toàn tín
dụng. Nó sẽ giúp cho cán bộ công nhân viên trong chi nhánh nắm bắt được thời những hạn chế của bản thân, của hệ thống để có những bước phấn đấu hoàn thiện bản thân, các cấp quản lý có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn để có những điều chỉnh trong công tác quản lý giúp Ngân hàng No&PTNT Thanh Hóa tồn tại và phát triển bền vững, khẳng định là chi nhánh NHTM hàng đầu trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá ./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình tín dụng ngân hàng - Học viện ngân hàng - Nhà xuất bản Thống kê - 2010
2. Giáo trình Lý thuyết tiền tệ ngân hàng - Học viện ngân hàng - Nhà xuất bản Thống kê - 2005
3. Giáo trình Quản trị NHTM - Peter Rose - Nhà xuất bản Tài chính - 2004 4. Sổ tay tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam
5. Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Hóa các năm 2008, 2009, 2010, 2011.
6. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Hóa các năm 2008, 2009, 2010, 2011.
7. Cuốn lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh
8. Quyết định 1377/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 24/12/2007 về tổ chức hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam.
9. Quyết định 636/QĐ-HĐQT-XLRR ngày 22/6/2007 về phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý RRTD trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.
10.Quyết định 18/2007/QĐ - NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của TCTD ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ - NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Thống đốc NHNN Việt Nam
11.Quyết định số 493/2005/QĐ - NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Thống đốc về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của TCTD
12.Tạp chí ngân hàng
Số 23 tháng 12-2008 : Những rủi ro từ việc cầm cố sổ tiết kiệm trang 24 Số 6 - T3/2008: Phân tích tài chính doanh nghiệp - công cụ hữu ích để phòng
ngừa RRTD của ngân hàng trang 42
Số 5 - T3/2008: Xây dựng mô hình quản trị rủi ro từ những ứng dụng nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu trang 17
13.Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng:
Số 73/T6-2008 : Trích lập dự phòng RRTD của NHTM theo IAS39 trang 25 Số 63 / T8-2007 : Chính sách tín dụng của NHTM trang 19
14.Tạp chí công nghệ ngân hàng số 16/ T5-6/2007: Đạo đức kinh doanh ngân hàng trang 31
15. Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010 của Chính phủ 16. Thông tư 19/2010/TT-NHNN quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn
của TCTD
17.Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2011 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước quy định về các tỉ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động tổ chức tín dụng.