Đảm bảo an toàn trong hoạt động củaNgân hàng Nông nghiệp và Phát triển

Một phần của tài liệu 124 đảm bảo an toàn tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn thanh hóa thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 53 - 64)

5. Kết cấu luận văn

2.2. Thực trạng đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông

2.2.1. Đảm bảo an toàn trong hoạt động củaNgân hàng Nông nghiệp và Phát triển

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Hoá

Bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh được Ngân hàng No&PTNT Thanh Hoá đặc biệt quan tâm. Tất cả các khoản huy động, cho vay đều được tuân thủ theo đúng các quy định của NHNN và của NHNo Việt Nam. Việc bảo đảm an toàn trong hoạt động được thể hiện ở việc:

- Ngân hàng No&PTNT Thanh Hoá luôn bảo đảm tuân thủ nguyên tắc cho vay: Tuân thủ quy chế cho vay theo QĐ 1627/2001 QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 và quyết định 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 về sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định 1627 bảo đảm việc sử dụng tiền vay đúng mục đích, hiệu quả kinh tế, người vay trả nợ đúng hạn, đầy đủ cả gốc và lãi.

- Ngân hàng No&PTNT Thanh Hoá luôn thực hiện đúng các chính sách của Ngân hàng Nhà nước trong công tác huy động vốn và cho vay và thực hiện theo các chỉ tiêu kế hoạch của Ngân hàng NHNo&PTNT Việt Nam. Đặc biệt là những chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô thay đổi liên tục trong những năm nền kinh tế bị ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu (từ năm 2007 cho đến nay) của Đảng và Chính phủ.

- Ngân hàng No&PTNT Thanh Hoá luôn phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để thực hiện công tác cho vay như: Sở địa chính, công chứng Nhà nước, cục đăng ký quốc gia về giao dịch bảo đảm, Uỷ ban nhân dân các quận huyện, các cơ quan điều tra ... Điều này nhằm bảo đảm cho chất lượng cho vay của Ngân hàng được bảo đảm hơn, quá trình thu nợ, xử lý các vấn đề phát sinh được hiệu quả hơn.

- Trong những năm qua, Ngân hàng No&PTNT Thanh Hoá luôn chú trọng giữ uy tín của ngân hàng với những khách hàng, làm tốt công tác phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ.

Bên cạnh đó công tác chăm sóc khách hàng, tìm kiếm mở rộng khách hàng mới cũng được chú trọng nhiều hơn không chỉ ở phòng Marketing mà được phổ biến đến mọi cán bộ công nhân viên trong Ngân hàng.

Để cụ thể hơn về đảm bảm an toàn tín dụng tại Ngân hàng No&PTNT Thanh Hoá, chúng ta có thể xem xét một số chỉ tiêu sau:

2.2.1. Đảm bảo an toàn trong hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp vàPhát triển Nông thôn Thanh Hoá Phát triển Nông thôn Thanh Hoá

Bảng 2.7: Tỷ lệ an toàn trong hoạt động của Ngân hàng No&PTNT Thanh Hoá

No&PTNT Thanh Hoá, trước hết ta xem xét việc chấp hành các quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của Ngân hàng No&PTNT Thanh Hoá theo Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010, Thông tư 19/2010/TT-NHNN ngày 27/09/2010 và Thông tư 22/2011/TT-NHNN ngày 30/08/2011 về sửa đổi một số điều của Thông tư 13.

Các tỷ lệ an toàn vốn được Ngân hàng No&PTNT Thanh Hoá duy trì theo đúng quy định của NHNN và theo chỉ tiêu kế hoạch của NHNo Việt Nam giao.

2.2.1.1. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu

NHNN đã quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đối với các NHTM Việt Nam, điều này bảo đảm cho hoạt động của các NHTM hoạt động an toàn. Do là đơn vị hoạch toán phụ thuộc nên Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được tác giả trình bày để đánh giá là chỉ tiêu chung của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam được tính toán trên toàn hệ thống.

Qua bảng trên ta thấy, NHNo Việt Nam đã không đạt được tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định. Nguyên nhân của vấn đề này là do tỉ lệ nợ xấu trên toàn hệ thống khá cao. Năm 2008 và 2009, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được NHNN áp dụng là 8%, như vậy hai năm đầu nghiên cứu, NHNo Việt Nam vẫn chưa đạt được. Sang đến 01/01/2010, tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu được quy định tăng lên 9% theo Thông tư số 13/2010/TT-NHNN để phù hợp với Hiệp ước Basel. Tổng vốn cho vay không vượt quá 80% vốn huy động. Tuy nhiên, năm 2011 NHNo Việt Nam vẫn chưa đạt được tỉ lệ này.

Như vậy, theo tiến trình chuẩn bị cho quá trình hội nhập, NHNo Việt Nam vẫn chưa có được bước chuẩn bị chu đáo để bảo đảm cho mình và khách hàng của mình. NHNo Việt Nam cần có những phương pháp tích cực để cải thiện vấn đề này bằng cách giảm tỷ lệ nợ xấu và tăng thêm vốn.

2.2.1.2. Tỷ lệ về khả năng chi trả

Vấn đề bảo đảm khả năng chi trả, khả năng thanh toán luôn luôn được các Ngân hàng quan tâm và đặt lên hàng đầu vì đây là vấn đề quyết định vận mệnh đối với ngân hàng.

Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ khả năng chi trả giai đoạn 2008 - 2011

□ Tỷ lệ khả năng chi trả (lần)

Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh Ngân hàng No&PTNTThanh Hoá luôn bảo đảm khả năng chi trả, với tỷ lệ cao hơn nhiều so với quy định chung đặt ra. Trong giai đoạn 2008-2009 và những tháng đầu năm 2011, tình hình tài chính có nhiều biến động phức tạp, nguồn vốn cung trên thị trường liên ngân hàng có lúc trở nên khan hiếm, cạnh tranh trong lĩnh vực huy động vốn giữa các ngân hàng diễn ra gay gắt Ngân hàng No&PTNTThanh Hoá luôn đặt mục tiêu bảo đảm an toàn hoạt động và bảo đảm khả năng thanh toán lên hàng đầu, thực hiện chính sách lãi suất huy động linh hoạt, nhằm giữ khách hàng truyền thống và thu hút khách hàng mới, khách hàng tiềm năng và thực tế Ngân hàng No&PTNT Thanh Hoá là một trong các ngân hàng luôn luôn bảo đảm khả năng thanh khoản cao tại mọi thời điểm. Trong các năm từ 2008 đến năm 2011, tỷ lệ bảo đảm khả năng chi trả của Ngân hàng No&PTNT Thanh Hóa luôn gấp hơn 3 lần so với mức tiêu chuẩn. Đặc biệt trong năm 2011 tỉ lệ này gấp 4 lần mức tiêu chuẩn. Điều này giúp cho Ngân hàng No&PTNT Thanh Hóa luôn chủ động trong hoạt động kinh doanh, ứng phó với các diễn biến bất thường của nền kinh tế - xã hội, bảo đảm lòng tin với khách hàng.

2008 2009 2010 2011

Huy động vốn 5.673 6.071 7.318 8.419

- Tốc độ tăng 31% 7% 21% 15%

Dư nợ 6.501 7.432 8.747 9.899

- Tốc độ tăng 13% 14% 18% 13,2%

2.2.1.3. Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn

Về tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, qua các năm nghiên cứu, Ngân hàng No&PTNT Thanh Hóa luôn bảo đảm hoàn thành và vượt mức hoàn thành chỉ tiêu này.

Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng để cho vay trung, dài hạn tuy có tăng qua các thời kỳ do trong các năm Ngân hàng No&PTNTThanh Hoá đẩy mạnh cho vay trung, dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp và hộ sản xuất. Do vậy, để đáp ứng nhu cầu cho vay vốn trung, dài hạn của khách hàng, Ngân hàng No&PTNTThanh Hoá đã phải tăng tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn.

Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn

□ Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn

Cụ thể năm 2008 tỉ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn chỉ có 46% nhưng đến năm 2009 và 2010 là 69% và đến năm 2011 đã tăng lên đến 77%. Đây là tỉ lệ khá cao nhưng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, theo cơ chế điều hành kế hoạch của NHNo Việt Nam, việc sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn được cân đối chung toàn hệ thống , nằm trong chỉ tiêu kế hoạch NHNo Việt nam giao. Vì vậy mặc dù tỉ lệ này cao song đánh giá về mặt an toàn hoạt động tín dụng Ngân hàng No&PTNT Thanh Hóa đã hoàn thành tốt chỉ tiêu kế hoạch được giao, góp phần bảo đảm an toàn chung cho toàn hệ thống.

2.2.2. Đảm bảo an toàn trong hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Hoá

Để bảo đảm cho mức tăng trưởng tín dụng bền vững và an toàn thì Ngân hàng No&PTNT Thanh Hoá phải bảo đảm được mức tăng trưởng huy động vốn như cơ cấu huy động ở mức hợp lý, an toàn và đúng kế hoạch. Việc cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn giữa các tổ chức tín dụng trong năm 2008 và năm 2009 diễn ra khá gay gắt. Các ngân hàng chạy đua tăng lãi suất để huy động vốn. Bên cạnh đó,sự phát triển mạnh mẽ của các kênh đầu tư hấp dẫn khác như: Chứng khoán, bất động sản, vàng, đô la Mỹ thu hút một nguồn vốn rất lớn từ dân cư, các doanh nghiệp đã ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ tăng trưởng huy động vốn NHNo Thanh Hoá. Đặc biệt là NHNo Thanh Hoá đã huy động được một khối lượng tiền gửi tiết kiệm dự thưởng với lãi suất hợp lý với kỳ hạn 7 và 13 tháng không được rút trước hạn (thấp hơn rất nhiều so với những tháng đầu năm 2008, do phải thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, linh hoạt để kiềm chế lạm phát). Khối lượng nguồn vốn với lãi suất đầu vào thấp này được duy trì hầu như suốt cả năm 2008 đã góp phần quan trọng làm giảm lãi suất bình quân đầu vào, tăng lợi nhuận.

Năm 2008, nguồn vốn huy động tiếp tục tăng trưởng mạnh, tốc độ tăng 31% và đạt 107% kế hoạch. Công tác huy động vốn đạt kết quả khá so với kế hoạch đề ra và so với những năm trước.

Bảng 2.8: Tốc độ tăng trưởng huy động vốn so với tốc độ tăng trưởng tín dụng

Tốc độ tăng trưởng vốn huy động bình quân năm tương xứng với tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân năm. Riêng năm 2008- 2009, một mặt bị chi phối trực tiếp bởi chính sách tiền tệ chặt chẽ, linh hoạt của NHNN, mặt khác do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, Ngân hàng No&PTNT Thanh Hoá đã phải đưa ra các biện pháp để bảo đảm ổn định nguồn vốn huy động nên nguồn vốn huy động tại chi nhánh gặp khó khăn, trong khi nhu cầu tăng trưởng dư nợ vẫn cao.

Năm 2010, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn đạt 21% trong khi tốc độ tăng trưởng dư nợ đạt 18% bảo đảm tính chủ động trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng No&PTNT Thanh Hoá.

Sang năm 2011, lạm phát và chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng cao 8 tháng đầu năm, các NHTMCP liên tục đua nhau lách trần lãi suất huy động theo chỉ thị 02/CT-NHNN ngày 03/3/2011 của Thống đốc NHNN Việt Nam nên có ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình huy động vốn của chi nhánh. Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo của Ban giám đốc cũng như các biện pháp huy động vốn linh hoạt trong từng thời điểm mà hoạt động huy động vốn của Ngân hàng No&PTNT Thanh Hoá vẫn đạt được kết quả khả quan. Tính đến 2011, nguồn vốn huy động đạt 8.419 tỷ đồng, tăng 1.101 tỷ đồng, tốc độ tăng 15% so với 31/12/2010.

Cơ cấu nguồn vốn huy động được cải thiện đáng kể theo hướng ổn định: Tốc độ tăng nguồn tiền gửi từ khu vực dân cư tăng nhanh hơn tốc độ tăng tổng nguồn vốn huy động hàng năm tạo nên thế chủ động trong đầu tư tín dụng của chi nhánh. Các sản phẩm huy động vốn mới được chi nhánh triển khai kịp thời có hiệu quả. Thu hút được nhiều khách hàng có tiền gửi bằng nhiều biện pháp linh hoạt, đa dạng, phong phú.

Đối với hoạt động tín dụng: do hoạt động kinh doanh của hệ thống Ngân hàng No&PTNT Việt Nam gặp nhiều khó khăn nên ngay từ đầu năm chi nhánh chủ trương hạn chế tăng trưởng tín dụng, tập trung ổn định chất lượng. Tính đến thời điểm 2011 chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Thanh Hoá có tốc độ tăng trưởng dư nợ là 13.2% so với 31/12/2010, tăng về số tuyệt đối là 1.152 tỷ, đáp ứng được một phần nhu cầu khách hàng vay vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.

Vốn đầu tư tín dụng từ Ngân hàng No&PTNT Thanh Hoá trong những năm qua tập trung ưu tiên mở rộng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân (thường xuyên chiếm tỷ trọng trên 70% tổng dư nợ) nhằm thực hiện tốt Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010 của Chính phủ “Về chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp - nông thôn"”;

trước đây là QĐ 67/1999/QĐ-TTG ngày 31/03/1999 của Thủ tướng Chính phủ “Về chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp - nông thôn” được Nghị quyết số 26 -NQ/TW ngày 05/08/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 (khoá X) “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” tiếp tục đóng vai trò chủ đạo - chủ lực trong việc đầu tư vốn góp phần đắc lực phục vụ chương trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp - nông thôn trên địa bàn; mở rộng cho vay đối với khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh có hiệu quả; giảm khách hàng là các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hộ SXKD hoạt động kém hiệu quả.

Tỷ trọng dư nợ có tài sản bảo đảm trong giai đoạn này thường xuyên ở mức từ 51% đến 53% tổng dư nợ (Do đặc thù Ngân hàng No&PTNT vừa phục vụ chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn, vừa kinh doanh nên dư nợ không có tài sản bảo đảm chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ).

Năm Chỉ tiêu________ 2008 2009 2010 2011 A. Nguồn vốn huy động 5.673 6.071 7.318 8.419 NV ngăn hạn_______________ 4.255 5.160 6.220 7.118 NV trung, dài hạn (NV TDH)~ 1.418 911 1.098 1.301 B. Dư nợ tín dụng__________ 6.501 7.432 8.747 9.416 Cho vay ngắn hạn___________ 3.868 4.480 5.255 5.994 Cho vay trung, dài hạn_______ 2.633 2.952 3.492 3.905

Tỷ trọng cho vay hộ gia đình, cá nhân giảm xuống 67,4% năm 2009 so với mức trên 70% các năm trước, tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng từ 23,3% lên 31,6%, tỷ trọng cho vay doanh nghiệp nhà nước giảm từ 5% xuống còn 1% tổng dư nợ; tỷ trọng dư nợ trung dài hạn thường xuyên biến động ở mức từ 39% đến 41%. Cơ cấu dư nợ đã được điều chỉnh cơ bản phù hợp với định hướng phát triển. Chi nhánh cũng tích cực triển khai các sản phẩm cho vay tiêu dùng, hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu để tăng nguồn thu dịch vụ, cho vay xuất khẩu lao động để tăng nguồn thu ngoại tệ...

Có thể đánh giá việc bảo đảm an toàn trong khâu huy động vốn tại Ngân hàng No&PTNT Thanh Hoá thông qua một số chỉ tiêu trong bảng dưới đây.

Thứ nhất, Chỉ tiêu NV ngắn hạn/NV huy động và NV trung, dài hạn/NV huy động cho thấy tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn bình quân từ 2008 đến nay đều chiếm trên 75% nguồn vốn huy động, năm 2009 và 2011 là 85%. Lý giải cho tình trạng trên là do nền kinh tế có mức lạm phát cao, tác động tâm lý của khách hàng, vì vậy khách hàng luôn lựa chọn kỳ hạn gửi ngắn để chủ động hơn với nguồn tiền của mình. Tương ứng với đó là nguồn huy động trung và dài hạn giảm dần theo các năm. Tuy nhiên, nhìn chung tỷ lệ này ở mức hợp lý, NHNo Thanh Hoá vẫn bảo đảm được phí huy động vốn thấp và không phải chịu áp lực về thanh khoản, do tỷ lệ nguồn huy động ngắn hạn được tập trung chủ yếu cho cho vay ngắn hạn. Tuy nhiên, do chỉ một phần nguồn ngắn hạn được cho vay thỏa mãn nhu cầu tín dụng trung và dài hạn nên về lâu dài điều này sẽ gây nên việc khan hiếm vốn cho vay trung và dài hạn.

Bảng 2.9: Một số chỉ tiêu đánh giá bảo đảm an toàn trong huy động vốn tại Ngân hàng No&PTNT Thanh Hoá

Tổng số nợ xấu_________ 70 104 105 104

Tổng trích dự phòng rủi 99 52 34,7 30,5

_________________Các chỉ tiêu bảo đảm an toàn cho vay_________________

Tỷ lệ dư nợ có TSĐB/ 52,7% 53% 53,4% 55%

Một phần của tài liệu 124 đảm bảo an toàn tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn thanh hóa thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 53 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w